zalo
Sữa mẹ mới vắt ra có cần hâm nóng không? Nhiệt độ bao nhiêu tốt nhất?
Giai đoạn hậu sản

Sữa mẹ mới vắt ra có cần hâm nóng không? Nhiệt độ bao nhiêu tốt nhất?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

14/02/20233 phút đọc

Trong những tháng đầu đời, việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn hoàn mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên không phải mẹ bỉm nào cũng biết cách hút sữa và bảo quản sữa tốt nhất cho trẻ? Có rất nhiều thắc mắc từ các mẹ như sữa mẹ mới vắt ra có cần hâm nóng không, nhiệt độ hâm sữa bao nhiêu là tốt nhất? Để tìm hiểu rõ hơn thì các mẹ hãy cũng theo dõi bài viết sau nhé!

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật

Sữa mẹ mới vắt ra có cần hâm nóng không? 

Việc bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, các mẹ có thể dựa vào nhiệt độ của bình ủ để biết có cần hâm nóng sữa hay không. Thông thường, sữa mẹ sau khi vắt ra có thể để ở ngoài nhiệt độ thường khoảng 4-6 tiếng nếu được đậy nắp và bảo quản cẩn thận. Đồng thời, sữa mẹ mới vắt ra không cần hâm nóng nếu cho bé ăn ngay. 

Nếu trẻ không ăn ngay, mẹ nên bảo quản sữa trong tủ lạnh để đảm bảo vi khuẩn không thể xâm nhập. Mãi đến khi cho trẻ ăn thì mẹ cần phải hâm nóng sữa đạt nhiệt độ 37 đến 40 độ rồi mới cho trẻ sử dụng. 

Nếu mẹ bảo quản sữa trong tủ lạnh thì khi cho bé sử dụng cần phải hâm nóng lại (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì sao phải hâm sữa trước khi cho bé ti? 

Việc hâm nóng sữa trước khi cho trẻ giúp sẽ có thể giúp mẹ cho trẻ bú được nhiều hơn và tốt hơn cho tiêu hóa của trẻ, cụ thể như sau:

  • Nhiệt độ của sữa ảnh hưởng đến khẩu vị và khả năng hấp thụ của trẻ. Sữa ấm sẽ giúp trẻ thấy thích thú hơn khi ti, giúp xoa dịu dạ dày trẻ tốt nhất. Đồng thời khi hâm mẹ nên hâm nóng sữa ở 37 độ tương đương với nhiệt độ của sữa mẹ mới vắt để giúp trẻ bú được nhiều hơn, tốt hơn.

  • Khi hâm nóng mẹ bỉm chỉ nên hâm ở mức nhiệt 40 độ để không phá hỏng dinh dưỡng trong sữa, giảm hàm lượng vitamin và giúp trẻ dễ dàng hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn. 

Hâm sữa mẹ trước khi cho trẻ dùng sẽ giúp trẻ bú ngon và nhiều hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn hâm nóng sữa mới vắt cho mẹ sau sinh

Sữa mới vắt hoặc để ngăn mát tủ lạnh trong thời gian ngắn nhiệt độ sẽ không bị thay đổi nhiều. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho trẻ ti, mẹ nên hâm nóng sữa trước khi cho trẻ ti. Dưới đây là 2 cách hâm sữa đơn giản, nhanh chóng mà các mẹ có thể tham khảo:

Hâm sữa mới vắt bằng nước ấm

Hâm sữa bằng nước ấm là phương pháp thủ công, đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Để hâm sữa bằng nước ấm các mẹ có thể thực hiện lần lượt các bước sau:

  • Bước 1: Sữa sau khi lấy ra từ tủ đông thì các mẹ cần phải rã đông trước 24 tiếng hoặc có thể sử dụng trực tiếp đối với sữa được bảo quản ở ngăn mát. Tiếp đó các mẹ lắc đều túi sữa để lớp sữa béo và lớp váng dầu được hòa trộn lại với nhau.

  • Bước 2: Đặt bình sữa vào tô nước ấm có nhiệt độ từ 37 đến 40 độ C. Các mẹ lưu ý không nên sử dụng nước quá nóng sẽ khiến sữa mất đi dưỡng chất hoặc nước quá lạnh thì sẽ không thể làm ấm sữa được.

