Bên cạnh sữa mẹ, nhiều chị em vẫn bổ sung thêm sữa công thức cho em bé với mong muốn trẻ tăng cân. Vậy tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình như thế nào là đúng và đảm bảo an toàn? Trong bài viết này, Monkey sẽ bật mí cho mẹ về những tư thế bú bình đúng chuẩn, tránh bị sặc cho trẻ. Vậy nên, mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
3+ Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình
Cho trẻ bú bình không giống với cho trẻ bú sữa mẹ. Bởi khi bú sữa mẹ, lực hút của bé sẽ chủ động điều tiết tia sữa của mẹ chảy ra mạnh hay nhẹ. Nhưng khi bú bình, tư thế cho bú và tư thế cầm bình sẽ ảnh hưởng đến lực sữa bắn ra. Nếu cho bú không đúng cách rất dễ khiến trẻ bị sặc, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên, mẹ hãy tham khảo 3+ tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình an toàn dưới đây nhé.
Tư thế ngồi ôm ngang
Tư thế cho bé bú bình ngồi ôm ngang gần giống với tư thế cho bé bú sữa mẹ ngồi ôm nôi.
-
Để thực hiện tư thế này, mẹ hoặc ba cần tìm một điểm tựa lưng thoải mái.
-
Sau đó, mẹ ôm ngang bé trong tay sao cho phần đầu tự bé tựa vào bắp tay, cao hơn so với phần thân người.
-
Một tay của mẹ sẽ ôm bé, tay còn lại cầm bình sữa nghiêng so với miệng bé một góc khoảng 45 độ để tia sữa bắn ra đều đặn, không quá ít, không quá nhiều.
-
Lưu ý: Khi cho bé bú bình ở tư thế này, mẹ cần đảm bảo phần đầu của bé cao hơn so với thân để tránh nguy cơ viêm tai.
Tư thế ngồi vào lòng
Tư thế ngồi vào lòng thích hợp cho những bé thường hay bị trớ sau khi sinh. Tuy nhiên, tư thế này chỉ nên áp dụng đối với các bé đã ngồi được, có phần lưng cứng cáp. Nếu áp dụng cho em bé mới sinh sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống của trẻ.
-
Đầu tiên, mẹ cũng nên tìm một điểm tựa lưng thoải mái và vững chắc ngồi.
-
Tiếp đến, mẹ bé áp phần lưng bé vào bụng mình, đầu bé có thể tựa vào ngực hoặc vai mẹ, tùy ý thích.
-
Một tay của mẹ cần vòng ôm lấy bé để cố định vị trí, tay còn lại cầm bình sữa dốc cao một góc khoảng 45 độ so với mặt song song.
Tư thế dựa lưng vào đùi
Tư thế cho bú tựa lưng vào đùi sẽ giúp mẹ giảm đau lưng và chủ động hơn trong việc cho em bé.
-
Đầu tiên, mẹ cũng cần tìm một điểm tựa lưng thoải mái trước khi ngồi. Mẹ có thể ngồi dưới sàn nhà, trên giường hoặc trên ghế, tùy ý thích.
-
Phần chân của mẹ choãi ra sao cho phần bắp chân tạo góc 90 độ với lưng. Mẹ đặt em bé nằm áp lưng lên chân, sao cho thoải mái nhất.
-
Một tay mẹ dùng để giữ em bé, một tay khác cầm bình sữa và cho bé ti.
Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất có ảnh hưởng đến não?
Cách cho con bú đúng cách: Tư thế cho con bú mẹ, bú bình đúng chuẩn
[Bật mí bí mật] 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh thông minh mẹ có biết?
Những lưu ý khi cho bé bú bình tránh bị sặc
Khi cho em bé bú bình, mẹ cần chú ý nhiều thứ để đảm bảo an toàn, tránh bị sặc, gây nguy hiểm. Sau đây là 3 điều mẹ không thể làm lơ khi cho con ti bình:
Cho bé ti đúng tư thế
-
Đầu cao hơn phần thân: Khi cho em bé ti bình, mẹ cần đảm bảo phần đầu lúc nào cũng phải cao hơn phần thân của con. Như vậy, em bé sẽ không bị sặc, dễ ti hơn và tránh nguy cơ bị viêm tai.
-
Bình sữa phải ở góc nghiêng với miệng: Nếu bình sữa vuông góc hoặc song song với miệng sẽ khiến em bé mất nhiều sức hơn trong khi ti. Đồng thời, tia sữa bắn ra cũng không đảm bảo, dễ khiến trẻ bị sặc. Vì vậy, mẹ nên giữ bình sữa ở góc nghiêng 45 độ so với miệng để giúp bé dễ ti và đảm bảo tia sữa bắn ra có lực vừa phải.
-
Tránh thay đổi tư thế liên tục: Việc thay đổi tư thế liên tục trong thời gian cho bú dễ khiến trẻ khó chịu bụng, gây nôn trớ. Vì vậy, mẹ nên giữ nguyên một tư thế từ đầu đến cuối trong thời gian cho ti.
Chú ý và hỗ trợ bé trong suốt thời gian bú
Trong thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình, mẹ cần theo dõi từng dấu hiệu và hành động của trẻ. Qua đó giúp phán đoán nhu cầu và tình hình của trẻ. Tuyệt đối tránh trường hợp cho trẻ tự cầm bình ti, hoặc lơ là trong thời gian cho ti, có thể khiến trẻ bị sặc, không xử lý được kịp thời.
