zalo
Khuyến cáo của WHO về nuôi con bằng sữa mẹ mới nhất hiện nay
Giai đoạn hậu sản

Khuyến cáo của WHO về nuôi con bằng sữa mẹ mới nhất hiện nay

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

30/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khuyến cáo của WHO về nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp cho chúng ta rất nhiều kiến thức quan trọng. Trong bài viết này, Monkey sẽ bật mí cho mẹ về những nội dung, thông tin chi tiết trong khuyến cáo của WHO. Để nuôi con khỏe mạnh, phát triển tốt bằng sữa mẹ, các mẹ bỉm tuyệt đối đừng bỏ qua nhé. 

Khuyến cáo của WHO về nuôi con bằng sữa mẹ

“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” có lẽ là câu nói in sâu vào tiềm thức của mỗi chúng ta. Nó cho thấy tầm quan trọng và vai trò cực kỳ to lớn của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Theo WHO, việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời có thể giảm thiểu tới 45% số ca tử vong ở trẻ. Do đó, WHO và UNICEF đã nhiều lần nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ. 

Nội dung khuyến cáo của WHO về nuôi con bằng sữa mẹ gồm có: 

  • Cho con bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh

  • Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

  • Cho bé ăn bổ sung thực phẩm sau 6 tháng kết hợp bú sữa mẹ cho đến đến 2 tuổi

Cho con bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh

Cho con bú sớm trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau sinh sẽ giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, việc làm này còn sớm tạo sợi dây liên kết giữa mẹ và bé, kích thích mẹ tiết sữa sớm hơn. Đối với mẹ, việc cho trẻ bú sớm giúp tử cung nhanh hồi hơn, ngăn ngừa nguy cơ băng huyết sau sinh hiệu quả. 

Nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1h trước khi sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp trẻ hấp thụ được đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết. Nhờ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai,...  

Sữa mẹ gần như đáp ứng được nhu cầu ăn uống của trẻ trong 6 tháng đầu đời mà không cần bổ sung thêm bất cứ thứ gì, bao gồm cả nước. Vì thế, mẹ hãy cho trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. 

Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho trẻ ăn dặm kết hợp bú sữa mẹ từ 6 đến 24 tháng

Sau 6 tháng là thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm. Lúc này, mẹ nên tập cho trẻ ăn từ lỏng tới đặc để trẻ làm quen dần với thức ăn. Lưu ý, chỉ ăn thức ăn lòng trong khoảng 2 đến 3 ngày đầu tiên. 

Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé bằng việc uống sữa công thức. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng, kháng thể tuyệt vời không thể thiếu đối với trẻ trong giai đoạn này. 

Cho trẻ ăn dặm kết hợp bú sữa mẹ từ 6 đến 24 tháng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

10 Bước nuôi con bằng sữa mẹ theo khuyến cáo của WHO

Ngoài những nội dung chính trong khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ, WHO cũng đã đưa ra hướng dẫn 10 bước thực hiện giúp việc nuôi con bằng sữa mẹ dễ dàng hơn. Mẹ hãy tham khảo nội dung 10 bước sau nhé.

Cách chính sách của bệnh viện

Bệnh viện hỗ trợ sản phụ cho con bú sữa mẹ bằng cách: 

  • Không tiếp thị sữa công thức, bình sữa và núm vú giả

  • Đề ra thực hành chuẩn nuôi con bằng sữa mẹ

  • Theo dõi việc nuôi con bằng sữa mẹ

Bước 1 - Hướng dẫn thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Suckhoedoisong.vn)

Năng lượng cán bộ Y tế

Bệnh viện hỗ trợ sản phụ cho con bú bằng cách

  • Đào tạo nhân viên y tế về hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ 

  • Đánh giá kiến thức và kỹ năng của nhân viên y tế 

Bước 2 - Hướng dẫn thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Suckhoedoisong.vn)

Chăm sóc phụ nữ có thai

Bệnh viện hỗ trợ sản phụ cho con bú bằng cách

  • Trao đổi với phụ nữ có thai về tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh và bà mẹ. 

  • Hướng dẫn phụ nữ có thai cách cho con bú. 

Bước 3 - Hướng dẫn thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Suckhoedoisong.vn)

Chăm sóc ngay sau khi sinh

Bệnh viện hỗ trợ sản phụ cho con bú bằng cách

  • Khuyến khích da kề da giữa mẹ và bé sau sinh. 

  • Giúp đặt trẻ sơ sinh vào vú mẹ khi trẻ có dấu hiệu đòi bú. 

Bước 4 - Hướng dẫn thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Suckhoedoisong.vn)

Hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ

Bệnh viện hỗ trợ sản phụ cho con bú bằng cách

  • Kiểm tra tư thế đặt trẻ khi bú, cách ngậm và cách ngậm bắt vú và cách bú mẹ. 

  • Hỗ trợ thực hành cho con bú.

  • Giúp các bà mẹ xử lý vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ.

