Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở nhiệt độ phòng, ngăn mát, ngăn đông?
Giai đoạn hậu sản

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở nhiệt độ phòng, ngăn mát, ngăn đông?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

13/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Vắt sữa mẹ cho trẻ bú sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng tắc sữa và chăm sóc trẻ tốt hơn khi mẹ đi làm. Vậy sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở nhiệt độ phòng, ngăn mát, ngăn đá tủ lạnh?  Các dấu hiệu nhận biết sữa hỏng là gì? Làm cách nào để bảo quản sữa giữ được chất lượng  tốt nhất? Để trả lời những câu hỏi trên, các mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? 

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất bổ dưỡng và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong sữa có chứa rất nhiều loại đường bao gồm các dạng đường đơn và đường đôi. Các loại đường trong sữa giúp trẻ dễ hấp thu hơn nhưng cũng rất dễ bị lên men, biến chất và khiến sữa bị hỏng.

Để bảo quản sữa tốt hơn các mẹ có thể tham khảo các mốc thời gian bảo quản sữa ở từng điều kiện môi trường khác ngay dưới đây.

Sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng được bao lâu? 

Theo khuyến cáo của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh CDC, WHO sữa mẹ nên bảo quản ở 25 độ hoặc thấp hơn trong vòng tối đa 6 giờ ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất thì các mẹ vẫn nên cho trẻ sử dụng trong vòng 4 giờ. Nếu trong điều kiện trên 26 độ C thì sữa chỉ có thể bảo quản trong vòng 1-2 giờ. 

Lưu ý khi để sữa ở ngoài: Các mẹ nên để sữa ở nơi thoáng mát, tránh để nơi có nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Đồng thời, các mẹ nên đậy kín nắp bình để ngăn chặn các loại côn trùng, bụi bẩn bám vào sữa của trẻ.

Sữa mẹ ở nhiệt độ phòng có thể bảo quản tối đa từ 1-2 giờ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sữa mẹ để ở ngăn mát tủ lạnh được bao lâu? 

Sữa sau khi vắt ra nếu không cho trẻ bú ngay mẹ có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh thấp hơn 4 độ C trong vòng  3-4 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa  tốt nhất, các mẹ nên cho trẻ sử dụng sớm trong 2 ngày đầu. 

Lưu ý khi để sữa ở ngăn mát tủ lạnh: Sữa cần được đựng và đậy kín trong bình hoặc túi chuyên dụng trước khi cho vào tủ lạnh. Đồng thời các mẹ nên cho trẻ sử dụng sớm để tránh để lâu sữa không còn đảm bảo được chất lượng.

Sữa mẹ vắt ra trữ đông được bao lâu?

Nếu sử dụng tủ đông chuyên dụng bảo quản ở nhiệt độ -18 độ thì sữa có thể trữ đông được tối đa 12 tháng. Tuy vậy, các chuyên gia vẫn khuyến khích mẹ sử dụng trong 6 tháng để đảm bảo được chất dinh dưỡng trong sữa được tốt nhất cho trẻ.

Lưu ý khi trữ đông sữa: Khi vắt sữa các mẹ nên chia nhỏ thành từng bình và từng túi nhỏ để sử dụng đủ cho trẻ trong từng bữa bú. Trên các bình và túi nên có nhãn dán để theo dõi và sử dụng sữa tốt hơn. Đồng thời, mẹ tuyệt đối không trữ sữa quá đầy, sẽ khiến sữa bị tràn ra ngoài trong quá trình trữ đông. 

Thời gian bảo quản sữa mẹ trong tủ đông tốt nhất là 6 tháng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách để sữa mẹ giữ chất lượng lâu nhất

Muốn sữa mẹ giữ được chất lượng lâu thì các mẹ cần phải chú ý từ những bước đầu tiên như vắt sữa, vệ sinh dụng cụ đến bảo quản. Thực hiện nghiêm ngặt quá trình này sẽ ngăn cản được sự xâm nhập của vi khuẩn và giúp sữa trữ được lâu hơn.

Vắt sữa đúng cách

Trước khi vắt sữa các mẹ cần phải rửa tay thật kỹ bằng xà phòng hoặc sát khuẩn bằng cồn và vệ sinh bầu sữa thật sạch. Trong quá trình vắt nên chia sữa thành những bình nhỏ đủ cho mỗi bữa bú của trẻ để tránh lãng phí.

Sữa mẹ sau khi được vắt ra cần phải được làm lạnh ngay đồng thời các mẹ không nên vì sợ lãng phí mà trữ đông lại phần sữa trẻ uống dư. Sữa mới vắt cũng không nên hòa chung với sữa trữ đông để tránh ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản.

Vệ sinh dụng cụ vắt và trữ sữa đúng cách

Các mẹ có thể vắt sữa bằng tay hoặc máy hút sữa, nếu sử dụng máy cần phải kiểm tra máy, vệ sinh và khử trùng trước khi sử dụng để tránh sữa bị nhiễm khuẩn. Sữa sau khi được vắt ra sẽ được đựng trong túi sữa mẹ chuyên dụng hoặc bình sạch có nắp đậy kín làm bằng nhựa hoặc thủy tinh để lưu trữ sữa. 

