Chậm kinh 10 ngày đang cho con bú là vấn đề khá nhiều mẹ sau sinh gặp phải. Vậy đây có phải biểu hiện của mang thai không? Bị chậm kinh khi đang cho con bú có nguy hiểm không? Để giải đáp những vấn đề trên, mẹ hãy tham khảo bài viết sau. Trong bài viết này, Monkey sẽ bật mí cho mẹ về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng chậm kinh sau sinh. Đừng bỏ qua mẹ nhé.
Nguyên nhân mẹ đang cho con bú bị chậm kinh 10 ngày
Chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một trong những vấn đề nhiều mẹ bỉm gặp phải.
Hãy tìm hiểu 5 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này mẹ nhé.
Hormone trong cơ thể mất cân bằng
Sau khi sinh, nếu mẹ cho con bú, cơ thể sẽ được kích thích tiết ra nhiều hormone prolactin. Đây là hormone tiết sữa, nồng độ prolactin càng cao thì mẹ càng có nhiều sữa. Thế nhưng, hormone này được sản xuất sẽ gây ức chế hormone nội tiết estrogen gây mất cân bằng nội tiết tố nữ. Điều này dẫn đến tình trạng mất kinh, chậm kinh trong giai đoạn cho con bú.
Thời gian cho con bú dài
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phụ nữ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, mẹ nên tiếp tục cho con bú kết hợp ăn dặm đến 2 tuổi. Khi thời gian cho con bú càng lâu, nồng độ hormone prolactin trong cơ thể mẹ càng cao. Điều này khiến mất cân bằng hormone trong cơ thể càng lớn và thời gian chậm kinh càng dài.
Chính vậy, các mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và thời gian cho bú càng dài sẽ dễ bị rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh hơn.
Căng thẳng, rối loạn sau sinh
Thay đổi tâm lý, trầm cảm sau sinh cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị chậm kinh 10 ngày đang cho con bú. Sau khi sinh, sự suy giảm của các hormone nội tiết gây ảnh hưởng lớn tâm trạng của mẹ sau sinh.
Đồng thời, những thay đổi trong sinh hoạt, áp lực khi làm mẹ cũng khiến phụ nữ bị căng thẳng, stress sau sinh. Khi tâm lý bị căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Mắc bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa xảy ra do các vi khuẩn trú ngụ ở bộ phận sinh dục nữ xâm nhập vào bên trong. Sau đó, chúng gây ra tình trạng viêm nhiễm, mất cân bằng nội tiết, độ pH của cô bé. Khi bệnh phụ khoa xảy ra tại tử cung sẽ gây bong tróc niêm mạc tử cung, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Bên cạnh đó, mắc bệnh phụ khoa cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ. Từ đó gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nữ, gây ra tình trạng chậm kinh sau sinh.
Sử dụng thuốc tránh thai
Trong thuốc tránh thai hàng ngày và khẩn cấp đều chứa một hàm lượng lớn hormone progesterone. Cơ chế hoạt động chung của các loại thuốc tránh thai đều là làm dày chất nhầy tử cung, ngăn ngừa rụng trứng. Vì thế, khi sử dụng thuốc tránh thai, thường gây mất cân bằng nội tiết và làm chậm kinh nguyệt.
Chậm kinh 10 ngày đang cho con bú có nguy hiểm không?
Nhiều mẹ thắc mắc đang cho con bú bị chậm kinh 10 ngày có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ mẹ nhé.
Chậm kinh 10 ngày khi đang cho con bú là một dấu hiệu cảnh báo sự bất ổn bên trong cơ thể, đặc biệt liên quan đến cơ quan sinh sản nữ. Thông thường, phụ nữ cho con bú sẽ có kinh lại sau 6 -11 thán. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra trong một hai chu kỳ đầu nhưng sẽ đều đặn nhanh chóng. Trường hợp rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh thường xuyên cho thấy nội tiết đang có vấn đề. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh phụ khoa mẹ nên cảnh giác.
U xơ tử cung
U xơ là khối u không phải ung thư phát triển trong hoặc xung quanh dạ con (tử cung).
