zalo
Băng huyết sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng, cách phòng ngừa
Giai đoạn hậu sản

Băng huyết sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng, cách phòng ngừa

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

25/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hiện nay, băng huyết sau sinh được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra có vụ tử vong ở hầu hết các mẹ trên thế giới. Vậy băng huyết sau khi sinh là gì? Nguyên nhân nào khiến mẹ bị băng huyết? Dấu hiệu nào cho biết mẹ đang bị băng huyết sau khi sinh? Nên phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Các mẹ đừng quá lo lắng, những vấn đề trên sẽ được Monkey giải đáp ngay trong bài viết sau.

Băng huyết sau sinh là gì? 

Băng huyết sau sinh là hiện tượng vùng kín của mẹ chảy máu liên tục trong vòng 24 giờ sau sinh. Đối với mẹ sinh thường lượng máu có chảy thường là 500ml và trường hợp mẹ sinh mổ là 1000ml. Thậm chất trong trường hợp băng huyết nặng lượng máu chảy ra có thể đến 2000 - 3000ml.

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 100.000 người bị băng huyết hậu sản với triệu chứng nặng dẫn đến tử vong. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ bị băng huyết sau khi sinh chiếm đã chiếm khoảng 3% - 8%. Nhìn chung đây là con số không quá lớn nhưng không vì thế mà các mẹ lại chủ quan về bệnh hậu sản này. 

Băng huyết sau sinh là hiện tượng vùng kín chảy máu liên tục (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân loại băng huyết sau khi sinh

Hiện nay, băng huyết sau khi sinh được phân làm 2 loại bao gồm:

  • Băng huyết sau sinh thứ phát: Đây là tình trạng sản phụ bị chảy máu vùng kín trong 24 giờ đến 12 tuần sau sinh. Nguyên nhân gây ra thường là do tử cung bị nhiễm trùng hoặc sót nhau.

  • Băng huyết nguyên phát: Sau 24h đầu sau sinh sản phụ sẽ có dấu hiệu bị chảy máu vùng kín khoảng 500ml trở lên. Băng huyết nguyên phát thường là do sót nhau, đờ tử cung, tổn thương đường sinh dục và bất thường ở bánh nhau.

Những yếu tố nguy cơ băng huyết cao hơn

  • Tuổi tác: Những mẹ mang thai ở độ tuổi trên 35 tuổi thì nguy cơ bị băng huyết hậu sản thường rất cao.

  • Chỉ số khối cơ thể: Cân nặng lớn có thể sẽ làm gia tăng biến chứng băng huyết trong và sau sinh. Những mẹ bầu có chỉ số BMI >30 thường có nguy cơ băng huyết cao hơn các mẹ có BMI từ 20 - 30 gấp 1,5 lần.

  • Bệnh lý: Những mẹ mắc các bệnh lý như tiểu đường, hội chứng Marfan, Ehlers-danlos,.. sẽ rất dễ bị băng huyết sau sinh.

  • Tiền sử băng huyết trước đó: Trong những lần sinh nở trước sản phụ đã từng bị băng huyết thì nguy cơ bị lại là rất cao lên đến 2,2 lần.

  • Một số yếu tố khác:  Ngoài những yếu tố trên, băng huyết sau sinh còn do 1 số lý do sau: chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ có dùng thuốc tăng co, chuyển dạ nhanh, tử cung quá căng, tiền sản giật, mổ lấy thai, nhiễm trùng ối,… 

Mẹ mang thai ở độ tuổi trên 35 tuổi rất dễ bị băng huyết hậu sản (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh?

Mẹ bị băng huyết sau khi sinh có thể do 1 trong 4 nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Đờ tử cung

Đờ tử cung là nguyên nhân thường gặp nhất ở hầu hết ở các sản phụ bị chảy máu sau sinh trên thế giới. Điều khiến các mẹ dễ bị đờ tử cung sau sinh thường là do:

  • Chất lượng tử cung kém: Sản phụ đã từng sinh nở nhiều lần khiến tử cung không còn khỏe mạnh, co giãn tốt. Đồng thời, người đang bị u xơ tử cung hoặc tử cung bị dị dạng cũng làm tăng nguy cơ bị đờ tử cung.

