Tắc tia sữa là tình trạng ống sữa bị nghẽn khiến sữa mẹ bị giữ lại không thể tiết ra ngoài. Nếu sữa mẹ liên tục bị tắc tia dễ dẫn đến việc viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú, xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc tắc tia sữa ở mẹ? Khi bị tắc tia sữa phải làm sao? Đáp án cho hai thắc mắc trên sẽ được trình bày trong những nội dung sau đây.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Dấu hiệu tắc tia sữa mẹ nên cảnh giác
Tắc tia sữa có thể xảy ra bất cứ khi nào và thường gặp nhiều nhất vào 4 tuần đầu sau khi sinh. Nếu không điều trị kịp thời, mẹ dễ bị tụ mủ, áp xe, nếu nặng hơn sẽ phải phẫu thuật dẫn lưu. Dưới đây là 4 dấu hiệu thường gặp mẹ nên cảnh giác:
-
Sữa không tiết: Khi các cặn sữa tích tụ nhiều, sữa sẽ không thể tiết ra mặc dù sữa đã về rất nhiều.
-
Ngực căng, nổi cục, sưng đau: Tắc tia sữa kéo dài khiến sữa không được thoát ra làm cho ngực trở nên căng hơn. Đồng thời, lượng cặn sữa thừa tích tụ lại nổi cục có thể gây sưng đau ở quanh bầu ngực.
-
Trẻ không ti được: Cặn sữa tồn đọng nhiều khiến sữa mẹ không tiết ra được khi bé ti. Thậm chí mẹ đã chủ động dùng máy hút sữa nhưng sữa vẫn không hoặc tiết ra rất ít.
-
Mẹ bị sốt cao: Khi bị tắc nghẽn ống dẫn sữa có thể sẽ khiến cho mẹ bị sốt cao 38,3°C trở lên. Kèm theo đó mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu.
3+ Nguyên nhân gây tắc tia sữa khi cho con bú
Tắc sữa là hiện tượng sữa không thể chảy ra ngoài do hệ thống tuyến sữa bị tắc. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở cả mẹ mới cho bé bú hay bú lâu. Những nguyên nhân gây ra tắc tia sữa có thể kể đến như:
Mẹ xuống sữa nhiều
Nhiều mẹ gặp tình trạng sữa xuống nhiều nhưng bé bú không hết. Điều đó dẫn đến sữa mẹ bị dư, tồn đọng trong các tuyến vú, gây tắc nghẽn. Khi gặp trường hợp này, mẹ nên vắt sữa bằng các dụng cụ hút sữa chuyên dụng. Sữa sau khi hút ra nên được bảo quản trong túi trữ sữa chuyên dụng và cho vào ngăn mát, tủ đông.
Cho trẻ ti không đúng cách
Cho bé ngậm ti không đúng là trường hợp thường gặp và xuất hiện nhiều ở những người mới làm mẹ. Ti sữa sai cách sẽ khiến bé không bú được hết lượng sữa mà cơ thể mẹ sản xuất ra. Khi sữa thừa cứ tồn đọng quá nhiều và liên tục sẽ gây tình trạng tắc tia, viêm đường dẫn sữa.
Mẹ mặc áo ngực quá chật
Mặc áo ngực chật, bó sát là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa. Áo ngực chật khiến cho ngực bị áp lực lớn làm cho các tuyến vú không thể lưu thông. Về lâu dài, tuyến sữa sẽ khó tiết sữa, thậm chí là tắc tia khiến mẹ không có sữa cho bé bú.
Mẹ bị stress kéo dài
Sau sinh, nhiều mẹ có dấu hiệu bị stress do bé hay quấy khóc, thức đêm để chăm con. Stress kéo dài là biểu hiện đáng lo ngại bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và quá trình tiết sữa. Khi mẹ bị stress sẽ khiến cho hormone oxytocin bị giảm sút gây ức chế việc sản xuất sữa. Nếu mẹ không được điều trị tình trạng stress kịp thời sẽ khiến tuyến vú ngừng hoạt động sản xuất sữa. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ do thiếu sữa mẹ.
