zalo
Bí kíp “vàng” nuôi con bằng sữa mẹ chi tiết từ A - Z không thể bỏ qua
Giai đoạn hậu sản

Bí kíp “vàng” nuôi con bằng sữa mẹ chi tiết từ A - Z không thể bỏ qua

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

17/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sẽ khá khó khăn và rắc rối đối với các mẹ lần đầu sinh con. Cho bé bú như thế nào, nhu cầu uống sữa của bé sẽ thay đổi ra sao? Dấu hiệu cho khi bé muốn ti hay tư thế cho bé bú như thế nào mới đúng? Tất cả những vấn đề và câu hỏi đó sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây. Qua bài viết này các mẹ sẽ hiểu rõ hơn về quá trình nuôi con bằng sữa mẹ và bỏ túi thêm những bí kíp nuôi con hữu ích.

Sữa mẹ - Nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ mà mọi bác sĩ đều khuyên các mẹ nên cho trẻ bú từ khi mới lọt lòng. Trong sữa mẹ có chứa hàng trăm chất dinh dưỡng khác nhau bao gồm protein, lipit, kháng thể, vitamin, men, hormone,...

5+ Dạng sữa mẹ bé có thể hấp thụ

Sữa mẹ sẽ được sản xuất xuyên suốt từ khi các mẹ bắt đầu quá trình mang thai cho đến khi sinh em bé. Trong quá trình đó, lượng sữa sẽ tiết ra rất ít và tăng dần theo thời gian bao gồm những dạng sữa như sau:

  • Sữa non: Đây là loại sữa đầu tiên xuất hiện ở cuối giai đoạn thai kỳ và những ngày đầu sau sinh. Sữa non thường khá đặc, có màu vàng và chứa rất nhiều protein, tế bào bạch cầu, kháng thể, IgA, các yếu tố tăng trưởng.

  • Sữa chuyển tiếp: Sau khoảng 5 ngày sau sinh thì sữa mẹ sẽ chuyển thành sữa chuyển tiếp. Trong sữa chuyển tiếp sẽ chứa nhiều vitamin , đường lactose, chất béo,...

  • Sữa trưởng thành: Sữa sẽ xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi sinh. Sữa trưởng thành thường sẽ loãng, có màu trắng đục và chứa khoảng 90% là nước. Ngoài ra, sữa còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng rất như protein, chất béo, carbohydrate, men,...để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.

  • Sữa đầu bữa: Sữa thường xuất hiện khoảng 10 phút ở đầu cữ bú để giúp trẻ giải khát. Sữa đầu bữa có màu trắng và trong sữa chứa các dưỡng chất như vitamin, protein, chất khoáng, nước, một lượng nhỏ chất béo,...

  • Sữa cuối bữa: Sữa cuối sẽ được tiết ra sau sữa đầu, sữa thường có màu vàng và đặc sánh. Trong sữa có chứa nhiều dưỡng chất, năng lượng và chất béo nên giúp trẻ no lâu hơn và tăng cân tốt hơn.

Các dạng sữa mẹ cho trẻ bú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các phản xạ tự nhiên của nguồn sữa mẹ

Để cho trẻ bú đúng cách thì trước tiên các mẹ phải nên hiểu rõ các phản xạ tự nhiên của nguồn sữa mẹ. Từ đó, cách mẹ có thể lựa chọn tư thế và cách bú phù hợp với từng bé. Dưới đây là một số phản xạ tự nhiên của nguồn sữa mẹ mà các mẹ có thể tham khảo qua.

  • Phản xạ tiết sữa: Phản xạ này còn được gọi là phản xạ Prolactin. Khi trẻ mút vú mẹ trong quá trình bú mẹ sẽ kích thích bài tiết Prolactin sau đó chất này sẽ đi từ từ vào máu, lên đến vú và khiến vú tiến hành sản xuất sữa. 