  • Tử cung quá căng: Trong trường hợp sản phụ sinh con với số lượng nhiều hoặc thai lớn sẽ làm tử cung bị căng. Khi đó, vùng kín của mẹ sẽ dễ bị đờ và chảy máu mất kiểm soát.

  • Trong quá trình sinh nở sản phụ chuyển dạ lâu, bị nhiễm trùng ối hoặc bị thiếu máu cũng sẽ rất dễ bị đờ tử cung.

Sản phụ đã từng sinh nở nhiều lần rất dễ bị đờ tử cung (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự bất thường của bánh nhau

Những trường hợp thai phụ bánh nhau bất thường như cài răng lược, bánh nhau tiền đạo, nhau bám thấp thường. Đồng thời, nếu diện tích bánh nhau quá lớn, khi bong ra cũng sẽ gây hiện tượng băng huyết sau sinh.

Tổn thương đường sinh dục

Thông thường, triệu chứng tổn thương đường sinh dục sẽ chỉ gặp ở các mẹ chọn phương pháp sinh thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do sinh nhanh, sinh thủ thuật, vỡ tử cung, lộn tử cung, cắt tầng sinh môn quá rộng hoặc sâu,...

Rối loạn đông máu

Theo các bác sĩ, hiện tượng rối loạn đông máu sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân gồm: di truyền mắc bệnh Hemophilia, xuất huyết giảm tiểu cầu, xơ gan, điều trị thuốc kháng đông… Đồng thời, trong trường hợp nhau bong non, thai lưu cũng sẽ dẫn đến tình trạng đông máu.

Nhau bong non, thai lưu sẽ dẫn đến tình trạng đông máu.(Ảnh: Sưu tầm Internet)

5+ Dấu hiệu cảnh báo băng huyết sau sinh

  • Chảy máu không kiểm soát từ đường sinh dục ngay sau khi sinh và sổ nhau. Lượng máu mẹ mất sau khi sinh sẽ được chia thành 3 cấp độ gồm: Mức độ nhẹ mất từ 500-1000ml máu, băng huyết nặng mất hơn 1000ml máu và mức độ rất nặng mất hơn 2000ml máu.

  • Khi cơ thể mất nhiều máu hơn 1500ml sản phụ sẽ có cảm giác ớn lạnh, mặt tím tái, bồn chồn xôn xao.

  • Huyết áp của mẹ giảm xuống đột ngột từ 90 mmHg còn 50 mmHg, có thể khiến mẹ bất tỉnh.

  • Khi cơ thể mẹ mất khoảng 500 - 1000ml máu nhịp tim sẽ tăng lên, tăng nhịp hô hấp khó có thể ngồi dậy hoặc đi.

  • Chiều ngang của đáy tử cung bị to ra và cao dần lên do máu tích tụ ở bên trong tử cung. Đồng thời, tử cung lúc này khá mềm và nhão.

Khi cơ thể mất nhiều máu hơn 1500ml sản phụ sẽ có cảm giác ớn lạnh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị băng huyết sau sinh có nguy hiểm không? 

Câu trả lời là Có.

Bởi băng huyết sau khi sinh được nhiều chuyên gia đánh giá là nguyên nhân hàng đầu khiến sản phụ tử vong. Trong trường mẹ bị băng huyết ở mức độ nhẹ thì nó có thể khiến mẹ bị thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, suy nhược cơ thể, suy đa tạng. Cho nên, các mẹ sau sinh không nên chủ quan và cần chú ý quan sát sức khỏe. Nếu có triệu chứng bất thường hãy lập tức liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất. 

Cách xử trí băng huyết sau sinh hiệu quả

Một số cách xử lý được áp dụng ở mọi cơ sở y tế khi có sản phụ bị xuất huyết sau khi sinh:

Xử lý băng huyết do đờ tử cung

Triệu chứng

  • Vùng kín của sản phụ bị chảy máu ngay sau khi lấy nhau thai ra ngoài.

  • Tử cung mềm nhão, đàn hồi kém, không có khối an toàn và giãn to ra.

  • Mẹ có cảm giác choáng, xây xẩm mặt mày.

Cách xử lý

  • Sử dụng thuốc tăng co bóp kết hợp với xoa bóp tử cung để kích thích tử cung co thắt. Một số loại thuốc có thể dùng để co hồi tử cung gồm có: methylergonovine, oxytocin, prostaglandin.