Tắc tia sữa phải làm sao? 5+ Cách hữu hiệu
Thông thường khi có các triệu chứng tắc sữa mẹ cũng có thể thực hiện các giải pháp ở nhà. Ống dẫn sữa bị tắc sẽ được giải quyết trong 24h giờ mà không cần đến cơ sở y tế. Dưới đây là 5 cách hữu hiệu giúp mẹ có thể “xử lý” các tình trạng tắc sữa tại nhà.
Tăng cường cho trẻ bú mẹ trực tiếp
Khi bầu ngực có dấu hiệu tắc tia, mẹ nên tăng cường cho bé bú mẹ trực tiếp. Cách làm này có tác dụng thúc đẩy tuyến vú sản xuất sữa, thông tắc các ống dẫn sữa hiệu quả. Qua đó, sữa sẽ dễ dàng chảy ra nhiều và đều hơn, đảm bảo nguồn sữa thiết yếu cho bé.
Thực hiện hút sữa đều đặn
Bên cạnh việc cho bé ti trực tiếp, mẹ có thể dùng máy vắt sữa để chữa tắc tia sữa. Dưới lực hút của máy vắt sữa, các ống dẫn sữa sẽ dần được khơi thông và không có cặn sữa sót lại. Mẹ nên xây dựng lịch hút sữa đều đặn trong ngày để hiệu quả chữa tắc tia sữa đạt hiệu quả tốt nhất. Theo đó, mỗi cữ mẹ nên hút trong khoảng 20 – 30 phút đều cả 2 bên và ít nhất 8 lần/ngày. Dưới đây là lịch hút sữa mẹ có thể tham khảo:
-
Lịch cách 2 giờ: 6 - 8 - 10 - 12 - 14 - 16 - 18 - 20 - 22 - 24 - 2 - 4.
-
Lịch cách 3 giờ : 6 - 9 - 12 - 15 - 18 - 24 - 3.
-
Lịch cách 4 giờ: 7 – 11 – 15 – 19 – 23.
-
Lịch cách 5 giờ: 7 - 12 - 14 - 17 - 22.
-
Lịch xen kẽ: 6 - 8 - 10 - 13 - 15 - 17 - 20 - 22 - 24.
Chườm nóng
Chườm nóng có tác dụng làm cho các nang sữa được giãn nở giúp ngăn ngừa tắc tia sữa hiệu quả. Mẹ có thể thực hiện phương pháp trị tắc tia này theo 2 cách như sau:
-
Cho nước ấm vào bình nhựa, sau đó ở lót bên ngoài bằng khăn và lăn đều lên ngực. Mẹ hãy tập trung lăn vào những chỗ bị tắc tia để những cục cặn sữa được tan ra hơn. Trong khi chườm mẹ nên kết hợp massage và xoa bóp nhẹ nhàng để những tia sữa được khơi thông tốt nhất.
-
Dùng khăn ấm đắp lên ngực: Mẹ chuẩn bị 1 chậu nước ấm, nhúng khăn vào nước ấm rồi đắp trực tiếp lên ngực. Trong khi đắp, dùng tay liên tục massage bầu ngực cho mẹ. Sau đó, dùng tay ấn mạnh vào những chỗ bị tắc tia xem sữa có chảy ra không. Khi thấy sữa đã chảy ra, mẹ hãy cho bé bú ngay để các tia sữa được khơi thông hoàn toàn.
Massage ngực thường xuyên
Massage ngực thường xuyên cũng là một cách giúp các tuyến vú được khơi thông. Mẹ nên massage nhẹ nhàng và tập trung vào các cục u cứng hoặc những vùng đau.
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Chọn tư thế phù hợp và thoải mái nhất để tiến hành xoa bóp. Thông thường tư thế nằm ngửa sẽ được nhiều mẹ lựa chọn nhiều hơn.
-
Bước 2: Dùng một tay xoa nhẹ nhàng cục sữa cứng, tay còn lại đỡ lấy bầu ngực.