Prolactin sẽ ở trong máu khoảng 30 phút sau khi bé sau để tạo sữa cho cữ bú sau. Do nó, nếu trẻ bú càng nhiều thì vú mẹ sẽ sản xuất càng nhiều sữa. Thông thường, lượng Prolactin được tạo ra nhiều vào ban đêm sẽ rất tốt cho việc duy trì và sản xuất sữa mẹ

  • Phản xạ phun sữa: Hay còn được gọi là phản xạ Oxytocin, phản xạ sẽ được hình thành khi trẻ mút vú của mẹ và sau đó kích thích bài tiết Oxytocin. Lượng Oxytocin này sẽ đi vào máu và đến vú khiến cho các tế bào xung quanh các nang sữa có lại để đẩy sữa ra ngoài. 

Nếu phản xạ Oxytocin gặp rắc rối thì trẻ sẽ rất khó khăn khi bú sữa mẹ. Ngoài ra, phản xạ này bị ảnh hưởng khá lớn bởi suy nghĩ của người mẹ. Nếu mẹ vui vẻ, hài lòng, gần gũi yêu thương con thì sẽ rất tốt cho sự hình thành của phản xạ Oxytocin.

  • Phản xạ ức chế sữa: Phản xạ được hình thành do một yếu tố phụ có trong sữa mẹ được gọi là chất ức chế tạo sữa. Khi sữa mẹ bị tồn đọng nhiều trong vú thì chất ức chế sữa sẽ tiết ra và làm cho vú ngừng sản xuất sữa. 

Vì vậy, để tạo ra nhiều sữa cho bé bú thì phải luôn giữ cho vú mẹ rỗng bằng cách cho bé bú thường xuyên hoặc tiến hành vắt sữa mẹ.

Các phản xạ tự nhiên của nguồn sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Các chuyên gia và bác sĩ luôn khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi vì sữa mẹ không chỉ tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ mà còn đem lại lợi ích tuyệt vời cho các mẹ. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời từ sữa mẹ mà các mẹ nên biết:

Đối với em bé

Sữa là là nguồn dưỡng chất phong phú và cần thiết cho trẻ nhỏ bởi những lợi ích mà không loại thức ăn nào có thể thay thế được.

  • Cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé phát triển toàn diện: Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều dưỡng chất như protein, vitamin, kháng thể, chất béo tốt cho sự phát triển toàn diện và thể chất, trí não và hệ thống miễn dịch của trẻ.

  • Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng: Nguồn kháng thể tự nhiên trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng chống lại những nguy cơ gây bệnh cho trẻ. Đồng thời cũng sẽ bảo vệ trẻ khỏi các bệnh như hen suyễn, dị ứng, nhiễm trùng tai, hô hấp, tiêu chảy,... 

  • Tốt cho sự phát triển trí não: Hàm lượng DHA trong sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Đồng thời trong quá trình cho bú, sự tiếp xúc gần gũi, tiếp xúc da thịt giữ mẹ và bé, tiếp xúc bằng mắt cũng sẽ giúp bé phát triển chỉ số thông minh cao hơn.

  • An toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ: Sữa mẹ luôn được duy trì ở một nhiệt độ ổn định và luôn chứa rất nhiều dưỡng chất an toàn cho tiêu hóa của trẻ. Bên cạnh đó, nhờ khả năng nhuận trường, dễ tiêu hóa nên khi bú mẹ trẻ rất ít bị táo bón. 

Hơn thế, sữa mẹ còn giúp bé dễ tiêu hơn bằng cách tiêu diệt các vi sinh vật có hại và hỗ trợ các vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa của trẻ.

  • Gắn kết tình cảm mẹ con: Sự tiếp xúc da thịt gần gũi, giao tiếp bằng mắt khi mẹ cho trẻ bú sẽ làm tăng thêm tình cảm mẹ con. Đồng thời, việc mẹ cho trẻ bú cũng sẽ tạo cảm giác an toàn hơn cho trẻ.

