[Giải đáp] Mẹ bị sốt có cho con bú được không? Lợi hại thế nào?
Giai đoạn hậu sản

[Giải đáp] Mẹ bị sốt có cho con bú được không? Lợi hại thế nào?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

23/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sốt là hiện tượng bệnh lý khá phổ biến ở mẹ sau sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy mẹ bị sốt có cho con bú được không? Khi bị sốt mẹ nên làm thế nào để hạ nhiệt xuống vừa nhanh chóng vừa đảm bảo an toàn? Các mẹ đừng quá lo lắng, tất cả sẽ được Monkey giải đáp ngay trong bài viết sau.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Dấu hiệu mẹ đang cho con bú bị sốt cao

  • Cảm thấy lạnh, rùng mình trong khi mọi người xung quanh không cảm thấy thế

  • Da sờ vào cảm thấy nóng

  • Đau đầu, đau cơ

  • Chán ăn, ăn nhạt miệng

  • Cơ thể bị mất nước (đi tiểu ít, không có nước mắt, mắt trũng sâu)

  • Cơ thể mệt mỏi, suy yếu, không có sức

  • Trầm cảm, khó tập trung

  • Buồn ngủ

Dấu hiệu nhận biết mẹ bị sốt cao khi cho con bú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân khiến mẹ bị sốt cao khi cho con bú

Theo các chuyên gia sức khỏe, mẹ bị sốt cao khi cho con bú có thể một trong các nguyên nhân chủ yếu sau đây: 

Sốt do viêm/ áp xe vú sau sinh

Viêm vú và áp xe vú sau sinh là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bị sốt cao khi cho con bú. Khi tuyến vú bị viêm, áp xe vú sẽ có các biểu hiện như tắc tuyến sữa, cương vú, đầu núm vú bị nứt nẻ, tắc tuyến sữa, viêm vú kèm theo sốt cao trên 38 độ. Khi thấy mẹ có triệu chứng này người nhà nên nhanh chóng đưa sản phụ đến bệnh viện để điều trị sớm. Việc chữa trị muộn có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như: hoại tử, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong. 

Sốt do nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản là hiện tượng đường sinh dục, âm hộ, âm đạo và cổ tử cung của mẹ bị vi khuẩn xâm nhập vào. Biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản là vết mổ tầng sinh môn bị sưng tấy, chảy máu đỏ có mủ hoặc dịch kèm theo mùi hôi khó chịu. Đồng thời, các mẹ còn bị sốt cao từ 38 - 38,5 độ C khó hạ nhiệt bằng các loại thuốc thông thường. Lúc này người thân trong gia đình cần nhanh chóng đưa mẹ đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nhiễm trùng hậu sản khiến mẹ bị sốt cao khó hạ nhiệt bằng thuốc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sốt do nhiễm trùng vết thương

Nguyên nhân khiến mẹ bị sốt khi cho con bú tiếp theo đó chính là vết mổ, vết rạch tầng sinh môn bị nhiễm trùng. Hầu hết các vết thương sau sinh bị nhiễm trùng là do vi khuẩn trên cơ thể hoặc từ môi trường xung quanh xâm nhập. Khi mẹ bị nhiễm trùng vết thương sau khi sinh sẽ có các triệu chứng như sốt cao, vết mổ sưng, vết mổ tiết ra máu hoặc chảy dịch, mủ và xung quanh vết mổ bị sưng tấy. Khi phát hiện mẹ có những triệu chứng trên cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị sớm.

Sốt do nhiễm trùng máu

Nguyên nhân gây nhiễm trùng máu ở sản phụ là do trong quá trình sinh bé bác sĩ đã sử dụng cụ không được vô trùng, dùng kháng sinh không đúng liều lượng,… Khi đó vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào máu gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu.

Các triệu chứng của nhiễm trùng máu thường gặp gồm có: sốt cao trên 38 độ, rét run nhiều lần trong ngày. Một số trường hợp khác có thể sẽ bị sốt kéo dài,  hạ đường huyết, suy nhược cơ thể và mê sảng. Nếu mẹ không được cấp cứu kịp thời sẽ phẫu thuật phải cắt bỏ tử cung, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng máu sau sinh do dụng cụ hỗ trợ sinh không được vô trùng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sốt do bệnh phụ khoa

Một số bệnh phụ khoa sau sinh thường gặp gồm có: viêm tử cung, viêm vòi, ống dẫn trứng, sa tử cung,... Hiện tượng này xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn khi mẹ sinh bé được 7 - 10 ngày. Nguyên nhân gây bệnh là do sót rau hoặc dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vệ sinh tốt. Các triệu chứng của bệnh phụ khoa gồm có: ăn uống kém, mất ngủ, sốt cao, ra khí hư nhiều có khi lẫn máu, đau bụng dưới, tử cung to, co thắt tử cung,…

Bệnh phụ khoa sau sinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến viêm nhiễm lan rộng. Đồng thời, bệnh còn gây nhiều khó khăn cho mẹ trong những lần mang thai tiếp theo như gây sảy thai, sinh non.

