Sữa mẹ được đánh giá là nguồn dinh dưỡng tốt và cần thiết nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Nếu sữa không có đủ nguồn dưỡng chất sẽ khiến bé chậm lớn, đề kháng kém. Vậy làm thế nào để nhận biết sữa mẹ đang bị thiếu chất? Bài viết sau sẽ chia sẻ cho mẹ 7 dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất dễ nhận biết nhất.
7+ Dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất
Sữa mẹ thiếu chất là một tình trạng đáng lo ngại và cần phát hiện sớm để có hướng giải quyết. Nếu bé liên tục bú sữa mẹ thiếu chất sẽ chậm phát triển, ảnh hưởng đến trí tuệ. Dưới đây là 7 dấu hiệu cho biết sữa mẹ đang thiếu chất mẹ nên biết:
Em bé không tăng cân
Trẻ bú sữa mẹ không tăng cân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, sữa mẹ thiếu chất là 1 trong những lý do cần đưa vào cân nhắc. Một số loại chất thường bị thiếu hụt khiến bé chậm tăng cân gồm có: kali, sắt, canxi, kẽm, vitamin A, B, D,... Việc liên tục bú sữa mẹ bị thiếu chất sẽ khiến bé bị suy dinh dưỡng, thấp bé và nhẹ cân hơn so với các trẻ cùng tuổi.
Em bé bị giảm cân
Một trong những dấu hiệu tiếp theo cho thấy sữa mẹ đang thiếu chất đó là bé bị giảm cân. Nếu trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ, cơ thể sẽ chuyển sang tích tụ chất béo để lấy năng lượng. Đồng thời, cơ thể cũng diễn ra hoạt động đốt cháy các chất béo tích tụ nên sẽ dẫn đến việc giảm cân, một điều có thể không tốt cho sức khỏe vì chất béo của em bé giúp giữ ấm cho mẹ.
Em bé thường xuyên bị ốm
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho trẻ kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật,... Một số dưỡng chất có trong sữa mẹ có thể kể đến như: Lipid, protein, sắt, canxi, selen, Carbohydrate,... Khi dinh dưỡng, sữa mẹ thiếu chất, không đảm bảo đủ những chất trên sẽ khiến trẻ dễ bị ốm. Hệ miễn dịch càng yếu khiến trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm gây ho sốt, sổ mũi,... Nguy hiểm hơn trẻ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, sốt xuất huyết, lao,...
Em bé phát triển chậm
Trong năm đầu tiên, mỗi một đứa trẻ đều sẽ trải qua các quá trình như:
-
Tháng 1 - 3: Bắt đầu ngốc đầu và phát ra âm thanh, cười
-
Tháng 4 - 6: Bé bắt đầu lật và tập trườn, bò, ngồi.
-
Tháng 7 - 12: Bé tập đứng và đi. Răng bắt đầu mọc
Tuy nhiên, khi trẻ không đạt được giai đoạn phát triển trên có nguyên nhân từ thiếu hụt dinh dưỡng. Việc bé không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ khiến trẻ phát triển chậm, tụt lại đằng sau bạn đồng trang lứa.
Năng lượng của trẻ kém
Khi trẻ không được hấp thụ đủ dinh dưỡng, cơ thể sẽ không có năng lượng để duy trì hoạt động trong ngày. Em bé luôn có trạng thái ủ rũ, không hứng thú với mọi việc xung quanh. Trên thực tế, thiếu hụt năng lượng là một triệu chứng của marasmus - thể suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em. Khi trẻ mắc phải chứng marasmus sẽ khiến cơ thể, các cơ bị teo lại, chậm lớn. Đồng thời, các bé có thể sẽ trông già hơn so với tuổi.
