Sữa mẹ màu vàng là hiện tượng thường thấy trong phần sữa non chảy ra đầu tiên khi mẹ hút sữa. Theo nhiều chuyên gia, sở dĩ sữa có màu vàng là do bên trong nó có chứa nhiều beta Carotene. Để tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng sữa mẹ có màu vàng, hãy tham khảo bài viết dưới đây mẹ nhé.
Sữa mẹ màu vàng có bình thường không?
Có thể mẹ chưa biết, sữa mẹ được chia thành 3 dạng chủ yếu. Nó bao gồm: Sữa non, sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành. Mỗi dạng sữa sẽ chứa thành phần dinh dưỡng khác nhau, tạo nên những đặc điểm nhận dạng riêng biệt.
Trong đó sữa non thường có MÀU VÀNG NHẠT, và đặc hơn hai dạng sữa còn lại. Do đó, nếu mẹ thấy sữa mẹ màu vàng thì đây là hiện tượng hoàn toàn BÌNH THƯỜNG, không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Không những vậy, thành phần dinh dưỡng trong sữa non cực kỳ phong phú, đa dạng, tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Theo các chuyên gia, trong sữa non có chứa thành phần beta-carotene nhiều gấp 10 lần so với sữa trưởng thành. Đây là nguyên nhân khiến sữa có màu vàng nhạt làm nhiều mẹ hoang mang. Ngoài ra, trong sữa non còn chứa nhiều kháng thể như IgA có tác dụng chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
Theo báo cáo dinh dưỡng, trong 100ml sữa non sẽ chứa những thành phần dinh dưỡng sau:
-
Calo (năng lượng): 58
-
Carbohydrate: 5.4g
-
Chất béo: 3g
-
Protein: 3.7g
Xem thêm: Sữa mẹ có màu gì?
Có nên cho trẻ uống sữa mẹ màu vàng?
Khi thấy sữa có màu vàng, chắc hẳn nhiều mẹ lo lắng có nên cho trẻ bú hay không. Câu trả lời là CÓ mẹ nhé.
Như đã nói ở trên, trong sữa non chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao, tốt cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là kháng thể. Đây là những dưỡng chất quan trọng giúp trẻ chống lại bệnh tật. Vậy nên, mẹ hãy yên tâm cho con uống sữa non ngay cả khi có màu vàng nhé.
Thành phần dinh dưỡng có trong sữa non màu vàng
-
Protein: Protein là thành phần quan trọng nhất trong sữa non. Hàm lượng Protein trong sữa non nhiều gấp 5 lần so với sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành. Nó có vai trò tăng cường khả năng miễn dịch ở trẻ trong giai đoạn đầu đời.
-
Sữa non chứa nhiều globulin miễn dịch, lactoferrin: Tăng sức đề kháng, hỗ trợ trẻ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.
-
Vitamin : vitamin A, E, B2, B3, K. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và tiền chất beta carotene trong sữa non nhiều gấp 10 lần so với sữa trưởng thành.
-
Lactose: Giúp trẻ dễ hấp thu và tiêu thụ các chất dinh dưỡng.
-
Kháng thể: Trong sữa non chứa nhiều loại kháng thể như IgA, IgF, IgG có khả năng miễn dịch và chống các loại bệnh khác nhau.
Lợi ích khi cho trẻ uống sữa non
Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn có nên cho trẻ uống sữa non hay không, hãy tham khảo những lợi ích tuyệt vời khi uống sữa non dưới đây nhé.
-
Sữa non kích thích não bộ phát triển toàn diện
Trong sữa non có chứa thành phần Ganglioside - đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, Ganglioside giúp duy trì sự ổn định của hệ thần kinh, tốt cho sự phát triển trí não, giúp phát triển toàn diện hơn.
-
Sữa non hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ
Một lợi ích không thể bỏ qua khi trẻ được uống sữa non chính là hỗ trợ hệ tiêu hóa cực kỳ tốt. Trong sữa non chứa thành phần lactose hay enzyme với tác dụng đào thải bilirubin dư thừa, cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ.
-
Sữa non giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Trong sữa non có sữa thành phần kháng thể IgA, IgF, IgG giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh, các loại vi rút, bệnh mãn tính. Vậy nên, uống sữa non sẽ bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh tốt hơn.
Một số màu sắc khác của sữa mẹ
Ngoài sữa non có màu vàng nhạt, sữa mẹ còn có thể có một số màu như sau:
-
Sữa có màu trắng đục: Nếu thấy sữa mẹ có màu trắng đục, có nghĩa đây là sữa chuyển tiếp. Theo chuyên gia sữa mẹ, sữa chuyển tiếp thường có màu trắng đục giống nước vo gạo.
-
Sữa mẹ có màu xanh hoặc vàng nhẹ: Khi thấy sữa mẹ có màu xanh hoặc vàng rất nhẹ thì đây là sữa trưởng thành. Nó được chia thành sữa đầu (thường có màu trong, hơi xanh nhẹ) và sữa cuối (Thường có màu trắng đục hoặc hơi vàng).