Sốt do cảm cúm

Cảm cúm là một loại bệnh giao mùa thường gặp do virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus gây ra. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng hoặc cũng thông qua các giọt bắn trong không khí. Khi bị cảm cúm mẹ sẽ có các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, rét run, đau đầu,... Mặc dù, cảm cúm là bệnh rất hay gặp nhưng không vì thế mà mẹ lơ là trong việc chữa bệnh. Bởi nếu mẹ không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng khôn lường như: Nhiễm trùng tai cấp tính, hen suyễn, viêm xoang cấp tính, nhiễm trùng thứ phát,...

Mẹ bị cảm cúm do virus xâm nhập vào mắt, mũi, miệng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến ở trên việc mẹ bị sốt khi đang cho con bú còn có thể là do:

  • Viêm tắc tĩnh mạch

  • Viêm nội mạc tử cung

  • Viêm phúc mạc tiểu khung

  • Viêm phúc mạc toàn bộ

Mẹ bị sốt có cho con bú được không? 

Khi bị sốt mẹ vẫn CÓ THỂ cho con bú. 

Nhiều mẹ lo lắng nếu bị sốt thì vi rút và tác nhân gây bệnh có thể lây qua sữa mẹ và xâm nhập vào bé. Tuy nhiên, các chuyên gia lại nói rằng: Các vi rút có thể đi vào cơ thể bé nhưng lượng hấp thụ không đủ cao để gây bệnh cho bé. Đồng thời, bú sữa mẹ là cách giúp tăng kháng thể cho trẻ vì thế bé vẫn có thể bú sữa mẹ bình thường. 

Lưu ý: Nếu mẹ bị sốt đi kèm với các triệu chứng như cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi thì nên đeo khẩu trang khi cho con bú, tiếp xúc với trẻ. Đồng thời, mẹ nên rửa tay sạch sẽ với xà phòng mỗi khi chạm vào trẻ để tránh làm ảnh hưởng đến trẻ. 

Mẹ bị sốt có cho con bú được không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những trường hợp mẹ bị sốt không nên cho con bú

  • Mẹ bị sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng: Các mầm bệnh trong trường hợp sốt này hoàn toàn có thể đi vào sữa mẹ và gây ra một số triệu chứng khó chịu cho bé. Vì vậy, khi mẹ bị sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng thì mẹ  không nên tiếp xúc trực tiếp với bé và cho con bú để tránh gây bệnh. 

  • Bị sốt do ngộ độc thực phẩm: Mặc dù virus gây sốt do ngộ độc thực phẩm không thể truyền trực tiếp qua sữa mẹ nhưng những hóa chất độc hại vẫn có thể ngấm vào trong sữa. Nếu bé bú phải với lượng nhiều có thể sẽ gây độc cho con. Vì vậy, nếu mẹ bị sốt do ngộ độc thì tuyệt đối không nên cho con bú. 

  • Bị sốt kèm biểu hiện tiêu chảy: Lý do mẹ không nên cho bé bú khi bị sốt kèm tiêu chảy là vì các chất hoại tử của tuyến vú sẽ gây rối loạn vi khuẩn đường ruột. Bé bú vào sẽ làm hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm độc, khó tiêu và tiêu chảy theo. 

  • Bị sốt quá cao: Mẹ bị sốt cao từ 39,5˚C trở lên cũng không cho bé bú. Vì khi đó việc cho con bú sẽ làm mẹ thêm khó chịu và sốt cao hơn.

Mẹ bị sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng không nên cho bé bú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn nhất

Trong phần này, Monkey sẽ tổng hợp cho mẹ 6 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn, dễ thực hiện ngay tại nhà. Các mẹ có thể tham khảo và áp dụng ngay để mang lại hiệu quả an toàn nhất cho cả mẹ và bé nhé.