U xơ tử cung được chia thành 3 loại khác nhau:
-
U xơ tử cung - loại u xơ phổ biến nhất, phát triển trong thành cơ của tử cung
-
U xơ tử cung - u xơ phát triển bên ngoài thành tử cung vào khung chậu và có thể trở nên rất lớn
-
U xơ dưới niêm mạc - u xơ phát triển trong lớp cơ bên dưới lớp niêm mạc bên trong của tử cung và phát triển vào khoang của tử cung
Biểu hiện của bệnh u xơ tử cung
-
Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt ra nhiều, chậm kinh, có cục máu đông.
-
Đau bụng dữ dội trong chu kỳ.
-
Nhu cầu đi tiểu thường xuyên
-
Táo bón
-
Đau rát hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục
Mẹ cho con bú bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Cách chữa hiệu quả
Uống thuốc phá thai cho con bú có sao không? Cực kỳ có hại
Đau nhói cục cứng khi cho con bú là khối u hay tắc tia sữa?
Hội chứng buồng trứng đa năng
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến cách hoạt động của buồng trứng của phụ nữ.
Biểu hiện của PCOS là:
-
Kinh nguyệt không đều - có nghĩa là buồng trứng của bạn không thường xuyên giải phóng trứng (rụng trứng)
-
Dư thừa androgen - lượng hormone "nam" cao trong cơ thể mẹ, có thể gây ra các dấu hiệu thể chất như dư thừa lông trên mặt hoặc cơ thể
-
Buồng trứng đa nang - buồng trứng của mẹ trở nên mở rộng và chứa nhiều túi chứa đầy chất lỏng (nang) bao quanh trứng.
Nếu bạn có ít nhất 2 trong số các tính năng này, mẹ có thể được chẩn đoán với PCOS.
Chậm kinh 10 ngày khi cho con bú có phải mang thai không?
Một trong những trường hợp gây ra tình trạng chậm kinh 10 ngày cho con bú là mang thai. Trường hợp này xảy ra nếu mẹ không sử dụng biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục. Thậm chí, ngay cả khi mẹ sử dụng biện pháp tránh thai vẫn có thể xảy ra xác suất mang thai.
Một số dấu hiệu có thai mẹ nên lưu ý:
-
Cảm thấy người mệt mỏi.
-
Thường xuyên thấy đau và căng tức ngực.
-
Đi tiểu nhiều hơn (ban ngày lẫn đêm).
-
Vị giác thay đổi (có thể cảm thấy thèm ăn hoặc chán ăn thực phẩm nào đó).
-
Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nôn khan.
Nếu xuất hiện một hoặc đồng thời tất cả dấu hiệu trên, khả năng cao là mẹ đã mang thai. Để chắc chắn, mẹ có thể mua que thử thai để kiểm tra hoặc đến trực tiếp tại các bệnh viện.
Cách giải quyết tình trạng chậm kinh 10 ngày khi cho con bú
Tình trạng chậm kinh sau sinh sẽ không gây nguy hiểm nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Nếu thời gian chậm kinh quá dài, cộng thêm chu kỳ kinh nguyệt bị kéo dài thì sẽ rất nguy hiểm. Đây có thể dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa. Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, mẹ nên thực hiện một số điều sau đây:
Đến khám bác sĩ
Đi khám bác sĩ là cách giúp mẹ xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh sau sinh. Đặc biệt, trong trường hợp liên quan đến mang thai, bệnh phụ khoa, khám bác sĩ sẽ giúp mẹ có biện pháp xử lý kịp thời.
Nếu bị trễ kinh 10 ngày đang cho con bú do mang thai, các mẹ nên ngưng cho con bú để tập trung dinh dưỡng chăm sóc thai nhi. Đồng thời tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc phụ nữ khi mang thai.
