zalo
Bị tắc sữa nổi cục phải làm sao? Cách xử lý hiệu quả nhất hiện nay
Giai đoạn hậu sản

Bị tắc sữa nổi cục phải làm sao? Cách xử lý hiệu quả nhất hiện nay

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

29/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bị tắc sữa nổi cục cứng phải làm sao? Tắc tia sữa là vấn đề rất nhiều mẹ gặp phải trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Khi bị tắc tia sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và của trẻ, gây mệt mỏi kéo dài. Tình trạng tắc tia sữa kèm theo nổi cục cứng cho thấy tình trạng đang ở mức độ nặng. Lúc này, mẹ cần áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, tránh làm tình huống tồi tệ hơn. Hãy tham khảo một số phương pháp được khuyên dùng dưới đây nhé. 

Tắc tia sữa kèm nổi cục cứng là gì? 

Tắc tia sữa có nổi cục cứng là tình trạng nặng hơn so với tắc tia sữa thông thường. Đây là thời điểm thuộc giai đoạn sau, khi tình trạng đã chuyển nặng, bắt đầu chuyển viêm và xuất hiện các cục nổi trên bầu ngực. 

Khi xảy ra tình trạng tắc tia sữa, dòng chảy bị ứ đọng bên trong các ống dẫn sữa. Thời gian càng dài nó sẽ tạo ra những cục cứng nổi trên bầu ngực có thể sờ cảm nhận được bằng tay. 

Ngoài ra, các vi khuẩn bên ngoài có thể thông qua vết thương nhỏ trên bầu ngực mẹ để xâm nhập vào bên trong. Từ đó gây ra tình trạng phá vỡ mô tuyến vú khiến sữa không thể lưu thông ra bên ngoài và gây tắc nghẽn. Kết quả cuối cùng chúng cũng sẽ tạo thành cục cứng trên bầu ngực. 

Các biểu hiện thường thấy

  • Ngực căng tức, đau: Đây là biểu hiện thông thường của tình trạng tắc tia sữa. Khi dòng chảy sữa bị tắc sẽ khiến sữa bị tắc lại, gây ứ đọng và căng tức bầu ngực, khiến mẹ bị đau đớn. 

  • Xuất hiện các cục u, cứng trên bầu ngực: Các cục cứng xuất hiện khi bị tắc tia sữa rất dễ sờ thấy bằng tay. Mẹ chỉ cần đặt tay lên bầu ngực là có thể cảm nhận rõ vị trí và kích thước của các cục cứng xuất hiện trên ngực. 

  • Ngực không tiết sữa: Khi bị tắc tia sữa, ngực của mẹ không thể tiết sữa như bình thường. Bởi lúc này dòng sữa đã bị tắc nghẽn bên trong ống dẫn, cần được khơi thông trước tiên. 

  • Mẹ có thể phát sốt: Sốt là tình trạng bình thường khi mẹ bị tắc tia sữa. Khi bị tắc tia sữa, các mạch máu bên trong sẽ giãn nở. Lượng nhiệt cơ thể sinh ra lúc này lớn hơn phần nhiệt mất đi, gây ra hiện tượng sốt. 

Ngực căng tức, khó chịu là biểu hiện của tắc tia sữa nổi cục. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa kèm nổi cục cứng

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa nổi cục cứng khi cho con bú. Hãy điểm qua một vài lý do dưới đây: 

Cho con bú sai cách

Cho con bú sai cách là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bị tắc tia sữa kèm nổi cục cứng. Đặc biệt với những chị em mới làm mẹ lần đầu sẽ gặp phải vấn đề này thường xuyên hơn. Khi cho con bú trực tiếp sau khi sinh, mẹ cần phải đảm bảo đúng tư thế. Điều này giúp trẻ ti dễ hơn và dòng chảy của sữa cũng xuống thuận lợi hơn. 

