zalo
[Gỡ rối] Nên vắt sữa trước hay sau khi cho con bú? Lịch hút sữa cho mẹ
Giai đoạn hậu sản

[Gỡ rối] Nên vắt sữa trước hay sau khi cho con bú? Lịch hút sữa cho mẹ

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

14/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ nên vắt sữa trước hay sau khi cho con bú mới tốt cho trẻ? Lựa chọn thời điểm hút sữa cũng có vai trò vô cùng quan trọng để trẻ có thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Vậy sau sinh bao lâu thì nên hút sữa? Lịch hút sữa cho mẹ nuôi trẻ theo từng giai đoạn sẽ như thế nào? Tất cả các câu hỏi đều sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây. Thông qua bài viết này các mẹ sẽ rõ hơn về việc hút sữa trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Nên vắt sữa trước hay sau khi cho con bú? 

Các mẹ vẫn hay phân vân nên vắt sữa trước hay sau khi cho con bú mới tốt? Câu trả lời là các mẹ nên vắt sữa SAU khi cho con bú. Bởi vì nếu vắt sữa trước khi cho con bú sẽ khiến trẻ không được hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng trong sữa mẹ. 

Trong đó, vắt bỏ sữa đầu là một trong những sai lầm tai hại nhiều mẹ gặp phải. Sữa đầu là sữa đầu tiên xuất hiện khi bé ti mẹ, sẽ tiết ra trong khoảng 10 phút đầu tiên. Trong sữa đầu có chứa rất nhiều loại protein, nước, vitamin, khoáng chất,...Sữa này sẽ giúp trẻ có thể giải khát vì có chứa rất ít chất béo.

Khi mẹ cho trẻ bú sữa đầu sẽ giúp bé bổ sung nước, kháng thể, vitamin tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bú sữa đầu sẽ không thể giúp bé tăng cân, nên các mẹ cần phải cho trẻ bú cả sữa đầu và sữa cuối để bổ sung chất béo, năng lượng nhiều hơn. Nhờ đó, trẻ có thể no lâu và phát triển, tăng cân tốt hơn.

Các mẹ nên vắt sữa sau khi cho trẻ bú để trẻ hấp thụ được trọn vẹn chất dinh dưỡng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vắt sữa sau khi cho con bú sẽ có tác dụng

  • Giúp trẻ hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng: Vắt sữa sau khi cho con bú sẽ giúp trẻ hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Khi bú mẹ nếu trẻ bú trong thời gian quá ngắn sẽ không thể hấp thụ hết được dinh dưỡng có trong sữa đầu và sữa cuối. 

Tuy nhiên, nếu mẹ vắt sữa thì sẽ có thể tổng hợp được đầy đủ dưỡng chất có trong sữa mẹ. Nhờ đó, trẻ có thể hấp thụ và phát triển tốt hơn.

  • Kích thích tuyến sữa hoạt động: Vắt sữa sẽ giúp các mẹ giải quyết được tình trạng sữa mẹ bị tồn đọng khi trẻ bú không hết. Đồng thời, vắt sữa sẽ kích thích hoạt động của tuyến sữa, giúp tiết sữa đều đặn hơn đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.

  • Chống tắc tia sữa: Khi các mẹ vắt sữa thường xuyên sẽ thì lượng sữa sản xuất ra mỗi ngày sẽ không bị tồn đọng lại các nang sữa. Nhờ đó, các nang sữa sẽ không bị tắc dẫn đến mất sữa hay áp xe vú khiến các mẹ bị đau nhức hay căng tức vú.

Vắt sữa sau sinh sẽ giúp mẹ kích thích hoạt động tuyến sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau sinh bao lâu thì nên hút sữa

Theo một số khuyến cáo, 3 tuần sau sinh là thời gian an toàn nhất, 6 tuần là thời điểm thích hợp nhất để các mẹ sử dụng máy hút sữa. Bởi vì sau sinh nếu hút sữa quá sớm rất dễ khiến các mẹ bị tắc tia sữa sau này.