-
Bước 3: Dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào cục sữa đang bị tắc từ trong ra ngoài rồi lại từ ngoài vào trong. Mẹ hãy lặp đi lặp lại nhiều lần, vừa ấn vừa day để làm tan các cục sữa cặn nhanh chóng.
Nghỉ ngơi điều độ và uống nhiều nước
Cách giúp mẹ thông tắc tia sữa cuối cùng mẹ cần thực hiện đó là nghỉ ngơi, ăn uống điều độ. Một chế độ nghỉ ngơi điều độ, khoa học sẽ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, kích thích tuyến sữa hoạt động tốt. Đồng thời, mỗi ngày mẹ nên uống nhiều nước để sữa về nhiều và đặc sánh hơn. Tốt nhất, mẹ nên uống 1.5 - 2 lít nước/ngày. Ngoài ra, mẹ có thể uống các sữa ấm, nước trái cây ép để tăng cường dưỡng chất cho sẽ mẹ.
Tắc tia sữa phải làm sao? 3+ Mẹo dân gian cực hay
Dưới đây sẽ là một số mẹo dân gian chữa tắc tia sữa tại nhà dành cho các mẹ. Các phương pháp này đều dùng những nguyên liệu lành tính và an toàn với mẹ cho con bú. Mẹ hãy tham khảo nếu mẹ gặp phải tình trạng bị tắc các tuyến sữa nhé.
Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Lá đinh lăng có rất nhiều công dụng tốt như: mát gan, điều trị chứng mất ngủ,...Bên cạnh đó, lá đinh lăng còn là một bài thuốc chữa viêm tuyến sữa, tắc tia sữa cực kì hiệu quả. Trong thành phần của lá đinh lăng gồm có: Vitamin B1, B2, B6, methionin, cystein, glucid,... Chúng có tác dụng hỗ trợ thông tắc tia, kích thích quá trình sản xuất sữa. Dưới đây là 2 cách sử dụng lá đinh lăng để lợi sữa, giúp chữa tắc tia sữa hiệu quả:
-
Cách 1: Uống nước lá đinh lăng.
-
Cách thực hiện: Mẹ rửa sạch 150-200g lá đinh lăng rồi đem đun cùng 200ml nước. Khi nước sôi, mẹ đảo qua 2-3 lượt. Sau 7 phút, mẹ tắt bếp để nguội và chắt phần nước đầu ra để dùng. Phần lá còn lại, mẹ đổ thêm 200ml nước rồi đun sôi để lấy nước thứ hai. Uống như vậy trong vòng 2-3 ngày mẹ sẽ thấy sữa về nhiều mà không bị tắc tia sữa.
-
Lưu ý: Mẹ nên uống nước đinh lăng song song với nước lọc.
-
Cách 2: Đắp lá đinh lăng: Mẹ dùng 100g lá đinh lăng tươi và 50g lá diếp cá rửa sạch. Mẹ giã 2 nguyên liệu này lại và đắp đều lên ngực. Sau khoảng 20-30 phút mẹ sẽ thấy ngực đỡ căng, tức ngực hơn.
Chữa tắc tia sữa bằng bắp cải
Ngoài việc được dùng làm nguyên liệu nấu ăn, bắp cải còn là phương thuốc chữa tắc tia sữa dân gian. Một nghiên cứu 2006 đã chứng minh lá bắp cải có chứa lượng lớn phytoestrogen – chất có khả năng giảm sưng, ngăn ngừa nhiễm trùng và chống viêm tuyến vú. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng lá bắp cải để chữa tình trạng tắc sữa. Mẹ có thể thực hiện theo cách làm sau đây:
-
Bước 1: Mẹ tách bắp cải ra từng lá rửa sạch rồi để ráo.
-
Bước 2: Khi lá khô, mẹ hơ nóng lá trước bếp lửa hoặc quay trong lò vi sóng, nồi chiên không dầu 3 phút rồi đắp lên ngực.
-
Bước 3: Cởi bỏ áo ngực, đặt một lớp khăn xô mỏng lên ngực trước khi đắp lá bắp cải.