Bình và túi trữ sữa mẹ nên hạn chế các loại nhựa tái chế số 7 có chứa BPA hoặc các loại chai, bình, túi nhựa dùng một lần. Điều này sẽ bảo quản sữa tốt hơn và không bị biến đổi mùi vị.

Các mẹ nên vệ sinh và khử trùng thật kỹ dụng cụ vắt và dự trữ sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo quản đúng cách

Sữa mẹ sau khi vắt sẽ được chia thành nhiều bình dự trữ trong tủ lạnh để dùng dần. Vì thế các mẹ nên dán nhãn cho mỗi bình sữa để dễ theo dõi tình trạng và thời gian sử dụng của sữa. Các thông tin cần ghi trên nhãn dán bao gồm số ml sữa trong bình, ngày vắt, số thứ tự khi sử dụng,...

Ở các điều kiện môi trường khác nhau sữa sẽ có nhiệt độ và thời gian bảo quản khác nhau. Do đó, các mẹ nên chú để nắm rõ để quản bảo và giữ được chất lượng sữa tốt hơn.

Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng hay chưa?

Sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi thức ăn, các thuốc mẹ sử dụng dẫn đến mùi vị sữa cũng bị ảnh hưởng theo. Điều này khiến các mẹ gặp khó khăn khi nhận biết sữa mẹ có bị hỏng hay không. Dưới đây là một số cách nhận biết các mẹ có thể áp dụng để nhận biết tình trạng của sữa rõ hơn.

Nhận biết bằng mùi

Sữa mẹ nếu được bảo quản đúng cách sẽ có mùi rất dễ chịu. Tuy nhiên, nếu sau khi rã đông mà sữa có mùi hôi tanh, vị chua thì chứng tỏ sữa đã bị hỏng và không thể tiếp tục cho trẻ bú.

Cách nhận biết sữa dựa vào khứu giác này không phải lúc nào cũng chính xác hoàn toàn. Bởi vì chế độ ăn uống và các loại thuốc mẹ dùng cũng có thể làm sữa có mùi vị lạ. Trong trường hợp này sữa vẫn an toàn, mẹ vẫn có thể cho trẻ bú nếu trẻ không cảm giác khó chịu.

Để nhận biết sữa hỏng trong trường hợp sữa có mùi lạ chính xác các mẹ có thể dùng một ít sữa và trữ đông trong khoảng 4-6 ngày. Sau đó, đem sữa ra đông và kiểm tra thử bởi vì trong thời gian bảo quản ngắn thì sữa sẽ không thể bị hỏng. Trường hợp nếu sữa đã rã đông vẫn có mùi lạ thường xuyên thì nguyên nhân chính đó là sữa bị ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của mẹ.

Xem thêm: Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu? Hướng dẫn bảo quản đúng cách

Mẹ bỉm có thể nhận biết sữa hỏng bằng mùi vị khác lạ của sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhận biết bằng màu sắc

Tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng và thời gian sữa mẹ sẽ có những màu sắc khác nhau. Tuy nhiên màu sắc phổ biến của sữa mẹ là màu vàng nhạt và trắng ngà. Trong thời gian bảo quản nếu bị vi khuẩn xâm nhập thì sữa mẹ có thể bị biến đổi màu sắc. Nó có thể chuyển thành màu xanh, vàng và nổi váng không tan. Đây là dấu hiệu cho thấy sữa mẹ đã bị hỏng, không nên cho trẻ sử dụng. 

Nhận biết bằng vị

Trong thời gian bảo quản, nếu vi khuẩn có thể xâm nhập vào thông qua quá trình vắt sữa chúng sẽ dùng nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ để sinh sôi và phát triển. Hoạt động sống của vi khuẩn trong sữa sẽ khiến sữa mẹ có mùi vị lạ.

Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng nhanh nhất và đơn giản nhất là nếm thử. Thông thường sữa mẹ sẽ có mùi vị dễ chịu, béo tự nhiên, có vị ngọt và pha một chút vị mặn. Nếu mẹ nếm sữa và nhận thấy các vị khác lạ như tanh, hôi, chua thì sữa đã hỏng và không nên cho trẻ bú.

Nếm thử là cách nhận biết sữa hỏng nhanh và đơn giản nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc của các mẹ xung quanh vấn đề sữa mẹ vắt ra để được bao lâu. Việc bảo quản sữa là vô cùng quan trọng để giữ được những giá trị dinh dưỡng bổ dưỡng cho trẻ. Đồng thời các mẹ cũng nên quan sát và kiểm tra tình trạng của sữa trước khi cho trẻ uống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ biết thêm nhiều cách bảo quản sữa hiệu quả cho “bé con” nhà mình.

Expressing and storing breast milk - Truy cập ngày 13/9/2022

https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/expressing-breast-milk/

Proper Storage and Preparation of Breast Milk - Truy cập ngày 13/9/2022

https://www.cdc.gov/breastfeeding/recommendations/handling_breastmilk.htm

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online