zalo
10+ sai lầm khi nuôi con bằng sữa mẹ tưởng vô hại nhưng rất nguy
Giai đoạn hậu sản

10+ sai lầm khi nuôi con bằng sữa mẹ tưởng vô hại nhưng rất nguy

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

31/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nuôi con bằng sữa mẹ ngày nay là ưu tiên hàng đầu của hầu hết bà mẹ. Tuy nhiên, có rất nhiều sai lầm khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên khó khăn, kém chất lượng. Những sai lầm này là gì? Ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé? Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về 10 sai lầm khi nuôi con bằng sữa mẹ nhé. 

Ngực nhỏ đồng nghĩa với ít sữa

Có lẽ, quan niệm ngực nhỏ đồng nghĩa với ít sữa là sai lầm đầu tiên mà nhiều mẹ thường mắc phải nhất. Trên thực tế, kích thước của bộ ngực hoàn toàn không ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa mẹ. Thậm chí, những phụ nữ có bộ ngực lớn còn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc cho con bú vì các vấn đề căng sữa. 

Cấu trúc và kích thước của vòng 1 được hình thành do các mô mỡ bên dưới, có tác dụng bảo vệ ngực trước các tác động. Và những mô mỡ này hoàn toàn không tham gia vào quá trình tạo sữa mẹ. Vậy nên có thể khẳng định, kích thước vòng 1 lớn hay nhỏ vẫn có thể tạo sữa cho em bé. 

Việc chị em có nhiều hay ít sữa hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa, nội tố và tình hình ti của bé. 

  • Dù mẹ ngực nhỏ, nhưng em bé ti nhiều, có nhu cầu lớn thì tuyến sữa vẫn được kích thích tiết sữa nhiều hơn so với mẹ ngực to mà em bé ti ít. 

  • Đồng thời, hormone nội tiết trong cơ thể mẹ thay đổi cũng sẽ gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa. Thông thường, khi cho con bú sữa mẹ, cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra hormone prolactin, gây ức chế hormone nội tiết. Khi mẹ sử dụng thuốc để cân bằng nội tiết hoặc thuốc tránh thai sẽ ảnh hưởng đến nồng độ các hormone trong cơ thể, khiến lượng sữa thay đổi theo. 

Kích thước bầu ngực không ảnh hưởng đến số lượng sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Sản phụ mới sinh không thể có sữa ngay

Sản phụ mới sinh không thể có sữa ngay là sai lầm mà rất nhiều mẹ lầm tưởng trong suốt quá trình mang thai cho đến sau khi sinh. 

Trên thực tế, trong tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ), cơ thể của thai phụ và bắt đầu được kích thích và tuyến sữa bắt đầu hoạt động. Vì vậy, đa phần chị em đều có sữa non (sữa tiết ra trong thời gian cuối của thai kỳ). Nhờ vậy, tuyến sữa của mẹ hoạt động tốt hơn, đảm bảo có sữa cho trẻ ngay khi chào đời. 

Nếu sản phụ không có sữa sớm có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: dinh dưỡng không đảm bảo, stress, áp lực, căng thẳng. Những vấn đề kể trên đều tác động đến nội tiết, gây mất cân bằng hormone trong cơ thể khiến tuyến sữa hoạt động kém.

Ngoài ra, nếu mẹ dùng thuốc không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ trong thời gian mang thai cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tuyến sữa. Vậy nên, nếu sau khi sinh mẹ không thấy có sữa hãy thử áp dụng các biện pháp gọi sữa như sau: 

  • Cho bé bú mẹ ngay sau khi sinh: Cho bé bú sớm trong 30 phút đến 1h sau sinh sẽ giúp kích thích tuyến sữa tiết sữa. 

  • Massage ngực: Mẹ có thể áp dụng biện áp massage để kích thích và làm dịu tuyến sữa. 

  • Uống nhiều nước: Để tăng và kích thích cơ thể tiết sữa, uống nhiều nước là phương pháp cực kỳ hữu hiệu. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên đảm bảo nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sau khi sinh để cơ thể phục hồi khỏe mạnh. Như vậy các chức năng trong cơ thể mới hoạt động tốt. 