Vệ sinh sạch sẽ

Khi bị sốt mẹ nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng 3 - 4 lần/ ngày để loại bỏ vi khuẩn và giảm đau rát họng. Đồng thời, mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ.

Bổ sung nước, điện giải

Mỗi khi sốt cao cơ thể sẽ bị suy nhược và mất rất nhiều nước, vì vậy mẹ phải tăng cường uống nhiều nước. Uống nước đủ khi bị sốt sẽ giúp các tế bào trong cơ thể hoạt động tốt, giúp đẩy lùi độc tố, vi khuẩn, phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Khi đó, mỗi ngày mẹ có thể uống nước đun sôi từ 2 - 2,5 lít hoặc nhiều hơn.

Bên cạnh nước lọc mẹ còn có thể uống các nước ép từ trái cây để bổ sung năng lượng và tăng cường sức đề kháng như nước chanh, nước cam, nước dừa, nước diếp cá, nước đậu đen,…. Đồng thời, những mẹ bị sốt quá cao kéo dài, khó hạ nhiệt thì nên bổ sung thêm dung dịch bù nước oresol. Khi uống dung dịch bù nước oresol mẹ nên làm theo hướng dẫn trên bao bì để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và sức khỏe.

Lưu ý: Mỗi lần uống nước khi bị sốt mẹ chỉ nên nhấp một ngụm nhỏ và uống nhiều lần. Mẹ không nên uống dồn dập nhiều một lúc vì dễ gây sốc. Đồng thời, khi bị sốt các mẹ cần tránh uống các loại nước có cồn, chứa cafein và nước uống giải khát có ga.

Uống nước đủ khi bị sốt sẽ giúp đẩy lùi độc tố, vi khuẩn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ăn đầy đủ dinh dưỡng

Khi bị sốt nhiều mẹ sẽ có cảm giác nhạt miệng, chán ăn, nhưng các mẹ hãy cố gắng ăn uống đầy đủ để mau khỏe lại. Muốn sức khỏe được cải thiện nhanh chóng mẹ cần phải ăn nhiều hơn, bổ sung đa dạng các nguồn dinh dưỡng cho cơ thể như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, trái cây,…

Đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như:  rau màu xanh đậm, ớt đỏ, họ cam quýt, đu đủ, xoài, mâm xôi, dâu tây,… Bởi khi mẹ bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp thúc đẩy chức năng miễn dịch cho cơ thể để mẹ nhanh hạ sốt.

Uống mật ong với chanh tươi

Nước mật ong pha với chanh tươi là loại thức uống giàu vitamin C có tác dụng hạ sốt rất hiệu quả. Các mẹ có thể pha theo tỉ lệ như sau: 1 ly nước ấm + 3 muỗng cafe mật ong + 1 muỗng cafe chanh. Muốn hiệu quả hạ sốt được tốt nhất, mỗi ngày mẹ hãy uống 3 ly và uống liên tục trong vòng 1 tuần. 

Hạ sốt an toàn tại nhà bằng nước mật ong với chanh tươi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ăn cháo hành, tía tô

Cháo hành, tía tô là món ăn hạ sốt cho mẹ có cách làm đơn giản và mang lại hiệu quả khá tốt. Tía tô và hành là nguyên liệu có tính ấm, cay cho nên rất phù hợp dùng để giải cảm, hạ sốt. Mỗi ngày, mẹ nên ăn 2 - 3 bát cháo hành, tía tô nấu cùng với các loại như thịt lợn, gà, bò… Khi ăn cháo còn nóng sẽ giúp mẹ toát mồ hôi, bài trừ được độc tố ra khỏi cơ thể, giảm thân nhiệt hiệu quả. 

Sử dụng thuốc 

Mẹ cho con bú có thể dùng thuốc để hạ sốt, tuy nhiên điều này chỉ được khuyến khích nếu mẹ bị sốt trên 38 độ. Bởi khi dùng thuốc để hạ tốt sẽ có 1 phần của thuốc đi vào sữa mẹ và tác động trực tiếp đến bé. Trong khi, chức năng gan thận của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, khả năng đào thải chất độc chỉ bằng 10% người lớn. 

Vì vậy, trường hợp mẹ đang cho con bú chỉ bị sốt nhẹ thì tốt nhất không nên dùng thuốc. Nếu buộc phải sử dụng thuốc thì mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Khi nào mẹ nên đi bác sĩ khi bị sốt?