  • Tiến hành truyền dịch, máu hoặc các chế phẩm của máu.

  • Trong trường hợp nặng, mẹ cần phải tiến hành phẫu thuật kẹp mạch máu tử cung khiến máu máy. Đồng thời, gây tắc động mạch tử cung bằng việc đưa các mảnh nhỏ vào bên trong động mạch của tử cung để ngăn máu tới tử cung. Thậm chí, mẹ có thể phải cắt bán phần tử cung nếu các phương trên không mang lại hiệu quả.

Dùng thuốc tăng co bóp và xoa bóp tử cung để kích thích tử cung co thắt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xử lý băng huyết do bất thường bánh nhau

Triệu chứng

  • Sót nhau và màng thai: Tử cung co hồi kém, máu chảy sau khi lấy nhau, máu rỉ liên tục, máu màu đỏ đôi khi lẫn máu cục. 

  • Nhau không bong: Trong vòng 30 phút sau khi dùng biện pháp xử trí tích cực của chuyển dạ và sổ thai nhau vẫn không bong ra. Khi đó, nhau thai vẫn bám chặt, bác sĩ tác động để kéo ra khiến mẹ bị chảy máu.

Cách xử lý

  • Trong trường hợp sót nhau, sót màng các bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch vào tĩnh mạch ngay. Sau đó, sẽ cho dùng thuốc giảm đau,  kiểm soát tử cung và kháng sinh toàn thân. Cuối cùng là theo dõi mạch, huyết áp, khả năng co hồi tử cung. Nếu sản phụ bị thiếu máu cấp sẽ phải hồi sức truyền máu.

  • Trường hợp bị băng huyết sau khi sinh do nhau không bong: Các y bác sĩ tiến hành bóc nhau, kiểm soát tử cung và xoa đáy tử cung. Cuối cùng là hồi sức chống choáng và cho sản phụ sử dụng kháng sinh.

  • Nhau cài răng lược bán phần hoặc toàn phần: Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ phải cắt tử cung để ngăn tình trạng băng huyết..

  • Nếu vùng kín chảy máu nhiều sẽ phải hồi sức chống choáng, truyền thêm máu và tiến hành phẫu thuật khẩn cấp.

Nhau cài răng lược bán phần hoặc toàn phần sẽ phải cắt tử cung (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xử lý băng huyết do tổn thương đường sinh dục

Triệu chứng

  • Tử cung vẫn có khả năng co hồi tốt nhưng máu từ âm hộ vẫn chảy ra liên tục. 

  • Đường sinh dục xuất hiện vết rách và có máu tụ.

Cách xử lý

  • Bác sĩ tiến hành khâu để phục hồi tổn thương đường sinh dục.

  • Phá khối máu tụ để tránh tái phát tình trạng băng huyết.

Xử lý băng huyết do rối loạn đông máu

Triệu chứng

  • Đông máu nội mạch kèm theo hiện tượng tiền sản giật nặng, nhau bong non thể ẩn, thai chết trong tử cung, nhiễm trùng ối hoặc thuyên tắc ối.

Cách xử lý

  • Điều trị nội khoa bằng máu tươi bằng cách thay thế các yếu tố đông máu.

  • Dùng thuốc ức chế Thrombin hoặc thuốc làm tan huyết khối để giải phóng các yếu tố gây đông máu.

Dùng thuốc ức chế Thrombin để giải phóng các yếu tố gây đông máu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phác đồ xử lý băng huyết sau sinh

Dưới đây là các bước phác đồ về quy trình xử lý băng huyết sau khi sinh chung cho mọi cơ sở y tế trên toàn quốc:

Bước 1: Hồi sức tích cực

Cho mẹ nằm đầu thấp và cho thở oxy rồi tiến hành xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng. Đồng thời, bác sĩ sẽ đè động mạch chủ bụng để giảm lượng máu bơm đến tử cung. Cuối cùng, bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp, nhịp thở, niêm mạc,  tri giác thường xuyên và truyền dịch, truyền máu khi có chỉ định.