Em bé chậm mọc răng
Bé mọc răng chậm là một dấu hiệu cho biết sữa mẹ đang thiếu chất. Ba loại chất khiến cho các mầm răng của trẻ kém phát triển gồm có: vitamin D, vitamin K2 canxi. Chậm mọc răng là biểu hiện không nguy hiểm nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Bởi việc bé chậm mọc răng có thể là dấu hiệu của 1 bệnh lý khác, lúc này bé cần được khám và điều trị kịp thời. Thêm nữa nếu để tình trạng này quá lâu có thể dẫn đến các biến chứng không tốt về sau như:
-
Răng vĩnh viễn mọc lệch
-
Viêm quanh thân răng
-
Sâu răng
Nước tiểu và phân của trẻ thải ra ít
Khi dinh dưỡng hấp thụ được ít, đào thải và bài tiết trong cơ thể trẻ cũng kém hơn . Do đó, lượng nước tiểu và phân thải ra ngoài sẽ ít hơn so với các bé bú sữa mẹ giàu dưỡng chất. Triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng da kém săn chắc và các thóp bị trũng xuống. Tuy nhiên, lượng chất thải thấp có thể là biểu hiện của việc bé đang gặp vấn đề về thận và đường tiêu hóa. Tốt nhất mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời để xác định đúng bệnh và điều trị đúng cách.
Bé hay quấy khóc ban đêm
Dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất cuối cùng đó là bé hay quấy khóc ban đêm. Nguyên nhân là do sữa mẹ thiếu Canxi, vitamin A, D. Khi cơ thế bé thiếu 3 loại chất trên sẽ khiến trẻ hay giật mình, ngủ không sâu giấc, quấy khóc đêm. Về lâu dài, nếu cơ thể trẻ không được hấp thu đủ canxi và vitamin D trẻ sẽ dễ bị còi xương, chậm lớn.
Ăn gì để tăng chất lượng sữa mẹ hiệu quả?
Muốn có được nguồn sữa mẹ dồi dào, đủ dưỡng chất cho bé mẹ nên ăn uống khoa học. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho sữa mẹ, mẹ có thể áp dụng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày:
Gạo, ngũ cốc nguyên cám
Thực phẩm dinh dưỡng đầu tiên giúp tăng chất lượng sữa mẹ đó là gạo, ngũ cốc nguyên cám. Trong thành phần của hai thực phẩm này có chứa nhiều carbohydrate phức hợp. So với carbohydrate tinh chế thì carbohydrate phức hợp giúp mẹ có cảm thấy no lâu và mức năng lượng giảm chậm hơn.
Gạo, ngũ cốc nguyên cám còn cung cấp thêm lượng lớn vitamin B và chất xơ lành mạnh cho cơ thể. Nhóm chất này có tác dụng giúp mẹ no lâu, lợi sữa, tiêu hóa tốt và bổ máu.
[Cảnh báo] Nguy hiểm khi nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể gây mù
Nguyên nhân sữa mẹ có mùi tanh và cách khắc phục siêu hiệu quả
Sữa mẹ đến khi nào thì hết chất? Có nên cai sữa sớm cho trẻ hay không?
Cá hồi
Cá hồi là một lựa chọn hoàn hảo để cung cấp dưỡng chất cho nguồn sữa mẹ. Loại cá này cung cấp lượng chất béo DHA vô cùng quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Hơn nữa, DHA, vitamin B12 và omega-3 trong cá hồi còn giúp tâm trạng của mẹ trở nên tốt hơn. Các nghiên cứu đã cho thấy ăn cá hồi sau sinh có khả năng ngăn ngừa chứng trầm cảm khá tốt. Đồng thời, cá hồi còn chứa nhiều vitamin D giúp bé tăng cường khả năng hấp thụ canxi.
Thịt bò
Thịt bò là loại thịt động vật chứa hàm lượng protein, kẽm, sắt và vitamin B khá cao. Những loại chất này giúp mẹ duy trì năng lượng, bổ máu để có sức khỏe tốt nhất. Đồng thời, hàm lượng vitamin B12 trong thịt bò còn giúp mẹ có lợi sữa dồi dào cho con hơn.
