Hút sữa ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Giai đoạn hậu sản

Hút sữa ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

23/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hút sữa ra máu có lẽ là hiện tượng khiến khá nhiều chị em hoang mang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Theo bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: Núm bị nứt, viêm vú, ung thư vú, u nhú,... Tùy từng trường hợp sẽ quyết định độ nguy hiểm của nó. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng xuất hiện máu khi hút sữa trong bài viết này mẹ nhé. 

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Hút sữa ra máu có nguy hiểm không?

Hút sữa ra máu là tình trạng xuất hiện máu (màu đỏ, màu hồng) chia thành tơ hoặc vệt lẫn trong sữa. Một vài trường hợp khác khi hút sữa mẹ sẽ thấy sữa có màu đỏ/hồng thay vì trắng đục như bình thường. Đây là hiện tượng khiến các mẹ hoang mang và băn khoăn về tình trạng sức khỏe. 

Theo bác sĩ, hiện tượng hút sữa ra máu thường không nguy hiểm. Lượng máu nhỏ trong sữa sẽ không gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và có thể hết trong vài ngày. Do đó, mẹ có thể tiếp tục cho trẻ bú sữa trong trường hợp này. 

Hút sữa ra máu là tình trạng sữa có vẹt màu đỏ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

5+ Nguyên nhân gây ra tình trạng hút sữa ra máu

Hút sữa thấy có máu là hiện tượng khiến các mẹ bỉm hoang mang. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường đến từ 6 trường hợp sau: 

Núm vú của mẹ bị nứt

Nứt đầu ti khi cho con bú là tình trạng khá phổ biến. Đặc biệt trong giai đoạn đầu mới cho con bú, mẹ chưa biết cho con bú và hút sữa đúng cách, sẽ khiến đầu ti bị tổn thương. Lúc này, đầu ti của mẹ sẽ bị tổn thương và xảy ra tình trạng nứt nẻ, gây đau đớn khó chịu. Nếu mẹ hút sữa có thể khiến đầu ti bị nứt nghiêm trọng hơn, gây chảy máu. Từ đó gây ra tình trạng máu lẫn trong sữa sau khi hút. 

Núm vú của mẹ bị nứt là lý do khiến sữa dính máu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hội chứng căng mạch máu

Hội chứng căng mạch máu là tình trạng máu cũ còn sót lại bên trong ống dẫn sữa. Sau khi sinh, lượng máu đến vú tăng đáng kể do ống sữa và các tuyến sản xuất sữa mẹ tặng nhanh chóng. Khi này, một phần máu cũ sẽ lưu lại ống dẫn sữa và tiết ra ngoài cùng với sữa mẹ. 

Dấu hiệu cho biết xuất hiện hội chứng căng mạch máu là tình trạng sữa mẹ có màu hồng hoặc nâu rỉ sét. Các chuyên gia nói rằng hiện tượng này không gây nguy hiểm và có thể tự hết sau vài này. 

Thông thường, khoảng 80% tình trạng hút sữa ra máu sau sinh đều xuất phát từ nguyên nhân căng mạch máu. 

Hội chứng căng mạch máu là lý do khiến máu lẫn vào trong sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

U nhú bên trong ống dẫn sữa

U nhú là những u lành tính (không phải ung thư) xuất hiện trong ống dẫn sữa. Chúng được tạo thành từ mô tuyến cùng với mô sợi và mạch máu (gọi là mô sợi).

U nhú là những khối u đơn lẻ thường phát triển trong các ống dẫn sữa lớn gần núm vú. Chúng là nguyên nhân phổ biến của việc tiết dịch núm vú trong suốt hoặc có máu, đặc biệt là khi nó chỉ xuất phát từ một bên vú. Chúng có thể được sờ thấy như một cục u nhỏ phía sau hoặc bên cạnh núm vú. Đôi khi chúng có thể gây đau đớn.

Tình trạng xuất hiện u nhú bên trong ống dẫn sữa sẽ tự hết mà không cần điều trị. Vậy nên mẹ không cần quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này. 