Bước 2: Xác định nguyên nhân

Sau khi hồi sức tích cực, các y bác sĩ sẽ tiến hành xác định nguyên nhân gây băng huyết sau khi sinh. Việc xác định kịp thời nguyên nhân gây bệnh là vô cùng quan trọng, vì nó giúp cho bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Bước 3: Sử dụng thuốc

Khi đã xác định được nguyên nhân gây băng huyết bác sĩ sẽ dùng thuốc hồi tử cung. Hiện nay, có ba loại thuốc được nhiều bác sĩ chỉ định để trị băng huyết sau khi sinh gồm có:

  • Oxytocin: Loại thuốc này sẽ được tiêm vào tĩnh mạch hoặc bắp tay với liều lượng ban đầu là 0,001 – 0,002 IU/phút. Sau đó, cứ cách mỗi 30 phút sẽ tăng lên 0,001 – 0,002 IU/phút đến khi sản phụ có 3 cơn co bóp tử cung trong 10 phút.

  • Ergometrine: Sau khi sử dụng oxytocin sản phụ vẫn còn dấu hiệu chảy máu, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng thuốc Ergometrine. Ban đầu mẹ sẽ được truyền với lượng 0.2mg TB/TTM chậm, sau 20 phút thì lặp lại. Ngoài ra, mẹ có thể dùng thêm liều uống 0.2mg tiêm tĩnh mạch 2-4 lần mỗi ngày đến khi ngừng băng huyết.

  • Prostaglandin: Loại thuốc này sẽ được sử dụng nếu Oxytocin và Ergometrine không mang lại hiệu quả.  Prostaglandin được dùng theo hai cách đó là ngậm ở dưới lưỡi hoặc đặt ở hậu môn nếu sản phụ không thể ngậm.

Bước 4: Chèn buồng TC

Trong trường hợp sản phụ đã dùng thuốc nhưng máu vẫn tiếp tục chảy thì bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa. Khi đó, phương pháp được sử dụng là chèn buồng TC. Bác sĩ thực hiện bằng cách dùng sonde Foley số 24-32  đặt từ lỗ cổ tử cung đi vào lòng tử cung đến khi chạm đến đáy tử cung. Sau đó, bơm dung dịch nước muối đẳng trương vô trùng vào bóng đến khi máu ngưng chảy thì dừng.

Bước 5: Mở bụng

Nếu như máu từ âm đạo vẫn không ngừng chảy máu, bác sĩ sẽ chuyển sang mở bụng để may cầm máu. Khi đó, bác sĩ sẽ chọn chỉ khâu Monocryl hoặc Vicryl số 2. Đường khâu sẽ được thông khí để tạo lực ép liên tục theo chiều dọc lên mạch máu tử cung để ngưng máu chảy.

Bước 6: Các thủ thuật khác

Ngoài các phương pháp trị băng huyết trên, bác sĩ còn có thể thực hiện một số thủ thuật khác như:

  • Thuyên tắc động mạch tử cung

  • Thắt các mạch máu từng bước

  • Cắt tử cung

Bước 7: Phòng ngừa

Một số cách giúp phòng ngừa băng huyết hậu sản hiệu quả có thể dùng được cho mọi đối tượng:

  • Thực hiện thăm khám thai định kỳ đầy đủ, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

  • Tiến hành kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm để kiểm soát dị tật thai và bất thường nếu có.

  • Trong quá trình ăn uống nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt và acid folic để ngừa thiếu máu.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh lao động nặng nhọc

  • Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường như: đau bụng,  nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, xuất hiện nước âm đạo, ra huyết âm đạo,thai máy yếu,... mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.

Phác đồ xử lý băng huyết sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

4+ Cách phòng ngừa băng huyết sau sinh hiệu quả

Tham khảo ngay 4 cách sau để phòng ngừa được tình trạng băng huyết sau khi sinh hiệu quả:

Dự phòng băng huyết sau sinh

Trước khi sinh, việc dự phòng băng huyết là điều cần thiết vì nó sẽ giúp mẹ quản lý tốt thai kỳ. Đồng thời, nó còn giúp mẹ phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe trong quá trình mang thai. Còn khi bước vào ca sinh, dự phòng băng huyết sau sinh có tác dụng tránh được tình trạng chuyển dạ kéo dài, nhiễm trùng ối. Nhờ vậy mà mẹ giảm được nguy cơ mắc, tử vong do băng huyết. Những việc cần dự phòng bao gồm: ngừa nhiễm trùng ối, điều chỉnh rối loạn đông máu (nếu có), kiểm tra kỹ lưỡng nhau, đường sinh dục,....Sau 6 giờ sau sinh mẹ cần được theo dõi sức khỏe, đặc biệt là trong 2 giờ đầu để kịp thời ứng biến nếu có vấn đề phát sinh.