Sản phụ thường có sữa ngay sau khi sinh nếu được kích thích đúng cách (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vắt bỏ, không cho con ti phần sữa đầu

Sữa mẹ được chia thành 5 dạng khác nhau, gồm: Sữa non, sữa chuyển tiếp, sữa trưởng thành, sữa đầu, và sữa cuối. 

Nhiều mẹ nuôi con bằng sữa mẹ quan niệm rằng nên vắt bỏ phần sữa đầu. Thế nhưng, quan niệm này là cực kỳ sai lầm. 

Mỗi dạng sữa mẹ có đặc điểm và chứa dinh dưỡng khác nhau. Trong đó phần sữa đầu xuất hiện đầu tiên trong khi cho con bú. Phần sữa này thường khá loãng khiến nhiều người lầm tưởng không có dinh dưỡng. Vậy nhưng, sữa đầu trong sữa mẹ chứa rất nhiều vitamin, nước, khoáng chất và protein quan trọng đối với sức khỏe. 

Nhờ ti phần sữa đầu sẽ giúp bé bổ sung được nhiều vitamin quan trọng đối với sự phát triển, tăng cường kháng thể và hệ miễn dịch. Nhược điểm duy nhất của phần sữa đầu chính là không có chất béo, ít tác dụng tăng cân. Bởi vậy, với những em bé lười ti, chỉ ti hết phần sữa đầu xong dừng lại sẽ kém bụ bẫm hơn những em bé ti đủ cữ. 

Chính vì vậy, khi nuôi con bằng sữa mẹ, chị em không nên vắt bỏ phần sữa đầu. Thay vào đó, mẹ hãy tập cho con thói quen ti sữa đủ cữ để hấp thụ toàn bộ dưỡng chất có trong sữa mẹ. 

Phần sữa đầu cung cấp cho trẻ nhiều vitamin và kháng thể quan trọng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho bé bú một bên ngực

Cho bé bú một bên ngực sẽ không gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Việc làm này còn giúp trẻ có thể hấp thụ tuyệt đối những dinh dưỡng của trong sữa mẹ khi bú cạn hết một bên. Tuy nhiên, việc cho bé bú một bên ngực quá thường xuyên có thể khiến bầu ngực của mẹ bị mất cân bằng. Điều này dẫn đến một bên tiết sữa nhiều, sẽ to hơn và có xu hướng bị xệ. Bên ngực còn lại sẽ có kích thích nhỏ hơn và ít bị xệ hơn, gây mất thẩm mỹ. 

Để giải quyết vấn đề này, mẹ nên cho em bé bú hai bên ngực đan xen. Cụ thể, mỗi lần ti, mẹ sẽ cho bé bú hết một bên ngực, và lần tới sẽ đổi qua bên còn lại. Như vậy sẽ đảm bảo hai bên ngực đều nhau hơn. 

Chỉ cho trẻ bú một bên ngực sẽ khiến ngực của mẹ bị lệch (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không hút sữa, để sữa trong bầu ngực

Nhiều mẹ nghĩ rằng hút sữa không tốt cho việc tiết sữa, vì vậy thường để dành sữa trong bầu ngực. Điều này xuất phát từ quan niệm trong ngực phải còn sữa mới có thể gọi thêm sữa về. Vậy nhưng, đây là một trong những sai lầm mẹ cần khắc phục trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. 

Trên thực tế, các chuyên gia khuyên rằng bà đẻ nên cho trẻ bú sớm để kích thích tiết sữa nhiều hơn. Và khi trẻ đã bú, mẹ nên tiến hành hút để duy trì sự kích thích này. Nếu mẹ không hút sữa mà để dành sữa trong bầu ngực có thể dẫn đến một số hậu quả: 

  • Tắc tia sữa và có thể dẫn đến áp xe vú. 
  • Cơ thể mẹ sẽ dần quen với việc tiết ít sữa, dẫn đến càng ngày lượng sữa tiết ra càng ít, không đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ. 

Để giải quyết vấn đề này, mẹ nên: 

  • Thực hiện hút sữa sau mỗi lần cho con bú nếu vẫn còn dư. Mẹ nên áp dụng biện pháp trữ đông bảo quản sữa mẹ để dành cho bé trong những trường hợp không đủ sữa. 

  • Cho trẻ bú cạn hoàn toàn một bên ngực mới chuyển qua bên còn lại. Nếu nhu cầu trẻ bú không nhiều, mẹ có thể thực hiện vừa cho con bú, vừa hút đồng thời để ngực không bị lệch. 

