zalo
Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu? Có sợ bị mất chất không?
Giai đoạn hậu sản

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu? Có sợ bị mất chất không?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

15/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Vắt sữa mẹ sẽ giúp mẹ có nhiều thời gian chăm sóc con và tiện cho mẹ đi làm sau này. Tuy nhiên không phải mẹ bỉm nào cũng biết vắt và bảo quản sữa đúng cách. Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu cho trẻ dùng là an toàn? Làm sao để giữ được dưỡng chất trong sữa trong quá trình bảo quản? Các mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác nhất nhé!

Sữa mẹ vắt ra ngoài để được bao lâu? 

Theo khuyến cáo của chuyên gia, sữa mẹ có thể để ngoài ở nhiệt độ dưới 25 độ trong 6 tiếng. Nếu nhiệt độ cao hơn trên 26 độ thì sữa có thể để được trong 4 tiếng. Nhiệt độ càng cao sẽ khiến sữa mất dưỡng chất nhanh hơn.

Một vài trường hợp đặc biệt, nhiệt độ bên ngoài xuống thấp khoảng 10 đến 15 độ, sữa mẹ có thể để được tối đa 24 giờ. Bởi vì trong sữa mẹ có chứa nhiều đạm, axit amin, đường nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Vì thế sau khoảng thời gian này, nếu trẻ vẫn chưa sử dụng mẹ hãy bỏ sữa đi, không được cho trẻ uống. 

Sữa mẹ vắt ra ngoài để ở nhiệt độ càng cao càng nhanh hỏng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sữa mẹ vắt ra ngoài có bị mất chất không? 

Câu trả lời là KHÔNG nếu sữa được bảo quản đúng tiêu chuẩn. Sữa mẹ nếu được vắt, bảo quản và trữ đông đúng cách vẫn có thể đảm bảo giữ được các chất dinh dưỡng trong sữa. 

Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho trẻ bao gồm kháng thể, protein, chất béo, enzyme,...Khi vắt sữa mẹ ngoài không khí hàm lượng vitamin C trong sữa và các tế bào bạch cầu sẽ giảm sút. 

Tuy nhiên lượng protein, chất béo, enzyme, đường lactose, vitamin,...lúc này vẫn được bảo toàn. Do đó mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vắt sữa sẽ không làm mất chất dinh dưỡng của nó.

Sữa mẹ vắt ra để ngoài sẽ không bị mất chất nếu mẹ bảo quản đúng cách (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa đúng cách

Cho trẻ bú trực tiếp sẽ giúp trẻ nhận được nguồn sữa sạch, an toàn và chất lượng nhất. Tuy nhiên trong một số trường hợp mẹ phải vắt sữa và trữ sữa để đảm bảo đủ sữa cho trẻ bú. Để đảm bảo được chất lượng nguồn sữa, các mẹ có thể tham khảo các bước vắt sữa và trữ sữa đúng cách dưới đây.

Chuẩn bị trước khi vắt sữa

  • Vệ sinh, tiệt trùng dụng cụ vắt, trữ sữa sạch sẽ: Sữa mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Trẻ uống phải sữa nhiễm khuẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và gây các bệnh về đường ruột. Vì thế để đảm bảo an toàn, trước khi vắt sữa mẹ nên vệ sinh vệ  tiệt trùng dụng cụ vắt, trữ sữa sạch sẽ.

  • Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ: Để tránh nhiễm khuẩn và quá trình vắt sữa diễn ra thuận lợi hơn các mẹ nên vệ sinh bầu ngực sạch sẽ. Các mẹ có thể dùng khăn ấm để lau bầu ngực, núm vú, làm sạch các cặn sữa trước khi tiến hành vắt sữa.

  • Uống nhiều nước hoặc sữa ấm: Nước chiếm 80% trong sữa vì thế trước khi vắt sữa mẹ nên uống thật nhiều nước. Tốt nhất mẹ nên uống nhiều nước ấm hoặc sữa ấm để làm tăng lượng sữa khi vắt. Trước mỗi cữ vắt sữa mẹ nên uống khoảng 500ml nước ấm và sau khi vắt nên uống thêm một cốc nước ấm. Việc này sẽ giúp mẹ tạo được nguồn sữa dồi dào cho trẻ.

Mẹ nên vệ sinh và tiệt trùng dụng cụ vắt và trữ sữa thật sạch trước khi vắt sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý trong khi vắt

  • Vắt đều hai bên ngực, mỗi bên khoảng 15 đến 20 phút: Khi vắt sữa mẹ cũng nên chú ý vắt sữa đều 2 bên ngực để tránh bị tắc sữa cho bên còn lại. Đồng thời, cần đổi bên sau khi vắt được từ 15-10 phút để vắt được nhiều sữa hơn. 

  • Massage ngực khi thực hiện vắt sữa: Massage ngực sẽ giúp  kích thích các nang sữa hoạt động và sản xuất nhiều sữa hơn. Đồng thời biện pháp này còn giúp phòng ngừa tắc sữa, căng sữa cho các mẹ bỉm. Trước khi vắt sữa mẹ nên massage bầu ngực khoảng 5 phút để tạo phản xạ xuống sữa, giúp sữa tiết được nhiều hơn. 

Trữ sữa sau khi vắt

  • Chia sữa đủ theo cữ ăn của trẻ để trữ: Các mẹ cần chú ý chia lượng sữa vắt ra theo từng cữ bú của trẻ để dễ bảo quản. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ nên chia sữa vừa đủ với mỗi lần bú của trẻ. Thông thường, ở tuổi này trẻ sẽ bú trung bình từ 100-150 ml mỗi cử. Còn đối với trẻ lớn hơn mẹ nên chia lượng sữa vắt được theo nhu cầu của trẻ.

