Rối loạn kinh nguyệt khi cho con bú: Nguyên nhân và cách khắc phục
Giai đoạn hậu sản

Rối loạn kinh nguyệt khi cho con bú: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

02/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Rối loạn kinh nguyệt khi cho con bú là vấn đề không ít chị em gặp phải. Nhiều người cho rằng việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có thể do quá trình sinh nở của mình ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân thật sự gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì? Các mẹ hãy cùng Monkey tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi cho con bú

Thông thường, sau khi sinh, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ có sự thay đổi. Đặc biệt trong thời gian 1 - 2 năm đầu thường sẽ xảy ra rối loạn kinh nguyệt. Sau khi sinh được 2 - 3 tháng, có khoảng 40% phụ nữ nuôi con bằng sữa ngoài xuất hiện  kinh nguyệt. Đối với các mẹ nuôi con hoàn toàn sữa mẹ đa phần đều có kinh lại sau 6 tháng sinh bé.

Kinh nguyệt có thể tới sớm hoặc muộn ở mỗi tháng, màu sắc cũng không giống nhau sau sinh. Màu sắc và thời gian có lại kinh nguyệt của mỗi người sẽ khác nhau vì nó phụ thuộc vào lối sống, tâm sinh lý, hormone cơ thể. Sau sinh, một vài trường hợp phụ nữ sẽ có dấu hiệu đau bụng dữ dội khi đến kỳ, một số khác thì ngược lại.

Thời gian 1 - 2 năm đầu thường sẽ xảy ra rối loạn kinh nguyệt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

5+ Dấu hiệu cho thấy mẹ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh

  • Kinh nguyệt có màu sắc khác thường: Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy mẹ đang bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh. Màu kinh lúc này sẽ có màu sẫm hơn so với người bình thường. Dấu hiệu này là một cảnh báo mẹ có thể đang bị tổn thương nội mạc tử cung hoặc viêm cơ quan sinh dục.

  • Chậm kinh quá lâu: Thông thường kinh nguyệt sẽ trở lại trong vòng 2 - 6 tháng sau sinh. Nếu thời gian có kinh lại kéo dài từ 1 - 2 năm rất có thể mẹ đã bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Khi gặp trường hợp này mẹ nên đến các trung tâm sản khoa uy tín để thăm khám, chữa trị kịp thời.

  • Đau bụng dữ dội mỗi khi đến kỳ: Phụ nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt thường có biểu hiện đau bụng ở trước và trong ngày đầu tiên. Tuy nhiên, mẹ sau khi sinh lại có cảm giác đau vật vã, dữ dội, quằn quại và kéo dài hơn. Khi xuất hiện dấu hiệu này có thể mẹ đang bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Lúc này mẹ nên nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám để có phác đồ điều trị hợp lý.

  • Chu kỳ kéo dài: Thời gian hành kinh của một người bình thường sẽ chỉ kéo dài từ 5 - 7 ngày. Tuy nhiên khi bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh thời gian có kinh của mẹ có thể kéo dài 9 - 15 ngày.

  • Xuất hiện nhiều cục máu đông: Bên cạnh máu kinh, âm đạo còn xuất hiện nhiều cục máu đông có màu đen khác thường. Khi gặp phải những biểu hiện này rất có thể mẹ đã mắc phải một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa nhất định.

Mỗi khi đến kỳ mẹ thường bị đau bụng dữ dội (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt khi cho con bú

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt khi cho con bú do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các nhân tố có thể khiến cho mẹ rối loạn kinh nguyệt thường là: 

Thay đổi nội tiết tố

Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ cần thời gian để hồi phục sức khỏe và ổn định lại hormone. Khi các hormone nội tiết chưa được cân bằng sẽ khiến mẹ gặp phải tình trạng như chu kỳ kinh không đều, cường kinh, thiểu kinh, vô kinh một thời gian dài. Ngoài ra, nếu trước đây mẹ đã từng bị mất cân bằng hormone cũng có khả năng cao bị rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn tâm lý sau sinh

Tâm lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kinh nguyệt ở mẹ sau sinh. Giai đoạn này các mẹ sau sinh thường rất nhạy cảm dễ buồn phiền, lo âu, mệt mỏi về việc chăm sóc con cái. Áp lực, căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể mẹ tiết ra cortisol, kích thích rụng trứng, làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Khi phát hiện kinh nguyệt không xuất hiện hoặc quá ít cũng khiến mẹ càng trở nên lo lắng hơn. Lúc này mẹ nên ổn định tinh thần, san sẻ công việc với gia đình để phần nào giảm stress.

Áp lực, căng thẳng kéo dài dễ làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mắc bệnh phụ khoa

Dù là sinh thường hay sinh mổ các mẹ đều có thể gặp phải những vấn đề về phụ khoa. Mắc bệnh phụ khoa sau sinh là một trong những yếu tố dễ khiến mẹ bị rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú. Nguyên nhân dẫn đến thường là do cơ thể còn yếu nên vi khuẩn, vi sinh vật dễ tấn công và gây bệnh. Ngoài ra, nếu mẹ đang có tiền sử về bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang cũng dễ làm rối loạn kinh nguyệt.