  • Bước 3: Sau khi hâm khoảng 5-10 phút các mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của sữa bằng cách cho một vài giọt lên mu bàn tay. Nếu sữa đã ấm, có thể dùng  thì mẹ có thể cho bé sử dụng.

Hâm sữa bằng nước ấm là cách đơn giản, nhanh chóng được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hâm sữa mới vắt bằng máy hâm sữa

Máy hâm sữa là thiết bị làm nóng sữa và thức ăn của trẻ bằng công nghệ hơi nước. Đây là thiết bị có thể làm nóng sữa nhưng vẫn không ảnh hưởng để các dưỡng chất trong sữa của trẻ. Nếu dùng máy để hâm sữa thì các mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Sữa sau khi rã đông hoặc ra ra từ ngăn mát tủ lạnh thì các mẹ có thể cho trực tiếp vào khay chứa của máy. Tiếp đến mẹ cho nước vào khay sữa theo các vạch đã quy định sẵn.

  • Bước 2: Chọn chế độ hâm sữa phù hợp cho trẻ và mẹ khởi động.

  • Bước 3: Sau khi máy hâm xong sẽ có chế độ tự ngắt điện nên các mẹ có thể lấy sữa ra và cho bé dùng ngay.

Có một số loại máy hâm sữa có thêm chế độ rã đông, với chức năng này các mẹ có thể cho sữa trực tiếp vào máy để hâm mà không cần rã đông trước. Điều này sẽ giúp các mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi cho trẻ ăn mỗi ngày.

Hâm sữa bằng máy hâm sẽ giúp các mẹ bỉm tiết kiệm được nhiều thời gian chăm con hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các nguyên tắc khi hâm nóng sữa mẹ không nên bỏ qua

Để hâm sữa nhanh nhất, tốt nhất cho trẻ thì khi hâm mẹ cần chú ý đến một số nguyên tắc sau:

  • Không hâm sữa ở nhiệt độ cao: Nhiệt độ thích hợp để các mẹ hâm sữa là từ 37 đến 40 độ C. Khi hâm các mẹ không nên hâm ở nhiệt độ quá cao hoặc sử dụng lò vi sóng để hâm, tránh làm mất đi lượng dưỡng chất có trong sữa của trẻ.

  • Không hâm đi hâm lại nhiều lần: Sữa mẹ sau khi âm để quá lâu có thể khiến sữa bị biến chất và không an toàn cho trẻ sử dụng. Vì thế sau khi hâm mẹ nên cho trẻ dùng ngay và dùng hết trong một lần, hạn chế việc hâm đi hâm lại hoặc trữ lại trong tủ lạnh.

  • Chỉ nên sử dụng sữa đã hâm trong vòng 1 giờ: Theo nhiều chuyên gia cho biết, sữa ở nhiệt độ ấm là điều kiện thích hợp để vi khuẩn phát triển. Vì thế, sữa mẹ sau khi hâm trong vòng 1 giờ thì nên cho trẻ uống ngay để hạn chế việc bị hỏng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Khi hâm sữa các mẹ lưu ý không nên dùng lò vi sóng để tránh làm mất chất dinh dưỡng trong sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để đảm bảo được dưỡng chất trong sữa cho trẻ thì các mẹ cần nắm rõ các nguyên bảo quản và hâm sữa. Đồng thời, sữa sau khi hâm hoặc sau khi hút ra mẹ nên cho trẻ bú ngay lập tức là tốt nhất và có thể giúp trẻ hấp thu được nhiều dưỡng chất nhất. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ về sữa mẹ mới vắt ra có cần hâm nóng không sẽ có ích với các mẹ bỉm khi nuôi con. Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh và chóng lớn.

Proper Storage and Preparation of Breast Milk - Truy cập ngày 14/02/2023

https://www.cdc.gov/breastfeeding/recommendations/handling_breastmilk.htm

Expressing and storing breast milk - Truy cập ngày 14/02/2023

https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/expressing-breast-milk/

How to Safely Warm Breast Milk from the Refrigerator and Freezer - Truy cập ngày 14/02/2023

https://www.healthline.com/health/parenting/how-to-warm-breast-milk

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Các Bài Viết Mới Nhất

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!