Sữa mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất và đề kháng cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu trẻ không được ti sữa mẹ sẽ có rất nhiều tác hại nghiêm trọng. Có thể kể đến như nhiễm khuẩn đường hô hấp, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, suy dinh dưỡng, miễn dịch kém,... Để tìm hiểu kỹ hơn về các tác hại của việc không nuôi con bằng sữa mẹ, chị em hãy tham khảo bài viết sau nhé.
Vai trò của sữa mẹ đối với trẻ
Theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, mẹ nên tiếp tục cho con bú sữa, kết hợp với ăn dặm cho đến khi 2 tuổi. Điều này cho thấy, sữa mẹ có vai trò rất lớn trong sự phát triển của trẻ.
Sữa mẹ - Nguồn dinh dưỡng cho trẻ sau sinh
Sữa mẹ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó bao gồm: chất béo, đạm, protein, vitamin, khoáng chất, kháng thể, carbs, men,...
Chất béo
Chất béo có thể xem là thành phần quan trọng nhất có trong sữa mẹ. Trong sữa mẹ chứa các chất béo AA và DHA giúp phát triển và hoàn thiện thị lực, hệ thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Chất béo có trong sữa mẹ đảm bảo tới hơn 50% nhu cầu năng lượng của trẻ, giúp con duy trì hoạt động trong ngày.
Protein
Protein trong sữa mẹ có vai trò giúp tăng trưởng và phát triển xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, thành phần Whey protein trong sữa mẹ giúp cơ thể trẻ đào thải chất độc ra bên ngoài, giúp hấp thụ dinh dưỡng khác tốt hơn.
Carbs
Carbs trong sữa mẹ góp phần đảm bảo tới 40% nhu cầu năng lượng của trẻ. Vai trò chủ yếu của dưỡng chất này là hỗ trợ sự phát triển của não bộ, tăng cường sức khỏe tiêu hóa, đường ruột.
Kháng thể
Kháng thể trong sữa mẹ được trẻ hấp thụ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất là thành phần không thể thiếu đối với sự phát triển của trẻ. Nhờ thành phần này trẻ sẽ hình thành được hệ miễn dịch tốt vượt trội, và hỗ trợ sự phát triển của trí não.
Men
Một số loại men trong sữa mẹ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột cho trẻ cực kỳ tốt.
Tác dụng của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh
-
Cung cấp dinh dưỡng: Thông qua việc bú sữa mẹ trực tiếp, em bé sẽ hấp thụ được rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển như protein, vitamin, khoáng chất, carbs,...
-
Tăng cường hệ miễn dịch và kháng thể: Kháng thể là thành phần cực kỳ quan trọng có trong sữa mẹ. Việc hấp thụ kháng thể thông qua bú sữa giúp trẻ tránh khỏi tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
-
Thúc đẩy phát triển trí não: Trong sữa mẹ chứa nhiều chất béo tốt cho sự phát triển trí não như DHA. Vì vậy, để con khỏe mạnh, thông minh, phát triển vượt bậc, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu.
-
Tăng cường tình cảm gia đình: Thông qua việc cho con bú, sợi dây mẫu tử sẽ được gắn kết giữa mẹ và em bé. Nhờ đó giúp tăng cường, gắn kết tình cảm gia đình tốt hơn.
Tác hại của việc không nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO cảnh báo, không nuôi con bằng sữa mẹ làm gia tăng 45% tử vong ở trẻ sau sinh. Liệu lời cảnh bảo này có sở cứ hay không, hãy theo dõi một số tác hại sau nhé.
Nhiễm khuẩn hô hấp
Trẻ em không được bú sữa mẹ thường có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp sau sinh. Nguyên nhân bởi trẻ không được hấp thụ dinh dưỡng và kháng thể từ sữa mẹ, khiến hệ miễn dịch kém. Khi mới tiếp xúc làm quen với môi trường, em bé không kịp thích ứng, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.
Các biểu hiện trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thường thấy như:
-
Bỏ bú, ăn ít.
-
Trẻ hay quấy khóc.
-
Trẻ có dấu hiệu ho cùng một số biểu hiện thở khò khè, chảy nước mũi.
-
Trong trường hợp bị nặng, trẻ có thể bị nôn, trớ, hơi thở kém, co giật, tím tái,...
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Trong sữa mẹ có rất nhiều thành phần men và lợi khuẩn đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Khi không được bú sữa mẹ, cơ thể trẻ sẽ không được hấp thụ những lợi khuẩn này, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn.
Suy dinh dưỡng
Các thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ rất quan trọng tới sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ chọn cho bé bú sữa công thức thay vì sữa mẹ sẽ khiến trẻ thiếu hụt một nguồn dinh dưỡng cực kỳ phong phú. Thời gian dài, bé có thể rơi vào tình trạng chậm lớn, còi xương, kém phát triển hơn những đứa trẻ được bú sữa mẹ khác.