Khi rơi vào trường hợp này, mẹ cần phải chú ý vệ sinh vùng kín và chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, mẹ hãy đến cơ sở y tế thăm khám, điều trị kịp thời để hạn chế những rủi ro cho mẹ và bé. 

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? 

  • Trong thời gian ngắn: Tình trạng rối loạn kinh nguyệt vào thời gian này thường không gây nguy hiểm. Bởi sau khi sinh xong cơ thể cần có thời gian ổn định hormone nội tiết. 

  • Trong dài hạn: Nếu cơ thể mẹ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt với thời gian dài từ 1 - 2 năm là một tín hiệu nguy hiểm. Mẹ có thể có nguy cơ đang mắc các bệnh lý về phụ khoa và cần phải đi kiểm tra kịp thời. Việc phát hiện và điều trị muộn sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường như: viêm nhiễm âm đạo, khó mang thai, sảy thai, sinh non ở lần mang thai tiếp theo,...

  • Trường hợp mang thai: Không có kinh nguyệt trong thời gian dài có thể do mang thai. Muốn biết chính xác nhất về nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt có phải là do mang thai không mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra, lắng nghe cơ thể,... 

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt khi cho con bú 

Điều trị sớm tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt khi cho con bú sẽ phòng tránh được những vấn đề sức khỏe về sau. Dưới đây là một số gợi ý mẹ có thể áp dụng:

Xây dựng chế độ ăn khoa học

Chế độ ăn đủ dưỡng chất, chuẩn khoa học sẽ rất tốt cho việc điều trị rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Hơn nữa, khi cơ thể được bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng còn giúp sức khỏe hồi phục nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng,... Một số món ăn và nhóm chất mẹ nên bổ sung gồm có:

  • Nhóm protein và chất béo lành mạnh như thịt bò nạc, cá hồi, cá ngừ, các loại hạt…

  • Vitamin A: Gan động vật, trứng, cá chép, phomat, cà rốt, rau ngót, cải xanh, rau muống, rau dền, 

  • Vitamin B2: Thịt bò, trứng, hàu, trai, hến, cá hồi, cây họ đậu,...

  • Vitamin C: Quả mọng, sữa ít béo, súp lơ, rau ngót, cần tây, rau mùi, kinh giới, rau đay,...

  • Sắt và axit folic: Thịt bò, gan động vật, trứng, mật ong, bông cải xanh, rau ngót, củ cải đường,...

  • Canxi: sữa và các sản phẩm từ sữa , lòng đỏ trứng, nước cam, hạt đậu, gạo, hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó...

  • Giảm lượng muối, đường sau sinh

Chế độ ăn đủ dưỡng chất giúp kinh nguyệt mau ổn định (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều chỉnh tâm trạng vui vẻ

Sau khi sinh mẹ tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, stress. Me hãy giữ cho mình một tâm lý thoải mái, vui vẻ, trò chuyện với con và người thân trong gia đình nhiều hơn. Sau mỗi cuộc trò chuyện sản phụ sẽ cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái tinh thần và lạc quan hơn. Đồng thời, việc điều chỉnh tâm trạng vui vẻ còn giúp phòng chống bệnh trầm cảm sau sinh.

Không sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,... có ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt sau sinh. Đồng thời, hàm lượng chất kích thích từ các thực phẩm trên còn khiến sữa mẹ thay đổi mùi vị, ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai

Sau sinh mẹ nên hạn chế dùng thuốc tránh thai vì thuốc có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể loại chất progesterone, estrogen trong thuốc khiến cho các hormone nội tiết trong cơ thể mất cân bằng. 

Xem thêm: Mẹ cho con bú có uống thuốc tránh thai được không? Lợi hại thế nào?

Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khi sau khi sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho con bú hoàn toàn vẫn có kinh sớm có phải rối loạn không? 

Câu trả lời là Phải

Thông thường, nếu cho con bú hoàn toàn sẽ có kinh sau 6 tháng. Nếu có trước có thể do các hormone trong cơ thể không được cân bằng khiến mẹ bị rối loạn kinh nguyệt. Việc có kinh sớm khi cho con bú không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chị em phụ nữ hoang mang, lo lắng làm ảnh hưởng không nhỏ đến ᴠiệc chăm ѕóc bé.

Trên đây là một số thông tin về rối loạn kinh nguyệt khi cho con bú mà Monkey tổng hợp dược. Nếu đang gặp phải trường hợp này các mẹ không nên chủ quan vì có thể để lại nhiều hậu quả nguy hại về sau. Tốt nhất mẹ hãy theo dõi cơ thể mình thường xuyên và thăm khám sớm khi có dấu hiệu bất thường.

Why Women Get Irregular Periods While Breast-Feeding - Truy cập ngày 1/10/2022

https://www.healthline.com/health/parenting/period-while-breast-feeding

What to Know About Periods While Breastfeeding - Truy cập ngày 1/10/2022

https://www.webmd.com/parenting/baby/what-to-know-periods-breastfeeding

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online