Nếu bị trễ kinh do nguyên nhân bệnh lý, mẹ nên tham khảo và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Chủ động bổ sung dinh dưỡng
Nếu chậm kinh 10 ngày khi cho con bú do yếu tố tâm lý, chế độ sinh hoạt thì mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hàng ngày. Khi chọn thực phẩm cho mẹ bị trễ kinh cần tuân thủ theo nguyên tắc giàu vitamin và protein.
Những nhóm dinh dưỡng cần bổ sung cho mẹ đang cho con bú, tốt cho chu kỳ kinh nguyệt là:
-
Vitamin C: Nó có thể nâng cao nồng độ estrogen của và giảm nồng độ progesterone trong cơ thể. Những thực phẩm giàu protein bao gồm: Trái cây họ cam quýt, quả mọng, quả lý chua đen, bông cải xanh, rau bina, cải Brussels, ớt đỏ và xanh, và cà chua
-
Vitamin E:
-
Protein:
-
Collagen:
-
Chất xơ:
Những thực phẩm nên kiêng khi bị chậm kỳ kinh nguyệt:
-
Thực phẩm giàu caroten: kích thích nội tiết tố estrogen trong cơ thể mẹ, gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến tử cung. Chúng sẽ làm chậm chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bằng cách tăng hàm lượng estrogen trong máu.
-
Thực phẩm chứa chất kích thích: Một số đồ ăn, uống chứa chất kích thích như Caffeine trong cà phê là sẽ làm nghiêm trọng tình trạng kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh bất thường. Nó điều chỉnh mức độ estrogen, cải thiện lưu lượng máu trong khu vực xương chậu của phụ nữ và hạn chế thu hẹp các mạch máu trong kỳ kinh nguyệt.
Xem thêm: 5+ Dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú các mẹ không thể bỏ qua
Nghỉ ngơi điều độ
Căng thẳng mệt mỏi là lý do dẫn đến vấn đề chậm kinh ở phụ nữ sau sinh. Theo nhiều nghiên cứu, điều này có thể là do cortisol - loại hormon steroid được giải phóng để phản ứng với căng thẳng. Sự gia tăng hormone căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng đến những hormone cần thiết để duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Chính vì vậy, giảm căng thẳng, nghỉ ngơi điều độ là việc làm cần thiết để khắc phục tình trạng này. Một số điều mẹ nên thực hiện gồm:
-
Giảm khối lượng công việc
-
Dành thời gian nghỉ ngơi, cho bản thân, bạn bè và gia đình
-
Ngủ đủ giấc: 8-10 tiếng mỗi ngày
-
Tập trung vào sở thích cá nhân
Rèn luyện thể chất
Tập thể dục là một trong những phương pháp hiệu quả giúp mẹ cải thiện tình trạng chậm kinh. Mỗi ngày, mẹ nên tập luyện từ 30 đến 45 phút để nâng cao sức khỏe, giải phóng năng lượng. Một số bài tập tốt cho mẹ sau sinh gồm:
-
Yoga tư thế rắn hổ mang
Yoga tư thế rắn hổ mang là một tư thế yoga tuyệt vời cho cơ quan sinh sản của phụ nữ. Nó giúp cải thiện tiêu hóa, mở rộng ngực và cải thiện lưu thông máu.
-
Yoga tư thế con bướm
Yoga tư thế con bướm là một trong những tư thế tốt nhất giúp điều trị các vấn đề về kinh nguyệt. Nó cải thiện hệ thống sinh sản ở cả phụ nữ và nam giới, cải thiện lưu thông máu và giúp kích thích các cơ quan như thận và bàng quang.
Trên đây là những thông tin giải đáp về nguyên nhân chậm kinh 10 ngày đang cho con bú ở phụ nữ. Mong rằng với những thông tin trên, mẹ sẽ hiểu đúng về tình trạng cơ thể, sức khỏe của mình. Và qua đó có các biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp.
11 Reasons for a Missed or Late Period - Truy cập ngày 8/8/2022
https://www.whattoexpect.com/getting-pregnant/missed-period/
Why Women Get Irregular Periods While Breast-Feeding - Truy cập ngày 8/8/2022
https://www.healthline.com/health/parenting/period-while-breast-feeding