Tuy nhiên trong một số trường hợp các mẹ có thể cân nhắc việc sử dụng máy hút sữa sinh để cho trẻ bú như:

  • Trẻ còn quá nhỏ chưa bú mẹ trực tiếp được, mẹ có thể hút sữa ngay sau sinh để cho trẻ bú. Tận dụng nguồn sữa non chứa nhiều kháng thể tốt cho trẻ.

  • Trẻ chưa ngậm đúng khớp bú, bú mẹ chưa được sau khi sinh

  • Sữa mẹ về sớm nhưng trẻ chưa bú được nhiều khiến cho vú mẹ bị căng tức, đau đớn, khó chịu. Các mẹ có thể dùng máy hút sữa để hút cho đỡ căng tức và thoải mái hơn đồng thời có thể duy trì lượng sữa cho trẻ.

  • Đầu ti của mẹ quá to, bị thụt vào trong hoặc bị dẹt khiến cho bé không ngậm được thì các mẹ có thể hút sữa ra cho bé bú

Sau sinh 6 tháng là thời điểm tốt nhất cho các mẹ hút sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch hút sữa cho mẹ nuôi trẻ dưới 6 tháng

Đối với trẻ dưới 6 tháng, đặc biệt là trẻ mới sinh cần được cho ăn 2 giờ/ 1 lần vì thế các mẹ cần phải có lịch hút sữa phù hợp để đảm bảo nhu cầu của trẻ. Mỗi ngày mẹ nên hút từ 5 đến 6 lần, mỗi lần cách nhau 3 đến 4 tiếng. Thời gian bắt đầu hút là từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối. Lịch mỗi ngày hút sữa có thể bắt đầu hút sữa từ 7 giờ sáng, 10 giờ trưa, 1 giờ chiều, 4 giờ chiều, 7 giờ tối, 10 giờ tối.

Tùy theo lượng ti của trẻ các mẹ có thể sắp xếp, điều chỉnh lịch hút sữa phù hợp để đảm bảo mẹ có thể ngủ đủ 8 tiếng liên tục mỗi ngày. Lịch hút sữa cần phải đảm bảo đủ lượng sữa cho trẻ. Đồng thời lịch hút sữa cũng không quá nhiều khiến mẹ không có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc trẻ.

Với các bé dưới 6 tháng tuổi mỗi ngày các mẹ nên hút từ 5-6 lần (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch hút sữa cho mẹ nuôi trẻ lớn hơn 6 tháng

Ở mỗi giai đoạn phát triển nhu cầu của trẻ cũng sẽ có sự khác nhau, các mẹ nên nắm rõ điều này để có lịch hút sữa phù hợp, đáp ứng đủ lượng sữa cho trẻ. Lúc này ngoài bú sữa mẹ ra thì trẻ còn được ăn dặm thêm nên số lần bú sẽ ít lại đồng thời tăng lượng sữa mỗi lần bú.

Do đó, giai đoạn này mỗi ngày mẹ chỉ cần hút từ 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 đến 5 tiếng. Lịch hút sữa có thể bắt đầu từ 7 giờ sáng, 11 giờ trưa, 4 giờ chiều.

Khi các bé trên 6 tháng tuổi mẹ sẽ giảm bớt số lần hút sữa chỉ còn khoảng 2-3 lần trong ngày (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách hút sữa cho mẹ sau sinh 

Vắt bằng tay

Vắt sữa mẹ bằng tay là cách vắt truyền thống phù hợp với các mẹ không thích cảm giác hoặc âm thanh khi hoạt động của máy hút sữa. Đồng thời vắt sữa bằng tay cũng rất thuận tiện cho các mẹ vì có thể dùng bất cứ ở đâu hay lúc nào.

Cách thực hiện

Để vắt sữa bằng tay hiệu quả thì các mẹ cần phải học cách vắt thật kỹ để khi vắt được nhiều sữa mà không gây đau, căng tức vú. Trước khi vắt các mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vắt như bình sữa hoặc túi bảo quản, khăn chườm,...