-
Sữa mẹ có màu xanh đậm: Sữa mẹ có màu xanh đậm thường do ảnh hưởng từ chế độ ăn. Khi mẹ ăn một số loại rau như chân vịt, bina,.. có thể tạo thành màu xanh đậm.
-
Sữa mẹ có màu hồng/cam/đỏ: Tương tự với màu xanh đậm, sữa mẹ có màu cam hoặc hồng nhẹ cũng do ảnh hưởng của chế độ ăn. Nó thường do mẹ ăn cà rốt hoặc củ dền, tạo ra màu đậm.
-
Sữa mẹ có màu nâu: Sữa mẹ có màu nâu hoặc đỏ đậm thường do sữa bị dính máu. Đây là hội chứng căng mạch máu, hay còn có tên khoa học là Rusty Pipe Syndrome. Hội chứng này xảy ra khi cá mạch máu trong vú quá căng, khiến máu bị tiết ngược vào sữa. Theo bác sĩ, triệu chứng này không quá nguy hiểm và có thể tự hết sau vài ngày nhờ sự điều chỉnh của cơ thể.
-
Sữa mẹ có màu đen: Theo bác sĩ, sữa mẹ nếu có màu đen là do ảnh hưởng khi mẹ uống thuốc. Lúc này, mẹ không nên cho trẻ ti phần sữa màu đen mà hãy hút hết ra ngoài.
Cách tăng chất lượng sữa mẹ hiệu quả nhất
Có nhiều cách khác nhau để tăng chất lượng sữa mẹ. Dưới đây là một số cách phổ biến, dễ thực hiện ngay tại nhà mẹ có thể tham khảo.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Sau khi sinh, sức khỏe của chị em phụ nữ thường giảm sút đáng kể. Vậy nên để nhanh hồi phục sức khỏe và tăng chất lượng sữa, một chế độ dinh dưỡng khoa học là cực kỳ cần thiết.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, để tăng chất lượng mẹ, mẹ bỉm sữa nên ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, chất xơ.
Cụ thể, những dưỡng chất này thường có nhiều trong các thực phẩm sau:
-
Tinh bột: Khoai lang, yến mạch, gạo.
-
Protein: Thịt bò, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng.
-
Chất béo: Cá hồi, sữa, dầu, thịt cừu, thịt bò.
-
Vitamin và khoáng chất: Các loại trái cây, hạt dinh dưỡng,...
-
Chất xơ: Rau xanh như: rau cải bó xôi, rau ngót, súp lơ,...
Uống đủ nước mỗi ngày
Có tới gần 90% thành phần trong sữa mẹ là nước. Vậy nên, để có một nguồn sữa chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng tuyệt đối, mẹ nên uống nước thường xuyên. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ sau sinh nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước lọc mỗi ngày.
Ngoài ra, để nguồn sữa mát, chất lượng hơn, mẹ có thể uống nước một số loại thảo dược lợi sữa. Ví dụ như uống nước lá đinh lăng, tía tô, bồ công anh, lá mít,...
Tạo tinh thần thoải mái, lạc quan
Căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể tiết hormone cortisol. Khi nồng độ hormone cortisol tăng cao sẽ làm giảm lượng hormone prolactin và oxytocin. Đây là hai hormone đóng vai trò chính trong việc tiết sữa. Vậy nên khi mẹ căng thẳng thường xuyên sẽ không tốt đối với tuyến sữa. Cách tốt nhất để việc kích sữa mang lại hiệu quả là mẹ nên tạo tinh thần thoải mái để tuyến sữa hoạt động tốt hơn.
Cho trẻ bú mẹ đúng cách
Cho trẻ bú sai cách có thể ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng sữa mẹ tiết ra. Đồng thời, nó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Vậy nên, các mẹ bỉm nên lưu ý cho con bú đúng cách để đảm bảo mọi thứ tốt nhất.
Cụ thể, khi cho con bú, các mẹ nên cho trẻ bú đủ cữ để hấp thụ trọn vẹn sữa non, sữa chuyển tiếp và trưởng thành. Như vậy, trẻ sẽ nạp được toàn bộ dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu để đáp ứng lượng ăn theo sức khỏe của trẻ được tốt nhất. Khi cho con bú, nên lưu ý đặt con đúng vị trí khớp ngậm. Tránh trường hợp trẻ không thể ti được và sinh ra tâm lý cáu gắt.
Trên đây là những thông tin giúp mẹ hiểu rõ về hiện tượng sữa mẹ màu vàng. Có thể nói rằng, sữa mẹ có màu vàng là một hiện tượng khá bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây chính là phần sữa non cực kỳ giàu dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của trẻ. Vậy nên, mẹ hãy cứ an tâm cho trẻ uống mẹ nhé.
The Many Colors of Breast Milk: What They Mean and When to Be Concerned - Truy cập ngày 28/9/2022
https://www.healthline.com/health/breast-milk-color
Breast Milk Color and How It Changes - Truy cập ngày 28/9/2022
https://www.verywellfamily.com/the-colors-of-breast-milk-431984