Xem thêm: Top 5+ điều giải đáp: Bà đẻ băng huyết sau sinh cần kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo

Trong chế độ ăn uống sau sinh mẹ bổ sung đa dạng loại dinh dưỡng khác nhau để cơ thể mau hồi phục. Trong đó, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm chứa thành phần sắt và acid folic hàng ngày. Bởi hai loại chất này có công dụng tuyệt vời trong việc kích thích sản sinh tiểu cầu, ngừa thiếu máu sau sinh. Một số thực phẩm dinh dưỡng các mẹ nên ăn để tránh băng huyết gồm có:

  • Thịt bò: Đây là loại thịt rất giàu sắt, giúp bổ máu và kích thích sản sinh tiểu cầu cho mẹ.

  • Gan động vật: Loại thực phẩm này chứa làm lượng sắt cao, ít béo, giàu calo. Khi các mẹ bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, cung cấp năng lượng, bổ máu.

  • Trứng: lòng đỏ trứng gà chứa nhiều sắt, acid folic, canxi, protein, phốt pho… đều là những dưỡng chất giúp người bị băng huyết nhanh hồi phục sức khỏe.

  • Các loại trái cây như chuối và nho rất giàu vitamin B6, C và sắt. Chị em nên có thể bổ sung chúng vào bữa ăn để sức khỏe nhanh hồi phục hơn.

  • Các loại rau có màu xanh đậm: rau chân vịt, cải xoăn, rau ngót… Những loại rau này rất giàu chất sắt, acid folic và vitamin tốt cho người bị băng huyết. Chúng có tác dung tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt vào trong cơ thể người bệnh.

  • Bí đỏ: Bí đỏ có hàm lượng sắt cao và chứa nhiều vitamin C, canxi giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau băng huyết.

Bổ sung đa dạng loại dinh dưỡng khác nhau để cơ thể mau hồi phục (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo dõi sau sinh

Sau khi sinh được mẹ cần được được theo dõi sát sao ít nhất 6 tiếng để phát hiện kịp thời nếu xuất hiện băng huyết. Đồng thời, trong vòng 24 tiếng sau sinh mẹ vẫn nên tiếp tục theo dõi sức khỏe vì có thể mẹ sẽ bị băng huyết muộn. 

Sử dụng thuốc co hồi tử cung theo khuyến cáo WHO

WHO khuyến cáo bác sĩ nên dùng thuốc co hồi tử cung vào giai đoạn 3 của chuyển dạ để phòng ngừa băng huyết sau khi sinh. Những thuốc co hồi tử cung được WHO khuyến cáo sử dụng gồm có: 

  • Oxytocin 10 IU TB hoặc TM.

  • Carbetocin 100μg TB hoặc TM (loại chi thuốc mang lại hiệu giảm băng huyết hiệu quả nhưng chi phí khá cao nhất nên mẹ hãy cân nhắc).

  • Misoprostol 400μg hoặc 600μg uống.

  • Ergometrine/methylergometrine 200μg TB hoặc TM.

  • Kết hợp giữa oxytocin và ergometrin với liều lượng cố định là 5IU/500μg TB.

Hiện nay, loại thuốc được khuyến cáo sử dụng đầu tiên khi phòng ngừa băng huyết sau khi sinh là Oxytocin. Trong trường hợp, các cơ sở y tế không có Oxytocin hoặc đã sử dụng nhưng không mang lại hiệu quả thì dùng carbetocin, ergometrine/methylergometrine. Hoặc bác sĩ cũng có thể phối hợp oxytocin và ergometrine để truyền cho sản phụ.

Lưu ý: Những mẹ có bệnh nền huyết áp thì nên tránh dùng dạng phối hợp oxytocin và ergometrine hoặc ergometrine/methylergometrine

Bác sĩ nên dùng thuốc co hồi tử cung vào giai đoạn 3 của chuyển dạ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về vấn đề băng huyết sau sinh được nhiều mẹ quan tâm. Hy vọng chúng sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng này và có cách phòng ngừa khoa học. 

Acute Postpartum Hemorrhage - Truy cập ngày 25/7/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK499988/

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!