Ngoài ra, khi cho ti, mẹ cần phải để trẻ ti cạn hết một bên ngực mới chuyển qua bên khác. Như vậy trẻ sẽ hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng ở một bầu ngực. Đồng thời, mẹ sẽ không phải lo lắng khi có sữa đọng lại bên trong ngực sẽ gây ra tình trạng tắc tia sữa. Nếu trẻ không ti cạn sữa trong một lần, mẹ nên hút sữa sau mỗi cữ bú của trẻ. Như vậy cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất sữa mẹ mà không bị lo ứ đọng sữa cũ. 

Cho con bú sai cách khiến mẹ bị tắc tia sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sữa mẹ xuống quá nhiều

Đối với các mẹ có cơ địa lợi sữa, sữa xuống quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa. Khi sữa xuống nhiều mà lượng tia của trẻ không tương xứng, sẽ khiến trẻ dễ bị sặc khi bú mẹ. Ngoài ra, nguy cơ bị tắc tia sữa cũng lớn hơn khi lượng sữa đọng lại trong ngực quá nhiều. 

Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này chính là hút sữa sau mỗi lần cho trẻ ti. Điều này giúp đảm bảo không có sữa dồn đọng lâu ngày trong ngực, gây ra tình trạng tắc tia kéo dài. 

Sữa mẹ xuống quá nhiều dễ gây tắc tia sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sức khỏe của mẹ sau sinh không tốt

Sức khỏe của mẹ sau sinh kém cũng là lý do gây ra tình trạng tắc tia sữa. Cơ thể khỏe mạnh sẽ chủ động điều tiết chất lượng và số lượng sữa một cách tốt hơn. Khi sức khỏe kém, việc cho trẻ bú sữa cũng sẽ bị giảm năng suất hơn bình thường. Đồng thời lượng sữa sản xuất ra ngoài không đồng đều, gây rối loạn và dễ bị tắc. 

Sức khỏe của mẹ bỉm kém là nguyên nhân gây tắc tia sữa nổi cục. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bị stress, trầm cảm sau sinh

Theo bác sĩ, khi cơ thể bị trầm cảm sẽ sinh ra hormone cortisol. Nếu nồng độ hormone cortisol trong cơ thể tăng cao sẽ khiến các hormone prolactin và oxytocin giảm đi đáng kể. Đây là hai hormone có vai trò chính trong việc kích thích sản xuất và tiết sữa mẹ. Lâu dần sẽ, lượng hormone giảm đi sẽ khiến sữa mẹ tiết ra ít đi, không đều, dẫn đến tình trạng tắc tia sữa, thậm chí là mất sữa. 

Mẹ bị trầm cảm sau sinh sẽ ảnh hưởng đến tiết sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị tắc tia sữa nổi cục ảnh hưởng như thế nào? 

  • Nguy cơ viêm tuyến vú và áp xe: Khi bị tắc tia sữa và hình thành các cục cứng, nếu không được xử lý nhanh chóng sẽ dẫn đến nguy cơ áp xe. Bởi những cục cứng này khi ở trong bầu ngực quá lâu sẽ hình thành các ổ viêm. 

  • Nguy cơ mất sữa hoàn toàn: Tình trạng tắc tia sữa kéo càng dài thì thời gian mẹ không cho con bú càng dài. Lúc này, cơ thể đánh giá nhu cầu bú sữa mẹ của trẻ không còn và điều chỉnh sữa mất dần. 

  • Sức khỏe giảm sút: Bị tắc tia sữa gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như: đau đớn, sốt, mệt mỏi. Từ đó nó cũng sẽ làm ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, dinh dưỡng của em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng khi không có sữa để bú. 

Bị tắc tia sữa gây nguy cơ viêm tuyến vú và áp xe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị tắc sữa nổi cục phải làm sao? 

Nếu mẹ đang thắc mắc bị tắc tia sữa nổi cục phải làm sao, hãy tham khảo các cách xử lý dưới đây nhé. 

Tích cực cho con bú trực tiếp

Cho con bú trực tiếp là nguyên tắc số 1 cần duy trì để chữa tắc tia sữa nhanh, hiệu quả nhất. Khi cho trẻ bú trực tiếp, các xúc giác từ đầu vú sẽ gửi tín hiệu tới não bộ. Qua đó, não bộ sẽ kích thích tiết nhiều hormone prolactin và oxytocin hơn. Đây là 2 loại hormone đóng vai trò sản xuất và tiết sữa chính. Do đó, quá trình thông tia sữa sẽ được thúc đẩy tốt hơn. 