Kháng thể kém
Kháng thể thụ động có trong sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt trong giai đoạn đầu đời, khi tiếp xúc với môi trường sống, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Kháng thể trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ chống chọi lại vi khuẩn gây hại.
Tuy nhiên, vì không được bú sữa mẹ nên kháng thể của trẻ thường kém hơn, dễ bị bệnh.
Tử vong
Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới, trẻ em không được bú sữa mẹ có nguy cơ tử vong hơn, tới 45%. Điều này xuất phát từ một số vấn đề như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, kém phát triển,...
Vì vậy, nếu không phải vì bất kỳ lý do bất khả kháng nào khác, mẹ hãy lựa chọn cho bé bú sữa mẹ nhé.
Tác hại của việc không nuôi con bằng sữa mẹ đối với sản phụ
Không riêng đối với em bé, việc không có trẻ bú mẹ sau sinh cũng gây ảnh hưởng đến chính các mẹ. Hãy xem những tác hại này là gì nhé.
Gia tăng nguy cơ băng huyết sau sinh
Có thể bạn chưa biết, cơ chế sản xuất. tiết sữa mẹ phụ thuộc vào 4 loại hormone: estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin. Trong đó, hormone oxytocin có vai trò giải phóng sữa ra khỏi bầu ngực. Ngoài tác dụng phòng sữa, oxytocin còn có tác dụng làm co và hồi tử cung trong và sau sinh. Nhờ đó, tử cung của mẹ sau sinh sẽ nhanh chóng co về kích thước ban đầu, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.
Vì vậy, nếu mẹ không cho con bú sẽ làm giảm hormone oxytocin trong cơ thể, gia tăng nguy cơ băng huyết hậu sản.
Gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh cũng là vấn đề nhiều mẹ gặp phải nếu không cho con bú. Bởi một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị trầm cảm sau sinh là mất cân bằng nội tiết tố. Sự thay đổi của các hormone nội tiết estrogen, progesterone gây rối loạn nội tiết bên trong cơ thể mẹ.
Nếu mẹ cho con bú sữa, các hormone này sẽ được chủ động cân bằng, kích thích tuyến sữa hoạt động. Nhờ đó, nội tiết của mẹ cũng sẽ ổn định, giảm nguy cơ trầm cảm.
Gây tốn kém về mặt kinh tế
Nếu không cho em bé ti sữa mẹ, mẹ cần thay thế dinh dưỡng cho bé bằng một loại sữa công thức có chức năng tương đương. Điều này sẽ khiến mẹ mất thêm một khoản chi phí mua sữa, dụng cụ hỗ trợ con bú bình. Và thực tế, các loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều rất đắt, gây tốn kém một khoản tiền khá đáng kể.
Lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ
-
Cho con bú ngay sau khi sinh: WHO khuyến cáo rằng, mẹ nên cho bé bú sớm ngay sau khi sinh, trong vòng 30 phút đến 1 tiếng. Việc này sẽ kích thích tuyến sữa của mẹ hoạt động, đồng thời giúp trẻ tiếp nhận được dinh dưỡng và kháng thể từ mẹ sớm nhất.
-
Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Vì thế, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong sau 6 đầu, và không cần bổ sung thêm bất kỳ thứ gì, ngay cả nước.
-
Cho con bú đúng và đủ cữ: Ti đủ cữ sẽ giúp trẻ hấp thụ được toàn bộ dinh dưỡng từ sữa mẹ. Bởi trên thực tế, sữa mẹ được chia thành nhiều dạng khác nhau với giá trị dinh dưỡng khác nhau. Để giúp trẻ phát triển toàn diện, mẹ nên tập cho trẻ thói quen ti cạn ngực.
-
Cho bé bú đúng tư thế: Tư thế khi cho trẻ bú rất quan trọng, giúp trẻ tránh bị sặc hoặc nôn trớ sau khi ti. Bên cạnh đó, một tư thế bú sữa thoải mái sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
-
Cho bé ti theo nhu cầu: Nhu cầu ti sữa của mỗi em bé là khác nhau. Vì vậy, mẹ hãy để bé chủ động trong việc bú sữa đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân. Không nên bắt ép trẻ ti sữa theo ý muốn của bản thân, dễ gây phản tác dụng.
Qua bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã biết thêm thông tin về tác hại của việc không nuôi con bằng sữa mẹ. Mong rằng những thông tin trong bài sẽ giúp mẹ có thêm nhiều cơ sở kiến thức trong việc nuôi con. Và từ đó áp dụng vào hành trình nuôi dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện và vượt trội mẹ nhé.
How to breastfeed - Truy cập ngày 29/7/2022
Breastfeeding positions: which are best for you? - Truy cập ngày 29/7/2022