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với mẹ

Không những bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho trẻ, sữa mẹ còn mang lại những lợi ích tuyệt vời cho các mẹ như:

  • Giúp giảm cân sau sinh: Quá trình sản xuất ra sữa cho trẻ sẽ khiến các mẹ tiêu hao rất nhiều năng lượng. Do đó, khi trẻ bú càng nhiều thì mẹ tiêu hao năng lượng càng nhiều nên các mẹ giảm cân tốt hơn và lấy lại vóc dáng nhanh hơn.

  • Cải thiện tâm lý sau sinh: Việc cho con bú sẽ giúp các mẹ giải phóng hormone Oxytocin và thúc đẩy việc nuôi dưỡng và thư giãn tinh thần. Nhờ đó ổn định huyết áp và giải tỏa tâm lý căng thẳng của các mẹ trong quá trình chăm con sau sinh.

  • Giảm nguy cơ băng huyết sau sinh: Khi mẹ cho trẻ bú sẽ kích thích sự co bóp của tử cung để trở lại kích thước trước khi mang thai. Khi tử cung co thắt còn giúp sản dịch sau sinh được tống ra ngoài nhanh hơn.

  • Tiết kiệm chi phí: Nuôi con bằng sữa mẹ cũng sẽ giúp các mẹ tiết kiệm được một khoản tiền. Bởi vì khi nuôi trẻ bằng sữa ngoài sẽ có thể tiêu tốn một khoản từ 100.000- 200.000 VNĐ/ngày tùy vào thương hiệu, chất lượng và lượng sữa mà bé bú.

  • Nâng cao sức khỏe: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy khi mẹ cho con bú sữa mẹ sẽ giảm bớt được nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư vú,...

Cho con bú còn giúp các mẹ nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Nguyên tắc khi nuôi con bằng sữa mẹ nên tuân thủ

Để đem lại những lợi ích và an toàn tốt nhất cho trẻ thì khi cho trẻ bú các mẹ nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

Cho con bú ngay sau khi sinh

Trong vòng 1 giờ sau khi sinh các mẹ nên cho trẻ bú mẹ ngay để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho trẻ khi mới chào đời. Đồng thời, cho trẻ bú mẹ sớm để giúp mẹ co hồi tử cung tốt hơn, tránh tình trạng bị chảy máu, băng huyết và giúp mẹ có thể tiết sữa sớm hơn.

Trong quá trình cho trẻ bú, các mẹ cũng không nên cho trẻ ăn hoặc uống bất kỳ đồ ăn gì khác nhất là sữa ngoài trong lúc sữa mẹ chưa về. Bởi vì nếu trẻ ăn các đồ ăn ngoài ăn bú sữa ngoài sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa của mẹ hoặc trẻ có thể sẽ không chịu bú sữa mẹ

Hơn nữa, nếu trẻ không chịu bú mẹ khi sữa đã về có thể khiến mẹ bị căng tức sữa rất đau và khó chịu.

Các mẹ nên cho bé bú ngay sau khi sinh để kích thích tuyến sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Trong 6 tháng đầu đời các mẹ chỉ nên cho trẻ bú sữa mà không cần phải cho ăn thêm thức ăn hay đồ uống nào khác và tiếp tục cho trẻ bú đến khi 24 tháng tuổi. Trong sữa sẽ có đầy đủ các dưỡng chất, năng lượng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí não và hệ miễn dịch để bảo vệ trẻ trước các nguy cơ nhiễm bệnh.

Cho bé bú theo nhu cầu, đủ cữ: 1 cữ bú của bé kéo dài bao lâu? 

Giai đoạn này trẻ sẽ bú theo nhu cầu của cơ thể cả ngày lẫn đêm. Trẻ sẽ bú sữa từ 8 đến 12 lần trong ngày theo kích cỡ dạ dày của trẻ. Kích cỡ dạ dày của sẽ sẽ thay đổi theo các khoảng thời gian nhất định. 

Sau 1 đến 2 ngày sau sinh sẽ thì dạ dày sẽ có thể tích từ 5-7ml, từ 3 đến 4 ngày sẽ có thể tích từ 22-27ml và sau 10 ngày sẽ có thể tích từ 60-80ml. Đến khi trẻ trong 1 tháng tuổi thì dạ dày sẽ có thể tích từ 80-150ml. Thời gian trung bình một cữ bú của trẻ sẽ kéo dài trong vòng từ 20 đến 30 phút.