Bên cạnh đó, việc quan sát sẽ giúp mẹ biết được tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình có đúng hay không, có cần điều chỉnh không. Vì vậy, đừng xem nhẹ việc quan sát, hỗ trợ con trong suốt quá trình cho bú bình nhé.
Vỗ ợ hơi sau khi bú xong
Bú bình có một nhược điểm cực kỳ lớn là lượng hơi bé bú vào nhiều hơn so với bú mẹ. Vì vậy, sau mỗi lần trẻ ti xong mẹ nên chủ động vỗ ợ hơi cho bé, giúp trẻ không bị chướng bụng. Việc làm này cũng giúp trẻ ít bị trớ và sặc hơn sau mỗi lần ti.
Các bước chuẩn bị cho trẻ bú bình an toàn, tốt nhất
Trước khi tiến hành cho trẻ bú bình, mẹ cần trải qua nhiều bước chuẩn bị với yêu cầu khắt khe. Cụ thể như sau:
-
Lựa chọn bình sữa phù hợp: Hiện nay trên thị trường có vô vàn thương hiệu, loại bình sữa, núm ti khác nhau. Mỗi loại đều đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, kích thước và chất liệu. Vậy nên, mẹ cần đầu tư nhiều thời gian trong việc lựa chọn loại bình phù hợp với em bé của mình. Các tiêu chí mẹ nên áp dụng để chọn bình gồm: ít chi tiết thừa, dễ vệ sinh, chất liệu an toàn, phù hợp để tiệt trùng.
-
Tiệt trùng các dụng cụ hỗ trợ bú sữa: Để đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ khi bú bình, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ trước khi cho bé sử dụng. Nếu có sẵn máy tiệt trùng, mẹ có thể cho tất cả dụng cụ vào máy để làm sạch. Nếu không có, mẹ có thể tự tiệt trùng bằng nước sôi trước mỗi lần sử dụng cho bé để đảm bảo diệt khuẩn hoàn toàn.
-
Kiểm tra nhiệt độ sữa: Nhiệt độ của sữa cực kỳ quan trọng mỗi khi cho trẻ bú bình. Nếu mẹ pha sữa cho bé bằng nước lạnh sẽ khiến trẻ bị đi ngoài, đau bụng, ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Nhưng nếu mẹ pha sữa bằng nước nóng sẽ làm giảm dinh dưỡng trong sữa, thậm chí có thể khiến trẻ bị bỏng. Chính vì vậy, mẹ nên dùng nước ấm khoảng 60 đến 70 độ để pha sữa cho em bé. Đồng thời khi pha xong, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ti. Tuyệt đối không cho trẻ ti ngay, rất dễ bị bỏng.
-
Kiểm tra độ mạnh của tia sữa: Ngoài ra, trước khi cho trẻ ti mẹ cũng cần kiểm tra độ mạnh yếu của tia sữa. Hãy đảm bảo tia sữa chảy ra bình thường, không bị tắc cũng không bị quá mạnh. Đặc biệt lưu ý, người lớn không dùng miệng để mút hoặc nếm thử sữa của trẻ. Hãy bấm sữa ra mu bàn tay trong quá trình kiểm tra.
Xem thêm:
- Monkey Apps - Bộ ứng dụng học tập giúp trẻ phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ
- Trẻ sơ sinh bị ngã từ giường xuống đất. Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần lưu ý
Mách mẹ cách xử lý nếu con bị sặc sữa khi bú bình
Dù cho trẻ bú sữa mẹ hay bú bình, trẻ đều có nguy cơ bị sặc sữa. Vậy trong trường hợp này, ba mẹ cần xử lý thế nào để đảm bảo an toàn cho bé. Mẹ hãy tham khảo 3 bước sau đây để biết thêm thông tin hữu ích nhé.
-
Vỗ lưng: Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa, mẹ cần nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp thấp đầu. Tiếp đến vỗ mạnh vào phần lưng trẻ khoảng 5 đến 6 cái và lật trẻ xoay về đằng trước để kiểm tra. Nếu trẻ chưa có dấu hiệu phục hồi, hay phục hồi yếu ớt, hãy tiếp tục sơ cứu ấn ngực.
-
Ấn ngực: Mẹ giữ trẻ ở tư thế nằm ngửa, sau đó dùng tay ấn mạnh xuống phần xương ức. Tốc độ ấn cần nhanh, khoảng 1 giây 1 lần ấn, liên tục 5 đến 6 lần kề nhau. Nếu trẻ không có dấu hiệu phục hồi hoặc phục hồi kém, tiến hành thông đường thở.
-
Thông đường thở: Mẹ hãy dùng miệng hút phần miệng sau đó đến phần mũi cho trẻ. Làm liên tục khoảng 5 lần sau đó kiểm tra sự hồi phục của trẻ. Khi con đã ổn định và phục hồi, mẹ nên đưa ngay đến trung tâm y tế để kiểm tra và theo dõi.
Trên đây là thông tin bật mí cho mẹ về các tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình an toàn, ít bị sặc nhất. Mẹ hãy tham khảo và áp dụng ngay cho em bé nhà mình. Đồng thời, mẹ đừng quên những lưu ý quan trọng trước và trong khi cho trẻ bú bình để tốt nhất cho sức khỏe của con mẹ nhé.
Bottle feeding advice - Truy cập ngày 29/7/2022
https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/bottle-feeding/advice/
Formula milk: common questions - Truy cập ngày 29/7/2022
https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/bottle-feeding/formula-milk-questions/