-
Bước 4: Đặt lá bắp cải đã hơ nóng lên trên vùng ngực bị tắc sữa. Lưu ý, mẹ nên để lá bắp ôm trọn và ủ ấm khuôn ngực của mẹ.
-
Bước 5: Lấy tay day phần cọng lá bắp cải lên bầu ngực để làm tan cục đông sữa. Kết hợp massage theo vòng tròn từ bầu vú hướng vào núm vú để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chữa tắc tia sữa bằng lá mít
Trong Đông y, lá mít là một vị thuốc tốt có tác dụng ích khí, bổ huyết, chữa viêm nhiễm, chữa rối loạn tiêu hóa,… Bên cạnh đó, lá mít còn giúp chữa viêm tắc tia sữa và lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
-
Đun lá mít lấy nước uống: Sử dụng 30-40g lá mít tươi rửa sạch rồi đun lấy nước uống hằng ngày. Mẹ nên uống lá mít lúc còn đang ấm, và uống liên tục 3-5 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
-
Đắp lá mít: Mẹ dùng 9 lá nếu sinh bé gái và 7 lá nếu sinh bé trai mang đi hơ trên lửa nóng rồi áp lên ngực. Khi đắp lá trên ngực mẹ nên dùng tay day ngực để làm tan sữa đông nhanh chóng. Mỗi ngày mẹ nên thực hiện khoảng 3-4 lần và duy trì 3-5 ngày để tình trạng tắc sữa được cải thiện.
Chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh
Lá bồ công anh có tính lạnh giúp thanh nhiệt giải độc vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, lá bồ công anh còn có thể chữa tắc tia sữa cho mẹ đang cho con bú hiệu quả. Thành phần dinh dưỡng giúp Mẹ có thể dùng được cả lá tươi và lá khô.
-
Dùng lá khô: Lá sau khi đã được rửa sạch và phơi khô, mẹ bỏ chung 200ml nước rồi đun sôi. Ngoài ra, mẹ có thể đun nước sôi trước rồi bỏ lá vào đun 10-15 phút. Sau đó, mẹ để nước nguội rồi có thể dùng nhiều lần trong ngày.
-
Dùng lá tươi: Lá rửa sạch, ngâm nước muối sau đó giã nát lá rồi vắt lấy nước. Nếu nhà mẹ có máy xay sinh tố thì có thể bỏ vào rồi xay nhuyễn để nhanh hơn. Lọc bã và nước riêng mang đi đun sôi lên để uống, dùng trong ngày.Phần bã mẹ hãy lấy đắp lên bầu ngực, tập trung đắp ở những chỗ mẹ bị tắc tia.
Lưu ý khi chữa tắc tia sữa không thể bỏ qua
Một số lưu ý khi chữa tắc tia sữa mẹ cần lưu ý để mang lại hiệu quả tốt nhất:
-
Chọn phương pháp phù hợp với cơ địa mỗi mẹ: Cơ địa mỗi người sẽ khác nhau nên việc lựa chọn phương pháp chữa tắc tia cũng không có sự tương đồng. Có thể nhiều mẹ bỉm khác chọn cách trị này hiệu quả nhưng mẹ thì không. Do đó, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng tắc tia của mình để chọn phương pháp phù hợp.
-
Kiên trì thực hiện: Các cách thông tia sữa được gợi ý ở trên đều là phương pháp tự nhiên nên hiệu quả sẽ khá chậm. Chính vì vậy, mẹ nên kiên trì và thực hiện thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.
-
Nếu phương pháp không mang lại hiệu quả, hãy kiểm tra bác sĩ: Nếu phương pháp chữa tắc tia mẹ áp dụng không có hiệu quả, mẹ nên dừng việc điều trị lại. Sau đó, mẹ hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và được tư vấn giải pháp hiệu quả hơn.