Các bước vắt sữa bằng tay được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa tay thật sạch và vệ sinh, khử dụng các dụng cụ đựng sữa

  • Bước 2: Chọn một tư thế thoải mái để ngồi và tiến hành massage vú hoặc chườm nóng để kích thích tuyến sữa trước khi vắt.

  • Bước 3: Đặt ngón tay cái lên đầu vú và các ngón tay còn lại dưới bầu vú tạo thành hình chữ C. Ngón tay cái và các ngón tay phải cách núm vú một khoảng từ 2-5cm. Sau đó, ấn vào vào bầu vú rồi thả ra, lặp lại động tác này đến khi sữa chảy ra.

  • Bước 4: Dùng bình đựng sữa đã vắt, đặt núm vú ở trên đầu bình để hứng sữa đã vắt. Mỗi bên vú vắt từ 3-5 phút sau đó chuyển động tay xung quanh bầu vú để vắt được hết sữa.

  • Bước 5: Chuyển sang vú còn lại khi sữa đã ngừng chảy. Mẹ có thể cho bé uống ngay lập tức hoặc đựng vào túi bảo quản đem cất để dùng sau.

Vắt sữa bằng tay có thể giúp các mẹ làm tan các cục sữa tắc trong ống dẫn sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số điều các mẹ cần lưu ý để vắt sữa thoải mái và dễ dàng hơn:

  • Trước khi vắt sữa bằng tay các mẹ nên massage vú, xoa bóp đều xung quanh vú để kích thích tuyến sữa khi vắt sẽ được nhiều hơn. Đồng thời việc massage hoặc xoa bóp sẽ làm tan các cục sữa bị tắc trong ống dẫn sữa giúp các mẹ giảm bớt khó chịu và vắt sữa dễ dàng hơn.

  • Việc bóp, kéo dọc theo da trong quá trình vắt sẽ khiến các mẹ đau, bầm tím da, khó chịu vì thế trước khi vắt các mẹ nên chườm ấm vú để có thể thoải mái hơn 

Hút bằng máy

Việc hút sữa bằng máy đang là lựa chọn của nhiều mẹ bỉm ngày nay bởi vì sự tiện lợi và tiết kiệm được nhiều thời gian để các mẹ nghỉ ngơi và chăm sóc trẻ.

Cách thực hiện

Do dùng máy để hút sữa nên các mẹ cần phải lựa chọn thương hiệu uy tín, chất lượng và phù hợp với bản thân để khi hút sữa dễ dàng hơn và tránh gây đau

Các bước hút sữa bằng máy được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa tay thật sạch, vệ sinh và khử trùng máy hút sữa, bình đựng, túi bảo quản
  • Bước 2: Kiểm tra hoạt động của máy hút sữa
  • Bước 3: Chọn tư thế ngồi hút sữa thoải mái và massage vú trước khi hút để kích thích tuyến sữa
  • Bước 4: Đặt phễu hút lên bầu ngực, ấn phễu hút vào đúng vị trí của núm để hút được sữa. Trong quá trình hút sữa thì các mẹ canh giữ máy hút, ấn nhẹ vào đầu núm rồi thả ra.
  • Bước 5: Tiến hành hút trong vòng khoảng từ 15-20 phút cho mỗi bên vú. Các mẹ nên điều chỉnh tốc độ hút phù hợp giống với chuyển động của trẻ khi bú. Sau khi hút xong các mẹ có thể vắt lại bằng tay để sạch sữa.