Khi cho bú các mẹ nên lưu ý cho trẻ bú hết sữa ở một bên rồi mới chuyển bên khác để trẻ bú được sữa đầu và sữa cuối, tận dụng được hết nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Các mẹ nên cho bé bú thường xuyên và đủ cữ cả ngày lẫn đêm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhu cầu sữa của bé trong 6 tháng đầu mẹ cần lưu ý

Để chăm sóc và cho bé bú đúng cách thì các mẹ phải nắm rõ nhu cầu sữa của bé trong từng giai đoạn phát triển. Nhu cầu sữa của bé trong 6 tháng đầu đời được xác định như sau:

Nhu cầu sữa của trẻ trong 7 ngày đầu đời

Trong những ngày đầu đời sau khi sinh thì các mẹ có thể dựa vào kích cỡ dạ dày của trẻ để xác định nhu cầu sữa theo từng ngày tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi: Lượng sữa khoảng 5-7ml

  • Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi: Lượng sữa khoảng 12-16ml

  • Trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi: Lượng sữa khoảng 22-27ml

  • Trẻ sơ sinh 4 đến 6 ngày tuổi: Lượng sữa khoảng 30ml

  • Trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi: Lượng sữa khoảng 35ml

Các cữ bú của trẻ sẽ cách nhau từng 2 đến 3 tiếng và lượng sữa sẽ được thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ. Nếu cho trẻ bú xong nhưng trẻ vẫn còn quấy khóc đòi thêm thì mẹ có thể cho bé bú thêm.

Nhu cầu sữa của trẻ trong 2 - 3 tháng đầu đời

Giai đoạn này trẻ đã quen được với môi trường sống xung quanh  và dạ dày của trẻ đã ổn định và lớn dần theo thời gian. Vì thế lượng sữa của trẻ cũng sẽ thay đổi theo.

  • Trẻ sơ sinh từ 7 ngày đến 1 tháng tuổi: Lượng sữa khoảng 35-60ml

  • Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi: Lượng sữa khoảng 60-90ml

  • Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi: Lượng sữa khoảng 60-120ml

Nhu cầu sữa của trẻ trong 4-6 tháng tuổi

Lúc này trẻ đã có sự thay đổi rõ về thể chất và trí não, trẻ bắt đầu vận động nhiều hơn, biết cười đùa, biết lật,...do đó bé cũng tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Lượng sữa cũng vì đó mà tăng lên.

  • Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi: Lượng sữa khoảng 90-120ml

  • Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi: Lượng sữa khoảng 90-120ml

  • Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi: Lượng sữa khoảng 120-230ml

Nhu cầu sữa của trẻ theo từng độ tuổi mà các mẹ nên biết (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu trẻ muốn ti mẹ nên lưu ý 

Trẻ sơ sinh sẽ không biết nói nên trẻ thường sẽ biểu hiện nhu cầu của bản thân bằng một số hành động. Dựa theo những dấu hiệu đó mà các mẹ có thể nhận biết trẻ đang đói để cho trẻ ti sữa mẹ.

  • Liếm môi

  • Mút tay

  • Tìm kiếm, hướng về phía bầu ngực của mẹ: Đây là các phản xạ tìm mẹ của trẻ. Trong những tuần đầu sau sinh khi mẹ chạm vào má của trẻ thì trẻ sẽ quay đầu về hướng má bị chạm để tìm kiếm bầu sữa.

  • Quấy khóc: Dấu hiệu này xảy ra khi trẻ quá đói nhưng mẹ vẫn chưa cho trẻ bú, lúc này trẻ sẽ tỏ ra khó chịu và quấy khóc.

Tuy nhiên, ở một số trẻ sẽ không có các dấu hiệu trên do đó các mẹ có thể dựa vào thời gian và lượng sữa để canh cho trẻ bú. 