Trứng gà
Trong trứng gà có chứa protein, vitamin A, B2, B6, B12, D, acid folic, choline, canxi, nhất là omega 3,… Những dinh dưỡng này sẽ giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Đặc biệt, ăn trứng gà còn giúp tăng chất lượng sữa mẹ để bé bú ngon và phát triển tốt hơn.
Trái cây
Trái cây là thực phẩm tiếp theo mẹ nên bổ sung đầy đủ trong chế độ dinh dưỡng cho con bú. Ăn trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sữa về. Một số loại quả giúp lợi sữa, tốt cho sức khỏe mẹ và bé có thể kể đến như:
-
Chuối: Loại trái cây này chứa hàm lượng lớn sắt và xenlulozơ giúp bổ máu, tái tạo hồng cầu, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Đồng thời, chuối chứa hàm lượng calo, Kali, vitamin B và vitamin C cao giúp duy trì dòng sữa mẹ tốt hơn.
-
Hồng xiêm: Đây là loại quả có tính ngọt, mát, nhuận tràng, giàu canxi, sắt giúp tăng năng lượng, kích thích sữa đặc, thơm mát. Đồng thời, hồng xiêm cung rất giàu chất xơ giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn.
-
Đu đủ: Đây là loại trái cây có khả năng tăng chất lượng sữa mẹ tốt bởi nó có chứa các nhiều vitamin A, B, C, xenlulozơ, canxi, photpho, magie,...
-
Quả bơ: Bơ chứa các loại axit béo thiết yếu như omega-3, omega-6, omega-9 dồi dào có tác dụng chống oxy hóa, kích thích sản xuất sữa mẹ.
-
Sung: Quả sung chứa nhiều nguyên tố vi lượng và giàu vitamin cần thiết như kali, phốt pho, vitamin C, vitamin A, beta-carotene,... Các loại chất này giúp nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa, tăng tiết sữa và nhanh chóng lấy lại vóc dáng.
-
Vú sữa: Trong vú sữa chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B3, C, glucid, sắt, canxi, lipid, chất xơ giúp tăng lượng sữa cho con.
Rau xanh
Bên cạnh việc bổ sung trái cây mẹ cung nên ăn nhiều loại rau xanh, nhất là rau có màu xanh đậm. Rau xanh là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Hơn thế, rau xanh còn rất giàu vitamin A, C, E và K giúp tăng cường năng lượng và dưỡng chất trong sữa.
Các loại hạt dinh dưỡng
Nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe và sữa mẹ tiếp theo là các loại hạt dinh dưỡng. Hạt sấy khô cung cấp nhiều protein, vitamin E, chất xơ, chống oxy hóa,... đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày. Mẹ có thể ăn các loại hạt dinh dưỡng cùng với sữa và trái cây tươi vào bữa ăn sáng hoặc bữa xế chiều.
Giữ tinh thần tốt giúp nâng cao chất lượng sữa mẹ
Quá trình sản xuất sữa mẹ sẽ chịu sự tác động của 2 hormone Prolactin và Oxytocin. Trong đó: Prolactin có tác dụng tăng phản xạ tạo sữa, kích thích các tế bào tiết sữa sản xuất ra sữa. Oxytocin giúp tăng phản xạ tống sữa, co các cơ xung quanh nang sữa để dẫn sữa ra núm vú.
Khi bị stress cơ thể mẹ sẽ tiết ra hormone Crosotil gây suy giảm hormone prolactin và oxytocin. Điều này khiến cho quá trình tiết sữa bị giảm sút và sữa bị mất hương vị thơm ngon vốn có.
Đồng thời, tinh thần kém, không được thoải mái còn khiến việc ăn uống của mẹ bị ảnh hưởng. Mẹ sẽ ăn ít, chán ăn, thậm chí là bỏ bữa làm sữa bị thiếu chất, sức khỏe suy yếu,...