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau mẹ nên đi khám bác sĩ ngay

  • Sốt cao từ 38,5 độ trở lên và không thể hạ sốt bằng các loại thuốc thông thường

  • Cơn sốt kéo dài dai dẳng từ 48 - 72 giờ đồng hồ

  • Sốt kèm theo một số triệu chứng: buồn nôn, máu tử cung chảy nhiều, tiêu chảy, huyết áp giảm, co giật, đau ngực,… 

  • Phát ban hoặc xuất hiện vết bầm tím

Khi mẹ bị sốt kéo dài, khó hạ nhiệt thì nên đến khám bác sĩ ngay (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Cách phòng ngừa sốt sau sinh hiệu quả

Muốn phòng ngừa tình trạng sốt khi cho con bú đạt hiệu quả mẹ cần thực hiện tốt những điều sau đây:

Chăm sóc vết thương, vùng kín cẩn thận sau sinh

Sau khi sinh, mẹ sinh mổ và sinh thường mẹ nên chú ý chăm sóc tốt vết mổ và vùng kín. Khi mẹ chăm sóc đúng cách và cẩn thận sẽ tránh gặp những biến chứng sốt hậu sản như nhiễm khuẩn vết mổ, vùng kín. Trong tuần đầu tiên, mẹ hãy vệ sinh vết mổ bằng dung dịch Povidine 10% hoặc Betadine để vết mổ nhanh liền và tránh nhiễm trùng. Khi bước sang tuần thứ hai, mẹ nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm không quá 10 phút. Lưu ý, mẹ nên tránh ngâm người trong bồn tắm vì sẽ khiến vết mổ lau lành, dễ bị nhiễm trùng.

Sau khi tắm xong, mẹ hãy dùng bông y tế thấm khô vết mổ và để, không cần băng kín vết mổ. Đặc biệt, mẹ không nên thoa bất kỳ loại thuốc kháng sinh, hoặc các loại lá dân gian lên vết mổ. Khi thay băng vết thương mẹ phải vô khuẩn tay và dụng cụ hỗ trợ trước khi tiếp xúc nào với vị trí vết mổ. Nếu có dấu hiệu sốt và các triệu chứng bất thường kèm theo như sưng đỏ, chảy mủ, rỉ máu, có mùi hôi,....cần đưa sản phụ đến cơ sở y tế kiểm tra ngay. 

Mẹ hãy vệ sinh vết mổ bằng dung dịch Povidine 10% hoặc Betadine (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian ở cữ

Trong vòng 1 tháng ở cữ sau sinh mẹ nên kiêng quan hệ tình dục, vì lúc này vùng kín của mẹ còn khá nhạy cảm. Bởi sau quá trình sinh nở ‘’cô bé’’ của mẹ có những tổn thương chưa kịp phục hồi. Nếu mẹ quan hệ sớm rất có thể ‘’cô bé’’ càng thêm tổn thương và dễ gặp tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng. 

Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt khi cho con bú: Nguyên nhân và cách khắc phục

Rèn luyện sức khỏe thường xuyên

Sau khi sinh mẹ không nên chỉ nằm trên giường mà hãy vận động, rèn ;luyện sức khỏe bằng cách đi bộ, tập yoga, ngồi thiền,... Lưu ý, mẹ chỉ nên hoạt động với mức độ vừa phải để tránh làm rách vết khâu tầng sinh môn. Nếu lỡ làm rách vết khâu sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập khiến mẹ bị nhiễm trùng hậu sản. Việc rèn luyện sức khỏe sau sinh có tác dụng giúp sức khỏe mau hồi phục và giảm nguy cơ mắc biến chứng hậu sản.

Luyện tập thể thao thường xuyên giúp mẹ tránh bị ốm vặt sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Qua những thông tin mà bài viết cung cấp, hy vọng mẹ đã có đáp án cho câu hỏi “Mẹ bị sốt có cho con bú được không?”. Hãy cho con bú sữa mẹ khi đã thực sự yên tâm, vì đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đồng thời, mẹ cũng nên lưu ý những trường hợp không nên  cho con bú, để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Breastfeeding while you or your baby are sick - Truy cập ngày 24/8/2022

https://www.medela.com/breastfeeding/mums-journey/breastfeeding-while-sick

Is It Safe to Breastfeed While Sick? 3 Experts Weigh In - Truy cập ngày 24/8/2022

https://www.healthline.com/health/is-it-safe-to-breastfeed-while-sick-3-experts-weigh-in

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online