Trẻ quấy khóc khóc là một trong những dấu hiệu để mẹ biết trẻ muốn ti sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn cho con bú sữa mẹ đúng cách, an toàn

Tư thế cho con bú sữa mẹ rất quan trọng đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tư thế bú đúng sẽ giúp trẻ bú sữa dễ dàng hơn và hạn chế được các tình trạng sặc hay nôn trớ sau khi cho trẻ bú. Sau đây là cách cho trẻ bú đúng cách, an toàn các mẹ có thể tham khảo.

Tư thế cho con bú

Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh các mẹ có thể lựa chọn bất kỳ tư thế nào để cho trẻ bú phù hợp. Mẹ có thể chọn tư thế bú nằm, bú ngang, bú ẵm miễn sao đảm bảo được cả mẹ và trẻ đều được thoải mái.

Khi cho trẻ bú mẹ nên đặt đầu và thân trẻ nằm trên một đường thẳng, bụng trẻ phải áp sát vào bụng mẹ. Đồng thời mặt trẻ lúc này sẽ quay vào vú mẹ, mũi trẻ sẽ đối diện với núm vú. Hai tay của mẹ sẽ đỡ đầu và mông để trẻ bú được nhiều hơn.

Tư thế giữ bầu vú

Tư thế này mẹ sẽ dùng một tay giữ đầu, vai và phần cổ của trẻ. Phần ngực của mẹ sẽ áp sát vào mặt trẻ, lưng của trẻ sẽ đặt trên cẳng tay, còn mông sẽ đặt nằm ngang tầm với khuỷu tay của mẹ. Bàn tay còn lại sẽ nâng và giữ đầu vú vừa tầm để trẻ bú.

Tư thế ngậm đầu ti của trẻ

Để trẻ ngậm đúng vị trí đầu ti của mẹ thì nên đặt quầng vú ở phía trên miệng trẻ nhiều hơn phần quầng vú phía dưới. Miệng trẻ lúc này phải mở rộng, môi dưới sẽ hướng ra ngoài và cằm của trẻ sẽ chạm vào vú của mẹ. Tư thế này sẽ giúp trẻ ti mẹ thoải mái hơn và được nhiều sữa hơn.

Các mẹ nên chú ý tránh để sai tư thế ngậm đầu ti để làm đau núm vú của mẹ hoặc trẻ ti được ít sữa. Điều này sẽ khiến các mẹ dễ bị tắc sữa, cương tức vú, trẻ mau đói, quấy khóc nhiều thậm chí là trẻ bị chậm tăng cân.

Các mẹ nên lựa chọn tư thế bú phù hợp để trẻ bú được thoải mái và nhiều sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nên cho con bú sữa mẹ đến khi nào? 

Theo WHO khuyến cáo các mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu. Trong thời gian này sữa mẹ sẽ cung cấp cho trẻ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ và kháng để để tăng cường miễn dịch, bảo vệ trẻ trước các yếu tố gây bệnh.

Sau đó, mẹ có thể cho con bú sữa tối đa 24 tháng, trong thời gian từ 6 đến 24 tháng nên kết hợp đồng thời sữa mẹ, sữa ngoài và ăn dặm. Việc bổ sung sữa ngoài sẽ giúp bé bổ sung thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ và chuẩn bị cho quá trình cai sữa sau này.

Cách giúp nguồn sữa mẹ chất lượng hơn

Để duy trì việc tạo ra nguồn sữa mẹ chất lượng thì các mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là một số cách giúp nguồn sữa mẹ chất lượng và dồi dào hơn mà các  mẹ có thể tham khảo:

Nghỉ ngơi đầy đủ sau sinh

Sau sinh việc chăm con cả ngày thường khiến các mẹ bỉm không có thời gian để nghỉ ngơi, mệt mỏi khiến sức khỏe các mẹ bị giảm sút. Đồng thời, quá trình cho con bú sữa mẹ sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng của mẹ bỉm. Vì thế các mẹ cần phải nghỉ ngơi thật đầy đủ, ngủ đủ giấc và ngủ sâu.