Giải pháp tốt nhất giúp nâng cao chất lượng sữa là giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ sau sinh. Mẹ có thể giải tỏa căng thẳng và tạo niềm vui cho bản thân bằng cách:
-
Làm điều mình thích: Thoải mái làm điều mình thích là cách giúp tình thần tốt hơn vô cùng hiệu quả. Mẹ có thể nấu ăn, nghe nhạc, đi chơi hoặc bất cứ điều gì mình mong muốn.
-
Giao lưu với bạn bè: Khi cảm thấy quá căng với việc chăm sóc bé, mẹ có thể đi ra ngoài trò chuyện cùng bạn bè. Một buổi họp mặt tuy ngắn nhưng nó sẽ giúp mẹ không còn mệt mỏi, lo lắng. Hơn hết, mẹ còn được chia sẻ và học hỏi thêm nhiều bí quyết chăm con hay từ các mẹ bỉm khác.
-
San sẻ công việc với người thân: Mẹ đừng nên ôm đồm nhiều công việc về bản thân mình một lúc. Thay vào đó mẹ hãy san sẻ với chồng của mình để tinh thần được thoải mái và đỡ áp lực hơn.
Nghỉ ngơi điều độ
Thời gian đầu sau sinh, nhiều mẹ dễ rơi vào tình trạng mất ngủ trầm trọng khiến sức khỏe suy giảm. Đồng thời, việc ngủ nghỉ không đủ giấc còn khiến việc tiết sữa bị ít, chất lượng sữa kém. Do đó, để có nguồn sữa mẹ đủ dưỡng chất và dồi dào mẹ nên nghỉ ngơi điều độ. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, mẹ nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày để có năng lượng tốt nhất để chăm bé. Khi cơ thể khỏe mạnh mẹ sẽ ăn uống, sinh hoạt tốt hơn giúp sữa về nhiều hơn. Vào ban ngày, nếu cảm giác buồn ngủ mẹ có thể nhờ người thân trong nhà trông bé để ngủ thêm.
Xem thêm: Sữa mẹ loãng ăn gì cho đặc? Top 5+ thực phẩm không nên bỏ qua
Vận động hợp lý
Luyện tập thể thao khi cho con bú mang lại rất nhiều lợi ích như: giảm chứng trầm cảm sau sinh, giảm stress, cải thiện chất lượng giấc ngủ, sức khỏe tim mạch,... Bên cạnh đó, việc vận động hợp lý còn giúp nâng cao chất lượng sữa mẹ rất hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên vận động với cường độ vừa phải để tránh gây mất sức. Một số bài tập mẹ có thể áp dụng để nâng cao sức khỏe khi đang cho con bú gồm có: bơi lội, đi bộ, yoga, squats,...
Giải trí lành mạnh
Đây là cách giúp nâng cao sữa mẹ ngay tại nhà vô cùng đơn giản mà bất kỳ ai cũng thực hiện được. Giải trí lành mạnh là hoạt động vừa giúp nâng cao sức khỏe tinh thần, vừa giúp sữa mẹ có chất lượng hiệu quả. Một số hoạt động giải trí mẹ có thể làm khi cho con bú gồm: đọc sách, xem phim, nghe nhạc, nấu món ăn yêu thích,...
Trên đây là những dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất. Các mẹ hãy tham khảo thật kỹ để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho em bé nhà mình nhé. Đồng thời đừng quên áp dụng các mẹo giúp sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của bé hơn mẹ nhé.
15 Signs Mom's Breast Milk Isn't Nutritious Enough - Truy cập ngày 26/9/2022
https://www.babygaga.com/15-signs-moms-breast-milk-isnt-nutritious-enough/
What Are the Signs Your Milk Supply Is Decreasing? - Truy cập ngày 26/9/2022
https://www.healthline.com/health/breastfeeding/signs-your-milk-supply-is-decreasing