Bước 5 - Hướng dẫn thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Suckhoedoisong.vn)

Không cho trẻ sơ sinh uống gì ngoài sữa mẹ

Bệnh viện hỗ trợ sản phụ cho con bú bằng cách 

  • Không cho trẻ sơ sinh uống gì ngoài sữa mẹ, ngoại trừ khi có các chỉ định y tế. 

  • Ưu tiên dùng sữa mẹ được hiến tặng khi cần. 

  • Giúp các bà mẹ muốn dùng sữa công thức cách nuôi con bằng sữa công thức an toàn

Bước 6 - Hướng dẫn thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Suckhoedoisong.vn)

Không cách ly sản phụ và trẻ sơ sinh

Bệnh viện hỗ trợ sản phụ cho con bú bằng cách

  • Đảm bảo bà mẹ và trẻ sơ sinh được ở chung phòng với nhau cả ngày lẫn đêm

  • Đảm bảo bà mẹ được ở gần trẻ sơ sinh bị ốm. 

Bước 7 - Hướng dẫn thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Suckhoedoisong.vn)

Đáp ứng với nhu cầu bú mẹ

Bệnh viện hỗ trợ sản phụ cho con bú bằng cách

  • Giúp các mẹ nhận biết khi nào trẻ bị đói

  • Không hạn chế số lần cho con bú

Bước 8 - Hướng dẫn thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Suckhoedoisong.vn)

Bình bú, núm vú giả

Bệnh viện hỗ trợ sản phụ cho con bú bằng cách

  • Tư vấn cho các bà mẹ về việc sử dụng và nguy cơ của việc cho trẻ bú bình và núm vú giả. 

Bước 9 - Hướng dẫn thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Suckhoedoisong.vn)

Khi ra viện

Bệnh viện hỗ trợ sản phụ cho con bú bằng cách

  • Giới thiệu, hướng dẫn cho bà mẹ tiếp xúc với nhóm hỗ trợ tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ trong cộng đồng. 

  • Cộng tác với các nhóm trong cộng đồng để cải thiện các dịch vụ hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ. 

Bước 10 - Hướng dẫn thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Suckhoedoisong.vn)

Nuôi con bằng sữa mẹ sau 6 tháng theo khuyến cáo WHO

Sau 6 tháng tuổi, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của trẻ sẽ vượt quá khả năng cung cấp của sữa mẹ. Vì vậy, thời gian này cực kỳ phù hợp để trẻ bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cần thiết thông qua thức ăn. Các nguyên tắc hướng dẫn để cho trẻ ăn bổ sung phù hợp là:

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ thường xuyên, theo yêu cầu cho đến khi trẻ được 2 tuổi trở lên.

  • Tiến hành cho trẻ ăn một cách đáp ứng (khuyến khích và hỗ trợ trẻ ăn dặm, không quát mắng và thúc ép trẻ ăn).

  • Đảm bảo tốt vệ sinh và xử lý thực phẩm đúng cách, an toàn. 

  • Tăng dần lượng thức ăn cho trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. 

  • Điều chỉnh thức ăn cho trẻ từ lỏng cho đến đặc (rắn). Nên cho trẻ thử đồ ăn lỏng trong 2 đến 3 ngày đầu. Sau đó chuyển dần thành đồ ăn rắn, tập cho trẻ ăn thô tốt nhất. 

  • Tăng số lần cho trẻ ăn: 2–3 bữa mỗi ngày cho trẻ 6–8 tháng tuổi và 3–4 bữa mỗi ngày cho trẻ 9–23 tháng tuổi. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm từ 1–2 bữa phụ bổ sung theo yêu cầu. 

  • Sử dụng thức ăn bổ sung tăng cường hoặc bổ sung vitamin, khoáng chất khi cần thiết. 

  • Trong thời gian trẻ bị bệnh, hãy tăng lượng nước uống cho trẻ bằng cách cho bú nhiều hơn, bổ sung thêm nước và thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu. 

Khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp ăn dặm sau 6 tháng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ 

Trên thực tế, nuôi trẻ bằng sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với cả mẹ và bé. Hãy cùng Monkey điểm qua một số lợi ích tuyệt vời này nhé. 

Đối với em bé

  • Cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé phát triển toàn diện

  • Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng

  • Tốt cho sự phát triển trí não

  • An toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ

  • Gắn kết tình cảm mẹ con

Đối với mẹ

  • Giúp giảm cân sau sinh

  • Cải thiện tâm lý sau sinh

  • Giảm nguy cơ băng huyết sau sinh

  • Tiết kiệm chi phí

  • Nâng cao sức khỏe

Trên đây là những thông tin chi tiết về khuyến cáo của WHO về nuôi con bằng sữa mẹ. Mong rằng với những thông tin, kiến thức trên, mẹ sẽ hiểu đúng, rõ về tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Đồng thời qua đó biết cách nuôi dưỡng và bảo vệ nguồn sữa chất lượng, tốt nhất cho con.

Infant and young child feeding - Truy cập ngày 27/7/2022

https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/infant-and-young-child-feeding

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!