Mẹ nên hút phần sữa thừa trong ngực sau mỗi cữ ti của trẻ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho bé ti vặt, không đúng cữ

Nếu mẹ thường xuyên cho em bé ti vặt, không đúng cữ sẽ khiến dinh dưỡng của trẻ ngày càng kém. Bởi sữa mẹ được chia thành 5 dạng khác nhau, trong đó sữa đầu được tiết ra trong 10 phút đầu tiên. Tuy sữa đầu chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho hệ miễn dịch của trẻ nhưng không có tác dụng tăng cân. 

Vì vậy, nếu trẻ ti vắt thì chỉ hút được phần sữa đầu mà bỏ qua phần sữa trưởng thành, sữa chuyển tiếp, sữa cuối. Trong các dạng sữa này chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như omega -3 (tốt cho sự phát triển trí não), chất béo (tốt cho sự phát triển thể chất),... 

Vậy nên, các mẹ cần tập cho trẻ thói quen ti đúng cữ và ti hết. Như vậy con mới có thể hấp thụ hoàn toàn dinh dưỡng có trong sữa mẹ, giúp ích cho sự phát triển của trẻ. 

Tập trẻ cho trẻ ti đúng cữ rất quan trọng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ không tăng cân do sữa mẹ loãng, nóng

Trên thực tế, sữa của hầu hết các bà mẹ đều chứa thành phần dinh dưỡng như nhau. Đồng thời, sữa mẹ đều được chia thành 5 dạng, với đặc điểm khác nhau. Phần sữa đầu sẽ hơi loãng và chứa ít dinh dưỡng hơn. Ngược lại, phần sữa cuối thường đặc và chứa nhiều dinh dưỡng. 

Bởi vậy, việc trẻ không tăng cân do sữa mẹ bị loãng và nóng là hoàn toàn không đúng. Mà chính xác, nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân trong giai đoạn bú sữa mẹ và do cách trẻ bú và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. 

Nếu trẻ thường xuyên ti vặt thì gần như chỉ hấp thụ được phần sữa đầu, ít chất béo, khả năng tăng cân kém. 

Ngoài ra, nếu hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém, khó hấp thụ dinh dưỡng cũng sẽ là yếu tố khiến không tăng cân dù bú sữa mẹ đủ cữ. 

Vậy nên, nếu mẹ muốn trẻ tăng cân đều trong giai đoạn bú sữa mẹ, hãy áp dụng các biện pháp sau: 

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ: Để nguồn sữa mẹ chất lượng hơn, hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ nhóm dinh dưỡng đạm, béo, đường, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên kiêng những thực phẩm gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa như đồ cay nóng, chất kích thích,... 

  • Kiểm tra sức khỏe của trẻ: Nếu em bé thường xuyên ốm vặt, hoặc có biểu hiện tiêu hóa không tốt như đi ngoài, khó tiêu, mẹ hãy cho bé đến khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Qua đó có biện pháp khắc phục phù hợp, giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. 

  • Cho bé bú đúng cách: Tập cho bé thói quen bú đúng và đủ cữ cực kỳ quan trọng. Nhờ đó con sẽ hấp thụ được hoàn toàn dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Vậy nên, mẹ đừng bỏ quan lưu ý này nhé. 

Trẻ không tăng cân không phải xuất phát từ nguyên nhân sữa loãng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cai sữa sau 6 tháng vì không còn chất

Theo khuyến cáo của WHO về nuôi con bằng sữa mẹ, phụ nữ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú đến khi 2 tuổi, kết hợp thêm ăn dặm. Bởi vậy, quan niệm nên cai sữa cho trẻ sau 6 tháng vì sữa mẹ không còn chất hoàn toàn sai lầm.

Các chuyên gia nói rằng, dinh dưỡng trong sữa mẹ từ khi sinh em bé đến khi cai sữa hoàn toàn không có sự thay đổi. Tuy nhiên, sau 6 tháng, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lớn hơn, mẹ không thể tiết sữa đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Vậy nên, bên cạnh việc cho bú sữa, mẹ nên kết hợp cho trẻ ăn dặm để bổ sung thêm dinh dưỡng. 