Một số điểm các mẹ cần lưu ý khi sử dụng máy hút sữa như

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của máy, làm quen với cách hoạt động của máy để tránh khi dùng xảy ra sự cố hoặc gây đau cho các mẹ

  • Các mẹ nên giữ tinh thần thật thoải mái để dòng sữa không bị tắc

  • Điều chỉnh tốc độ hút thật phù hợp để không gây căng tức hoặc đau khi hút sữa

  • Khi sữa hút có dấu hiệu chậm lại thì các mẹ nên tắt máy hút

Hút sữa bằng máy sẽ giảm được các ma sát làm đau tức vú cho các mẹ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý khi hút sữa trong thời kỳ cho con bú

Để quá trình hút sữa trong thời kỳ cho con bú diễn ra thuận lợi, không ảnh hưởng đến mẹ và em bé thì các mẹ nên chú ý một số điều sau:

Nên hút sữa bằng máy

Hút sữa bằng máy rất nhanh giúp các mẹ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để nghỉ ngơi chăm sóc cho em bé hơn là vắt bằng tay. Đồng thời, khi vắt bằng máy sẽ ít làm đau vú, bỏng rát hay để lại các vết bầm. Hút sữa bằng máy đặc biệt là máy đôi sẽ giúp các mẹ hút đều sữa hai bên, giảm cảm giác căng tức sữa cho các mẹ bỉm.

Tiệt trùng dụng cụ trước khi vắt

Trước khi các mẹ hút sữa thì cần phải vệ sinh máy hút, bình đựng hay túi bảo quản thật sạch. Nếu ở nhà có máy tiệt trùng thì sau khi rửa các mẹ nên bỏ vào máy để tiệt trùng vi khuẩn. Bởi vì sau khi hút sữa ra thì sữa rất dễ bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến tiêu hóa và đường ruột của trẻ.

Các mẹ nên tiệt trùng dụng cụ trước khi vắt sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo quản sữa sau khi vắt

Sữa sau khi vắt các mẹ có thể cho bé dùng trực tiếp hoặc bảo quản ở ngăn mát để bảo quản trong ngày. Nếu bé sử dụng không hết sữa thì các mẹ có thể cho vào túi để trữ đông, khi cho vào túi mẹ nên ép hết không khí ra ngoài để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Xem thêm: 10+ Nguyên tắc vắt sữa mẹ tuyệt đối không thể bỏ qua

Hâm sữa đã vắt đi sử dụng

Đối với sữa đã bảo quản lạnh trước khi cho trẻ dùng thì các mẹ nên mang đi hâm nóng ở nhiệt độ 35-40 độ C để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Khi hâm sữa các mẹ cũng cần phải hâm đúng cách để giữ được những giá trị dinh dưỡng có trong sữa.

Hâm sữa cho trẻ thì các mẹ nên lấy lượng vừa đủ sử dụng. Khi hâm không nên hâm trực tiếp trên lửa sẽ làm mất chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa. 

Đối với sữa được trữ đông thì mẹ nên rã đông ở ngăn mát trước khi hâm đồng thời không nên rã đông trực tiếp vì việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm dinh dưỡng trong sữa mất đi. Nếu trẻ không dùng hết sữa đã hâm thì nên bỏ đi và không cho trẻ bú lại.

Hâm sữa ở 40 độ C sẽ giúp giữ được chất dinh dưỡng trong sữa cho trẻ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đã làm rõ vấn đề nên vắt sữa trước hay sau khi cho con bú. Nuôi con trong giai đoạn sau sinh vô cùng vất vả vì trẻ sẽ phát triển và thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Để chăm sóc tốt cho trẻ các mẹ nên có kế hoạch sắp xếp phù hợp để đảm bảo vừa đủ sữa cho trẻ vừa có thời gian để hồi phục sau sinh. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có thêm được nhiều thông tin bổ ích khi nuôi con bằng sữa mẹ. Chúc các mẹ có hành trình nuôi con khỏe mạnh và thành công!

Expressing your breast milk - Truy cập ngày 13/8/2022

https://www.nhs.uk/start4life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/expressing-your-breast-milk/expressing-breast-milk/

When and How Should I Start Expressing Breast Milk? - Truy cập ngày 13/8/2022

https://www.medela.com.au/breastfeeding/blog/breast-milk-expressing-tips/when-and-how-should-i-start-expressing-breast-milk

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!