Các phòng ngừa tắc tia sữa hữu hiệu nhất
Tắc sữa tưởng chừng sẽ ít xảy ra nhưng khi đã xảy ra sẽ cho mẹ cảm giác đau nhức. Không có cách nào để tránh hoàn toàn việc tắc tia. Nhưng có nhiều cách để mẹ có thể giảm thiểu rủi ro nhiều nhất có thể. Chúng ta cùng điểm qua một vài cách giúp mẹ phòng ngừa tắc các tuyến sữa.
Cho trẻ bú càng sớm càng tốt
Cho bé bú sớm, thường xuyên và đều đặn tránh tình trạng các cặn sữa đọng lại gây tắc nghẽn. Khi bé bú, đầu ti của mẹ sẽ được massage, kích thích tiết nhiều oxytocin giúp sữa về nhiều hơn.
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ
Mẹ nên uống nhiều nước và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, ngăn ngừa sữa bị tắc nghẽn hiệu quả. Một số món ăn mẹ nên bổ sung trong giai đoạn cho con bú gồm có:
-
Rau xanh: Các loại rau như rau bina, bông cải xanh,.. chứa nhiều vitamin A, C, D, sắt, canxi,...
-
Trái cây là nguồn giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như vitamin C. Những chất này có tác dụng bổ sung dưỡng chất giúp sữa đặc sánh, thơm ngon, ngừa tắc tia.
-
Ngũ cốc nguyên hạt: Bột yến mạch, gạo nâu, lúa mạch, ... là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin, sắt và các khoáng chất khác.
-
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Nhóm thực phẩm này rất giàu vitamin B, D, canxi giúp mẹ khỏe mạnh, tăng dưỡng chất cho sữa.
-
Thịt nạc: Món ăn này cung cấp DHA và các axit béo giúp sữa mẹ thơm béo, về nhiều và đều hơn.
Bên cạnh đó, mẹ sinh hoạt điều độ bằng cách tập luyện thể thao, giải trí lành mạnh. Khi cho con bú mẹ chỉ nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng, tránh tập quá sức vì dễ gây mất sức. Không những vậy các bài tập với cường độ nặng làm ảnh hưởng đến hoạt động tiết sữa. Mẹ có thể tham khảo các bài tập yoga như: Tư thế yoga cây cầu, con bò/con mèo, nhân sư, bài tập thở pranayama,...
Tránh căng thẳng, lo âu
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên tránh những điều tiêu cực, căng thẳng lo âu. Khi mẹ stress sẽ làm suy giảm hormone prolactin và oxytocin ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Do đó, để sữa mẹ tiết nhiều, đảm bảo độ thơm ngon mẹ nên giữ tinh thần thoải mái lạc quan. Một số bí quyết giúp mẹ giải tỏa căng thẳng hiệu quả gồm có: Đi chơi cùng bạn bè, nghe nhạc, đọc sách, nấu ăn,...
Hạn chế sử dụng chất kích thích, chất béo bão hòa
Các chất kích thích có ảnh hưởng vô cùng nguy hại đến sữa mẹ và em bé. Đối với mẹ, các thực phẩm như rượu, bia, cà phê và chất béo bão hòa sẽ khiến mẹ mất ngủ, rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, nếu mẹ dùng quá nhiều còn làm sữa bị đổi vị, tiết sữa ít, dễ tắc tia. Còn đối với trẻ nhỏ, khi trẻ bú phải sữa mẹ chứa chất kích thích sẽ khiến bé bỏ bú, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Thay vào đó, mẹ hãy dùng các thực phẩm lợi sữa, tốt cho sức khỏe như: sữa, trái cây, bánh mì nguyên cám,...
Bài viết trên vừa cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về vấn đề tắc tia sữa sau khi sinh. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các mẹ giải đáp thắc mắc tắc tia sữa phải làm sao. Chúc các mẹ mau chóng khắc phục tình trạng tắc tia sữa để có hành trình nuôi con thành công và hiệu quả.
How to Identify and Clear a Clogged Milk Duct - Truy cập ngày 30/9/2022
https://www.healthline.com/health/breastfeeding/clogged-milk-duct
What are plugged milk ducts? - Truy cập ngày 30/9/2022
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/plugged-milk-ducts