Việc cho trẻ ăn dặm thế nào cũng rất quan trọng. Mẹ nên tập cho trẻ ăn từ thức ăn lỏng đến rắn. Trong khi đó, thời gian ăn đồ ăn lỏng tối đa 2 đến 3 ngày, để trẻ làm quen với việc nhai nuốt. Sau đó mẹ nên chuyển hoàn toàn qua đồ ăn thô thể giúp trẻ tập nhai tốt hơn. 

Mẹ nên cho trẻ ti sữa mẹ đến 2 tuổi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không tập cho bé ti bình

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, nhiều mẹ cho rằng việc ti bình là không cần thiết, tốn thời gian. Thế nhưng, quan niệm này hoàn toàn sai, cần cải thiện ngay lập tức. 

Việc luyện tập cho trẻ ti bình thành thạo mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể: 

Nếu cho trẻ bú mẹ, thì mẹ luôn luôn phải là người cho trẻ ti. Trong trường hợp mẹ có việc bận, hoặc sức khỏe không đảm bảo, không thể cho ti sẽ gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ có thể ti bình, việc cho trẻ bú sữa sẽ chủ động hơn. Nếu có việc bận, mẹ chỉ cần vắt sữa trước, hoặc pha sữa công thức, và bất kỳ ai cũng có thể cho trẻ ti. 

Ngoài ra, cho trẻ ti bình sẽ tiện lợi hơn mỗi khi đi ra ngoài. Bởi ở bên ngoài, sẽ bất tiện cho mẹ mỗi lần vén áo lên cho con bú. Thay vào đó, nếu bé biết cách ti bình thì sẽ dễ dàng giải quyết hơn. 

Luyện tập cho trẻ ti bình giúp mẹ nhàn hơn khi nuôi con (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiêng khem hoặc bồi bổ quá mức

Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là thời gian ở cữ, có rất nhiều chuyện sản phụ cần phải kiêng. Việc làm này sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục và sức khỏe ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, nó không đồng nghĩa với việc mẹ phải kiêng khem hay bồi bổ quá mức. 

Nếu mẹ kiêng quá kỹ sẽ ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện thể chất. Từ đó có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và dinh dưỡng của trẻ. 

Ngược lại, nếu mẹ bồi bổ quá mức có thể dẫn đến thừa chất, béo phì, tăng cân không kiểm soát. Lâu dần, điều này khiến mẹ mất tự tin về ngoại hình, vóc dáng sau sinh. 

Bởi vậy, trong thời gian cho con bú, mẹ nên có kế hoạch kiêng cữ, bồi bổ và rèn luyện khoa học, phù hợp. 

  • Về dinh dưỡng: Mẹ nên bổ sung đầy đủ các nhóm tinh bột, đạm, vitamin, khoáng chất, đường và chất xơ. Đặc biệt sau sinh, mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh để tăng chất lượng sữa và ngừa các bệnh như táo bón. 

  • Về nghỉ ngơi: Mẹ nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh vật động quá sức, mang vác vật nặng. Trong trường hợp bị mất ngủ, mẹ nên có kế hoạch ngủ bù, hoặc đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, giải pháp. 

  • Về rèn luyện thể chất: Mẹ nên tập luyện nhẹ nhàng trong thời gian cho con bú để nâng cao sức khỏe, lấy lại vóc dáng. Các môn thể thao tốt cho mẹ sau sinh như: đi bộ, bơi lội và yoga, thiền. Mỗi ngày, mẹ nên rèn luyện từ 30 đến 45 phút để sức khỏe ngày một tốt hơn. 

Mẹ sau sinh không nên bồi bổ hay kiêng khem quá mức

Trên đây là những thông tin về 10 sai lầm khi nuôi con bằng sữa mẹ mà rất nhiều chị em gặp phải. Mẹ hãy tham khảo và rút kinh nghiệm trong hành trình nuôi con, làm mẹ của chính mình nhé. 

Xem thêm: Tác hại khi không cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

11 Benefits of Breastfeeding for Both Mom and Baby - Truy cập ngày 29/7/2022 

https://www.healthline.com/health/breastfeeding/11-benefits-of-breastfeeding

 

Breastfeeding Benefits Both Baby and Mom - Truy cập ngày 29/7/2022 

https://www.cdc.gov/nccdphp/dnpao/features/breastfeeding-benefits/index.html

 

 

  

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey