zalo
Thông tin phác đồ xử trí băng huyết sau sinh theo tiêu chuẩn Bộ Y tế
Giai đoạn hậu sản

Thông tin phác đồ xử trí băng huyết sau sinh theo tiêu chuẩn Bộ Y tế

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

28/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu khiến các sản phụ trên thế giới tử vong nếu không xử trí đúng cách. Trong bài viết này, Monkey sẽ hé lộ cho mẹ 7 bước xử trí băng huyết sau sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Các mẹ hãy đọc để hiểu rõ hơn về cách phòng và chữa trị căn bệnh hậu sản này nhé. 

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

7 Bước trong phác đồ xử trí băng huyết sau sinh

Các bước trong phác đồ xử trí băng huyết sau sinh chung theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế gồm có:

Đánh giá và xử trí ban đầu

Khi phát hiện sản phụ có dấu hiệu bị băng huyết sau sinh các y bác sĩ cần gọi hỗ trợ từ đồng nghiệp để kịp thời xử lý. Sau đó, bác sĩ khẩn trương đánh giá thể trạng chung của sản phụ như mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ,... Tiếp đến, cho sản phụ thở oxy, đặt đường truyền tĩnh mạch rồi truyền dung dịch điện giải đẳng trương. Đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, theo dõi M, HA và nhịp của bệnh nhân. Cuối cùng là thông tiểu, đánh giá nước tiểu và truyền máu.

Tiến hành đánh giá và xử trí ban đầu khi sản phụ bị băng huyết (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xác định triệu chứng và nguyên nhân

Sau các nước xử trí ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành xác định triệu chứng và nguyên nhân gây băng huyết ở sản phụ. Đây là bước xử lý băng huyết sau sinh vô cùng quan trọng và không được bỏ qua. Bởi vì khi xác định được triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ tìm được phương pháp chữa trị chính xác nhất.

Băng huyết sau khi sinh gồm có 5 triệu chứng tương ứng với 5 nguyên nhân như sau:

Triệu chứng

Nguyên nhân

Tử cung không gò, mềm nhão

Đờ tử cung

Sót nhau hoặc sót 1 phần bánh nhau

Sót nhau

Chảy máu nhiều, choáng váng ngay sau khi sanh, tử cung gò tốt

Tổn thương đường sinh dục hoặc do vỡ tử cung

Không sở thắt đáy tử cung hay nhìn thấy tử cung thò ra đường âm đạo

Lộn tử cung

Chảy máu khi không có những triệu chứng trên hay xuất hiện trong quá trình chảy máu


Rối loạn đông máu

Điều trị trực tiếp

Sau khi đã xác định được nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh bác sĩ sẽ tiến hành khâu điều trị trực tiếp. Hiện nay, có 3 cách trị băng huyết từ mức độ nhẹ đến nặng gồm: xoa đáy tử cung, dùng thuốc co tử cung và can thiệp ngoại khoa. Cụ thể như sau:

Đờ tử cung

  • Dùng tay xoa bóp nắn tử cung.

  • Truyền cho sản phụ 1 trong 3 loại thuốc được WHO khuyến cáo sử dụng: Oxytocin, Methylergonovine, Prostaglandin.

Sót nhau, sót màng

  • Truyền thuốc co tử cung Oxytocin

  • Kéo dây rốn

  • Tiêm tĩnh mạch rốn

  • Kiểm tra tử cung bằng tay

  • Nạo hoặc hút buồng tử cung

Tổn thương đường sinh sản, vỡ tử cung

  • May phục hồi các tổn thương ở đường sinh sản, tử cung bị vỡ

  • Làm tan khối máu tụ và may cầm máu

  • Trường hợp tử cung vỡ nặng phải cắt bỏ

Lộn tử cung

  • Phục hồi tử cung bằng tay.

  • Phục hồi tử cung tại phòng mổ bằng cách gây mê nội khí quản.

Rối loạn đông máu

  • Dùng các chế phẩm máu phù hợp để giải phóng các yếu tố gây đông máu.

Điều trị trực tiếp bằng cách xoa đáy tử cung, dùng thuốc co tử cung (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu máu vẫn chảy tiếp tục

Trong trường hợp việc điều trị trực tiếp không có khả năng ngưng chảy máu, bắt buộc bác sĩ sẽ phải tiếp tục dùng loại thuốc khác. Đồng thời, nếu tình trạng băng huyết nặng phải tiến hành phẫu thuật can thiệp ngoại khoa. Cụ thể như sau:

Đờ tử cung

  • Chèn tử cung bằng tay

  • Chèn bóng vào buồng tử cung

  • Sử dụng thuốc Tranexamic acid

Sót nhau, sót màng

  • Dùng tay bóc nhau nếu nhau không bong

Tổn thương đường sinh dục, vỡ tử cung

  • Dùng Tranexamic acid 1g truyền vào tĩnh mạch

Lộn tử cung

  • Phẫu thuật phục hồi tử cung hoặc cắt bỏ

Khi máu vẫn tiếp tục chảy sẽ phải phải tiến hành can thiệp ngoại khoa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu máu vẫn chảy tiếp tục

Trường hợp máu vẫn còn tiếp tục chảy, mở bụng để thắt các động mạch tử cung là phương pháp được lựa chọn. Sau đó, sẽ tiến hành may buồng trứng và thuyên tắc động buồng trứng. Thậm chí, sản phụ có thể bị cắt bỏ tử cung nếu nhau không bong được.

Nếu máu vẫn chảy tiếp tục

Sau khi cắt 1 phần hoặc toàn bộ tử cung nhưng máu vẫn còn chảy, bác sĩ sẽ cân nhắc để chèn gạc vào trong ổ bụng.

Phòng ngừa

Phòng ngừa băng huyết sau sinh là điều quan trọng và cần phải thực hiện ngay trước khi sanh. Bởi việc làm này sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe, quá trình vượt cạn được suôn sẻ và tránh bị băng huyết khi sinh. Dưới đây là các biện pháp dự phòng, giảm thiểu hậu quả của băng huyết sau sinh mẹ nên biết:

Trước khi sinh

  • Tiến hành thăm khám để xác định các yếu tố có nguy cơ gây băng huyết.

  • Thiết lập đường truyền tĩnh mạch trước khi sinh

  • Xác định tỷ lệ hồng cầu trong máu

  • Kiểm tra nhóm máu

Trong khi sinh

  • Cân nhắc trong việc sử dụng các loại thuốc tê, mê, giảm đau khi chuyển dạ

  • Theo dõi chuyển dạ bằng Partograph

  • Xử trí băng huyết sau sinh tích cực ở giai đoạn 3 khi chuyển dạ

  • Tránh kéo rốn quá mức

  • Đỡ sanh đúng kỹ thuật

Sau khi sinh

  • Theo dõi sát sao sức khỏe của sản phụ trong vòng 6 giờ đầu sau sinh

  • Tiếp tục duy trì sử dụng thuốc co hồi tử cung theo chỉ định của bác sĩ

  • Xoa đáy tử cung thường xuyên

Tiến hành thăm khám trước sinh để xác định các yếu tố gây băng huyết (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách xử lý băng huyết sau sinh do đờ tử cung

Điều trị trực tiếp

  • Tiến hành xoa bóp tử cung bằng tay ngay lập tức.

  • Sử dụng 1 trong 3 loại thuốc co hồi tử cung sau

Thuốc đầu tay

  • Oxytocin: Truyền qua tĩnh mạch 2 - 4 ống pha trong chai 500ml dịch điện giải đẳng trương. Nếu không có Oxytocin hoặc đã dùng nhưng không hiệu quả thì chuyển qua các loại thuốc sau:
    • Methylergonovine: Tiêm bắp lượng 0.2mg, bác sĩ có thể lặp lại trong 2 - 4 giờ nếu máu còn chảy.
    • Prostaglandin: F2α 250mcg TB, lặp lại 15 phút tối đa 2mg.

Nếu máu vẫn chảy tiếp tục

  • Dùng hai tay chèn tử cung

  • Chèn bóng buồng tử cung bằng cách dùng Sonde Foley số 24 -32 đặt từ lỗ tử cung đến khi chạm đáy tử cung.

  • Sử dụng kháng sinh Tranexamic acid 1g truyền vào tĩnh mạch và lặp lại sau 30 phút nếu máu còn chảy.

Nếu máu vẫn chảy tiếp tục

  • Tiến hành mở bụng để thắt hạ vị và động mạch tử cung ngưng máu chảy.

  • Máy ép buồng tử cung  bằng kỹ thuật B- Lynch

  • Thuyên tắc động mạch tử cung (nếu có điều kiện)

Nếu máu vẫn chảy tiếp tục

  • Cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tử cung

  • Nếu trong bụng và mỏm cắt sản phụ vẫn còn chảy máu sẽ phải chèn gạt hoặc sử dụng các biện pháp khác.

Sử dụng thuốc co hồi tử cung nếu mẹ bị băng huyết do đờ tử cung (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách xử lý băng huyết sau sinh do sót nhau

Điều trị trực tiếp

  • Sử dụng thuốc co tử cung Oxytocin 5-10 đv tiêm bắp hoặc  Ergometrin 0,2mg x 1 ống tiêm bắp.

  • Hồi sức truyền máu nếu sản phụ có dấu hiệu thiếu máu cấp.

Nếu máu vẫn chảy tiếp tục

  • Tiến hành bóc nhau, kiểm soát tử cung.

  • Tiếp tục tiêm bắp Oxytocin 10UI kết hợp xoa đáy tử cung và hồi sức chống choáng.

Nếu máu vẫn chảy tiếp tục

  • Kháng sinh toàn thân.

  • Phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tử cung.

Hồi sức truyền máu nếu sản phụ có dấu hiệu thiếu máu cấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách xử lý băng huyết sau sinh do tổn thương đường sinh dục dưới

Điều trị trực tiếp

  • Tiến hành song song giữa việc cầm máu và hồi sức chống choáng

  • Khâu phục hồi vết rách ở cổ tử cung, túi cùng, âm hộ, âm đạo bằng chỉ tự tiêu mũi rời và khâu nhiều lớp ở tầng sinh môn

Nếu máu vẫn chảy tiếp tục

  • Sử dụng thuốc kháng sinh Tranexamic acid 1g tĩnh mạch chậm (hơn 1 phút) và lặp lại sau 30 phút nếu máu còn chảy.

Xem thêm:

  1. Top 5+ điều giải đáp: Bà đẻ băng huyết sau sinh cần kiêng gì?
  2. Hướng dẫn cách phòng ngừa băng huyết sau sinh theo tiêu chuẩn WHO

Cách xử lý băng huyết sau sinh do vỡ tử cung

Điều trị trực tiếp

  • Tiến hành may phục hồi vị trí tử cung bị vỡ.

  • Nếu tình trạng tử cung vỡ nặng bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ.

Nếu máu vẫn chảy tiếp tục

  • Truyền kháng sinh Tranexamic acid 1g tĩnh mạch, nếu máu còn chảy thì  lặp lại sau 30 phút.

May phục hồi vị trí tử cung bị vỡ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách xử lý băng huyết sau sinh do lộn tử cung

Điều trị trực tiếp

  • Dùng tay đẩy vào đáy đến khi tử cung trở lại vị trí bình thường. 

  • Trường hợp rau thai vẫn gắn vào tử cung sẽ phải tiến hành gây mê phẫu thuật đặt lại tử cung rồi lấy rau thai.

Nếu máu vẫn chảy tiếp tục

  • Khi quá trình điều trị trực tiếp không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ phục hồi tử cung bằng cách phẫu thuật để cắt tử cung.

Cách xử lý băng huyết sau sinh do rối loạn đông máu

Điều trị trực tiếp

  • Xác định căn nguyên của bệnh lý rối loạn đông máu: chảy máu nhiều, thuyên tắc ối, nhiễm trùng ối,...

  • Truyền máu tươi hoặc các chế phẩm máu cho sản phụ.

  • Sử dụng thuốc làm tan huyết khối hoặc thuốc ức chế Thrombin để giải phóng các yếu tố làm máu đông.

Tiến hành xác định căn nguyên của bệnh lý rối loạn đông máu(Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin về các cách xử trí băng huyết sau sinh giúp mẹ phòng tránh và chữa trị đúng cách. Các bước trên đây là hết sức quan trọng và cần bổ trợ cho nhau để việc xử lý băng huyết sau sinh đạt hiệu quả. 

Để biết thêm nhiều thông tin hay khác về chủ đề Sau khi sinh, các mẹ hãy truy cập tại đây.

POSTPARTUM HEMORRHAGE - Truy cập ngày 27/7/2022

https://www.marchofdimes.org/pregnancy/postpartum-hemorrhage.aspx

Postpartum Haemorrhage (PPH) Prevention and Management - Truy cập ngày 27/7/2022

https://www.nationalwomenshealth.adhb.govt.nz/assets/Womens-health/Documents/Policies-and-guidelines/Postpartum-Haemorrhage-PPH-Prevention-and-Management.pdf

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!