  • Ghi ngày vắt lên túi hoặc bình: Các mẹ cần ghi chú ngày vắt sữa lên túi hoặc bình để dễ theo dõi. Điều này sẽ giúp mẹ bảo quản và sử dụng sữa tốt hơn, tránh để sữa bị quá hạn, hư hỏng khi trữ lâu ngày.

Ghi ngày vắt lên túi sữa hoặc bình sẽ giúp mẹ bảo quản sữa tốt hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vệ sinh dụng cụ vắt, hút sữa

  • Rửa sạch bằng cọ và nước rửa bình: Sau khi vắt sữa mẹ nên rửa sạch dụng cụ vắt sữa bằng cọ và nước rửa bình. Tuyệt đối không nên dùng chất tẩy rửa khác vì dễ ám mùi vào dụng cụ. Đồng thời, mẹ nên cho dụng cụ vắt sữa vào chậu riêng để rửa tránh dùng trực tiếp bồn rửa của gia đình để tránh làm dụng cụ bị nhiễm khuẩn.

  • Phơi khô, để ráo nước: Dụng cụ vắt sữa sau khi vệ sinh sạch các mẹ nên để tự ráo nước hoặc đem phơi khô. Mẹ nên chọn nơi thoáng mát để phơi dụng cụ để tránh bụi bẩn và vi khuẩn bám vào.

  • Tiệt trùng bằng nước sôi: Sau khi sử dụng dụng cụ vắt sữa mẹ nên tiệt trùng bằng nước sôi lại một lần nữa. Việc này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn và các mầm bệnh gây hại bám trên dụng cụ. Ngoài ra, còn giúp dụng cụ sạch sẽ hơn và đảm bảo nguồn sữa an toàn cho trẻ bú.

Xem thêm: Hút sữa ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Sau khi vắt, hút sữa mẹ nên tiệt trùng lại dụng cụ một lần nữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý giúp sữa mẹ giữ dinh dưỡng khi bảo quản

Để có được bình sữa thơm ngon, bổ dưỡng và an toàn cho trẻ thì ngoài việc vắt sữa đúng cách mẹ còn phải bảo quản đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý giúp mẹ giữ được nguyên dưỡng chất khi bảo quản sữa cho trẻ.

  • Sử dụng túi hoặc bình trữ sữa chuyên dụng: Nếu mẹ sử dụng bình trữ sữa thì nên dùng bình thủy tinh hoặc bình nhựa không gây độc. Trước khi cho sữa vào trữ mẹ nên vệ sinh và tiệt trùng bình sữa thật kỹ. Khi đổ sữa vào bình cần để lại một khoảng trống và không nên đổ đầy.

Còn nếu mẹ dùng túi sữa thì nên chọn túi sữa chuyên dụng không có BPA để bảo đảm an toàn. Khi cho sữa vào túi để trữ mẹ cũng không nên đổ đầy mà hãy chừa lại một khoảng trống để sữa giãn nở. Ngoài ra mẹ cũng cần hút hết không khí bên trong túi trước khi cho túi sữa vào trữ đông.

  • Không trữ sữa trong chai nhựa tái chế/ dùng một lần: Mẹ nên dùng các bình hoặc túi chứa sữa chuyên dụng không nên dùng các sản phẩm tái chế hoặc dùng 1 lần. Bởi vì những sản phẩm này có thể chứa BPA gây độc hại và có thể gây bệnh nguy hiểm cho trẻ.

  • Ghi ngày vắt sữa và sử dụng sữa được vắt trước: Sau khi chia sữa đã vắt vào các bình hoặc túi mẹ nên ghi ngày vắt và hạn sử dụng. Dựa vào ngày trên túi mẹ sẽ sắp xếp được thứ tự sử dụng sữa, tránh để sữa quá hạn và bị hư hỏng.

  • Trữ sữa theo đúng lượng ăn của trẻ: Dựa theo độ tuổi và nhu cầu sữa của trẻ mà mẹ chia lượng sữa trữ đông phù hợp. Mẹ chỉ nên chia sữa đúng với lượng ăn của trẻ, không nên chia quá nhiều hoặc quá ít. Việc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sữa và tốn thời gian hâm sữa của mẹ.

Mẹ nên sử dụng bình hoặc túi trữ sữa chuyên dụng để bảo đảm an toàn cho trẻ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đã chia sẻ tất cả thông tin về vấn đề sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu. Khi mẹ biết vắt và bảo  quản sữa đúng cách sẽ đem đến những bữa ăn ngon và bổ dưỡng cho trẻ. Đồng thời, mẹ cũng sẽ bảo vệ được trẻ trước các nguy cơ mắc bệnh khi uống phải sữa hỏng, sữa nhiễm khuẩn. Hãy trang bị thật nhiều kiến thức bỉm sữa thực tế, bổ ích để bảo vệ các bé con nhà mình mẹ nhé!

Proper Storage and Preparation of Breast Milk - Truy cập ngày 15/9/2022

https://www.cdc.gov/breastfeeding/recommendations/handling_breastmilk.htm

How Long Can Breast Milk Sit Out? - Truy cập ngày 15/9/2022

https://www.healthline.com/health/parenting/how-long-can-breast-milk-sit-out

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!