Các mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi ít nhất là 6 tuần sau sinh, cần có thời gian thư giãn cho bản thân. Điều này sẽ giúp các mẹ mau chóng phục hồi cơ thể, duy trì và tạo ra nguồn sữa dồi dào cho trẻ.

Nếu mẹ ngủ đủ giấc và ngủ sâu sẽ rất tốt cho quá trình tạo sữa cho trẻ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

  • Các mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tạo ra nguồn sữa dồi dào và chất lượng cho trẻ

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, trứng, sữa, đậu, các loại rau xanh và trái cây

  • Các mẹ nên ăn nhiều bữa trong ngày và tăng khối lượng thức ăn của mỗi bữa để đảm bảo năng lượng cho quá trình tạo sữa

  • Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế các gia vị, thức ăn cay nóng như hành, ớt, tỏi

  • Không nên tự ý sử các loại thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ

  • Khi dùng biện pháp tránh thai, nếu dùng thuốc thì các mẹ nên dùng thuốc tránh thai có Progesterone để tránh ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa của trẻ

Xem thêm: 10+ Nguyên nhân gây ngứa xung quanh nhũ hoa khi cho con bú

Rèn luyện thể chất

Khoảng ít nhất 6 tuần sau sinh, các mẹ có thể lựa chọn một số vận động nhẹ nhàng để rèn luyện thể chất và lấy lại vóc dáng. Các mẹ có thể lựa chọn các bài tập Kegels, bài tập phục hồi cơ sàn tại chỗ, đi bộ,... để cơ thể thích nghi dần. Cho đến khi cơ thể hồi phục thì có thể tăng cường đồ các bài tập để cải thiện vóc dáng nhanh hơn.

Mẹ có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng để khôi phục vóc dáng sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những trường hợp không nên nuôi con bằng sữa mẹ

Trong một số trường hợp nếu mẹ có vấn đề thì không nên nuôi con bằng sữa mẹ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như:

  • Mẹ đang dùng các loại thuốc gây nguy hiểm cho trẻ thông qua sữa mẹ như thuốc tránh thai chứa estrogen, thuốc an thần, thuốc kháng virus, thuốc hóa trị ung thư,...

  • Mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm HIV

  • Mẹ bị bệnh lao phổi bởi vì trong thời kỳ phát bệnh nếu cho trẻ bú và ở gần mẹ thì nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh rất cao

  • Mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ không nên cho bé bú vì i-ốt có thể lây qua sữa và ảnh hưởng đến tuyến giáp của trẻ

  • Mẹ mắc bệnh tiểu đường

  • Mẹ bị nhiễm HTLV-1 có khả năng nhiễm và truyền bệnh cao như HIV, có thể truyền bệnh cho trẻ qua sữa mẹ.

  • Mẹ thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,.. Nếu cho trẻ bú thì rất dễ khiến trẻ bị ngộ độc.

  • Mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng vùng ngực, áp xe ngực,... Vì khi mắc bệnh mẹ sẽ sử dụng thuốc đặc trị nên rất dễ ảnh hưởng đến trẻ.

Nếu mẹ bị tiểu đường thì không nên cho bé bú vì sẽ lây bệnh cho bé qua đường sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ tốn rất nhiều công sức của mẹ bỉm từ vật chất đến tinh thần. Để nuôi con đúng cách và hiệu quả các mẹ cần phải có kiến thức và kinh nghiệm thật nhiều. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ bỏ túi thêm những bí kíp nuôi con hiệu quả. Chúc các mẹ có quá trình nuôi con bằng sữa mẹ thành công.

Breastfeeding Benefits Both Baby and Mom - Truy cập ngày 16/8/2022

https://www.cdc.gov/nccdphp/dnpao/features/breastfeeding-benefits/index.html

11 Benefits of Breastfeeding for Both Mom and Baby - Truy cập ngày 16/8/2022

https://www.healthline.com/health/breastfeeding/11-benefits-of-breastfeeding

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!