U nhú là các u lành tính xuất hiện bên trong ống dẫn sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các mao mạch ở vú bị tổn thương

Khi hút sữa không đúng cách, các mao mạch hay mạch máu nhỏ ở vú sẽ bị tổn thương. Từ đó gây ra tình trạng máu bị rò rỉ ra ngoài, lẫn vào sữa mỗi khi hút. Vậy nên, để khắc phục tình trạng này, mẹ cần đảm bảo hút sữa đúng cách. 

Các mao mạch ở vú bị tổn thưởng khiến sữa bị dính máu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Viêm vú

Viêm vú trong thời kỳ cho con bú là tình trạng mẹ bị viêm một hoặc nhiều ống dẫn sữa. Từ đó khiến các mô vú bị sưng viêm, gây đau đớn khó chịu. Thông thường, vi khuẩn sẽ thông qua da, xâm nhập và bên trong và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu hút sữa vào lúc này, mẹ sẽ thấy cảm giác đau đi kèm với máu lẫn trong sữa.  

Viêm tuyến vú khiến mẹ cảm thấy, đau đớn và máu bị rỉ ra ngoài. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ung thư vú

Hút sữa ra máu là hiện tượng không quá nguy hiểm trong hầu hết mọi trường hợp. Thế nhưng nếu xuất phát từ nguyên nhân ung thư vú sẽ gây tổn hại lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Ung thư vú là tình trạng xuất hiện khối u ác tính hoặc lành tính xuất hiện dưới bầu ngực của mẹ. Các biểu hiện cảnh báo tình trạng ung thư vú mẹ nên cảnh giác gồm: đau vùng ngực, sưng vú hoặc nổi hạch. 

Ung thư vú là lý do gây ra tình trạng hút sữa ra máu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sữa mẹ lẫn máu có cho bé bú được không?

Nhiều mẹ thắc mắc sữa mẹ có lẫn máu cho cho em bé bú được không? Câu trả lời là ĐƯỢC mẹ nhé. 

Theo ý kiến của bác sĩ, tình trạng sữa lẫn máu thông thường không gây nguy hiểm và có thể tự hết sau vài ngày. Nên mẹ có thể cho trẻ bú bình thường. Lượng máu nhỏ lẫn trong sữa cũng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. 

Trong trường hợp sữa lẫn trong máu xuất phát từ nguyên nhân ung thư vú ác tính và mẹ phải xạ trị thì không nên cho bé bú. Bởi các hóa chất khi xạ trị sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đồng thời sức khỏe của mẹ sẽ không đảm bảo để cho trẻ bú.

Mẹ có thể yên tâm cho trẻ bú sữa khi dính máu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nên làm gì khi hút sữa ra máu?

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ: Khi hút sữa ra máu mẹ hãy cứ yên tâm cho trẻ bú để không làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Tình trạng này sẽ hết sau vài ngày và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. 

  • Xem xét trẻ có nôn mửa khi ti hay không: Mặc dù tiếp tục cho trẻ ti nhưng mẹ hãy nhớ quan sát phản ứng của trẻ sau khi bú. Khi trẻ có biểu hiện lạ như nôn mửa, quấy khóc sau khi ti, mẹ nên tạm dừng việc cho trẻ ti lại và tham khảo ý kiến bác sĩ. 

  • Trẻ có ti kém không: Lượng máu trong sữa nhiều có thể làm thay đổi mùi vị của sữa khiến trẻ bỏ ti hoặc ti kém đi. Khi lượng ti của trẻ giảm, không đảm bảo đủ dinh dưỡng, mẹ hãy tìm cách bổ sung hợp lý cho con nhé. 

  • Đầu ti có bị nhiễm trùng không: Nếu đầu ti của mẹ bị nhiễm trùng cũng không nên cho con ti. Bởi vi khuẩn từ đầu ti có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây ảnh hưởng không tốt. Tốt nhất mẹ nên điều trị tình trạng nhiễm trùng trước khi cho trẻ tiếp tục bú mẹ. 

  • Kiểm tra lại phương pháp hút sữa: Hút sữa ra máu cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân áp dụng phương pháp hút sai cách. Do đó, mẹ nên kiểm tra lại cách hút sữa đã đúng chưa và điều chỉnh sao cho phù hợp. 

  • Kiểm tra bác sĩ nếu sau 1 tuần không cải thiện: Tình trạng hút sữa ra máu thường tự hết sau vài ngày. Do đó, nếu sau 1 tuần mẹ thấy không cải thiện, hãy đi kiểm tra bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị phù hợp. 

Mẹ nên tiếp tục cho trẻ ti và quan sát phản ứng của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi nào sữa mẹ có lẫn máu sẽ gây nguy hiểm cho trẻ? 

Có một số trường hợp sữa mẹ lẫn máu tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC cho trẻ bú. Cụ thể: 

  • Khi mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, C, HIV: Đây là những bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu. Các virus gây bệnh sẽ qua đường sữa mẹ đi vào cơ thể trẻ, từ đó khiến trẻ cũng mắc bệnh. 

  • Mẹ bị ung thư vú: Nếu mẹ bị ung thư vú, phải điều trị hóa chất cũng không nên cho bé bú. Bởi hóa chất đi vào cơ thể bé thông qua sữa, gây nguy hiểm. Đồng thời sức khỏe của mẹ cũng không đảm bảo tốt để cho trẻ bú mẹ trong giai đoạn điều trị bệnh. 

Cách phòng ngừa tình trạng sữa mẹ có lẫn máu

Các mẹ bỉm sữa hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát tình trạng hút sữa ra máu bằng các biện pháp sau đây: 

Cho con bú đúng cách

Cho con bú đúng cách, đúng tư thế giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con hiệu quả. Nhờ đó mẹ sẽ hạn chế được các bệnh như đau lưng, đau, nứt núm vú và trẻ cũng sẽ ti dễ dàng hơn. Có nhiều tư thế cho con bú khác nhau như: bú nằm, bú ngồi,... Mẹ có thể lựa chọn tư thế sao cho phù hợp với sức khỏe và tình hình thực tế. Ngoài ra, khi cho con bú mẹ cũng cần chú ý tới cách giữ bầu ngực, vị trí đặt con để giúp trẻ ti hiệu quả hơn. 

Cho con bú đúng cách giúp bảo vệ đầu ti tốt nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc núm ti cẩn thận hơn

Nhiều mẹ có phần lơ là việc chăm sóc núm ti khi cho con bú. Thế nhưng, để đảm bảo trẻ ti an toàn, hiệu quả, tốt cho cả mẹ và con thì chăm sóc núm ti cực kỳ cần thiết. 

Để chăm sóc bầu ngực tốt nhất, mẹ hãy chú ý vệ sinh bằng nước ấm và không bôi trực tiếp xà phòng lên trên. Đồng thời khi vệ sinh hãy hết sức nhẹ nhàng, không nên chà xát mạnh, tránh làm tổn thương. 

Trong thời kỳ cho con bú, mẹ cũng cần cẩn thận trong việc chọn áo ngực. Không nên chọn áo ngực quá chật, gây chèn ép và khó chịu. 

Chăm sóc núm ti cẩn thận giúp hạn chế viêm, nhiễm khi cho con bú. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khám bác sĩ khi tình trạng không thuyên giảm

Theo ý kiến của bác sĩ, hầu hết tình trạng hút sữa ra máu không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Nó có thể tự hết chỉ sau vài ngày, tối đa là 1 tuần. Do đó, nếu sau 1 tuần mẹ thấy tình trạng không được cải thiện, hãy đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác. Và qua đó có cách điều trị kịp thời, hợp lý nhất. 

Khám bác sĩ sau 1 tuần khi tình trạng không thuyên giảm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Qua bài viết trên, có lẽ mẹ đã hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng hút sữa ra máu rồi phải không nào. Có thể thấy rằng, đa phần tình trạng hút sữa thấy máu không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cũng cần quan tâm nhiều hơn đến tình trạng sức khỏe của mình để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con nhé.

What Is Rusty Pipe Syndrome? - Truy cập ngày 23/10/2022

https://www.verywellfamily.com/rusty-pipe-syndrome-431996

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online