Massage ngực thường xuyên

Massage ngực thường xuyên cũng là một cách giúp các tuyến vú được khơi thông. Mẹ nên massage nhẹ nhàng và tập trung vào các cục u cứng hoặc những vùng đau. 

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Chọn tư thế phù hợp và thoải mái nhất để tiến hành xoa bóp. Thông thường tư thế nằm ngửa sẽ được nhiều mẹ lựa chọn nhiều hơn.

  • Bước 2: Dùng một tay xoa nhẹ nhàng cục sữa cứng, tay còn lại đỡ lấy bầu ngực.

  • Bước 3: Dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào cục sữa đang bị tắc từ trong ra ngoài rồi lại từ ngoài vào trong. Mẹ hãy lặp đi lặp lại nhiều lần, vừa ấn vừa day để làm tan các cục sữa cặn nhanh chóng.

Massage ngực giúp thông tắc tia sữa hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chườm khăn ấm

Chườm nóng có tác dụng làm cho các nang sữa được giãn nở giúp ngăn ngừa tắc tia sữa hiệu quả.

Mẹ chuẩn bị 1 chậu nước ấm, nhúng khăn vào nước ấm rồi đắp trực tiếp lên ngực. Trong khi đắp, dùng tay liên tục massage bầu ngực cho mẹ. Sau đó, dùng tay ấn mạnh vào những chỗ bị tắc tia xem sữa có chảy ra không. Khi thấy sữa đã chảy ra, mẹ hãy cho bé bú ngay để các tia sữa được khơi thông hoàn toàn.

Chườm khăn ấm giúp các nang sữa được giãn nở tốt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dùng máy hút sữa để thông

Bên cạnh cho con bú trực tiếp, sử dụng máy hút sữa cũng là phương pháp được bác sĩ khuyên dùng. Lực hút của máy hút sữa sẽ giúp mẹ khơi thông tắc tia hiệu quả, nhanh chóng hơn. 

Trong thời kỳ tắc tia sữa, mẹ có thể áp dụng phương pháp hút sữa Power Pumping để kích sữa nhanh chóng hơn. Ngoài ra, lịch hút sữa L2 cũng sẽ lựa mẹ có thể áp dụng để thông tia sữa. 

Sau khi giải quyết được vấn đề tắc tia sữa, mẹ cũng cần duy trì hút sữa liên tục để phòng ngừa bị trở lại. Khi này, mẹ nên lựa chọn giữa lịch hút sữa L3, L4, L5 tùy theo quỹ thời gian và nhu cầu ti của trẻ. 

Sử dụng máy hút sữa có thể thông tắc tia sữa hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Biện pháp phòng tránh tắc tia sữa hiệu quả

Để phòng ngừa tình trạng tắc tia sữa khi cho con bú, mẹ hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây. 

Cho trẻ bú càng sớm càng tốt  

Thông thường, tuyến sữa của mẹ sẽ được kích thích và bắt đầu hoạt động ngay từ khi mang thai. Trong những tháng cuối của thai kỳ, nồng độ hormone prolactin mẹ sản xuất ra khá lớn. Do đó, chỉ cần được kích thích tuyến sữa sẽ lập tức hoạt động. 

Sau khi sinh, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đồng hồ. Việc làm này sẽ giúp kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn. Cùng với đó, giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tắc tia sữa sau sinh cực tốt. 

Cho trẻ bú sớm giúp kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tranh căng thẳng, lo âu

Căng thẳng, lo âu là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bị tắc tia sữa sau sinh. Khi căng thẳng, cơ thể mẹ sản sinh ra hormone cortisol, làm giảm hormone prolactin và oxytocin, khiến giảm tiết sữa. Vậy nên, sau khi sinh, mẹ nên hạn chế tối đa vấn đề căng thẳng, lo âu. 

Trong thời kỳ cho con bú, bên cạnh chăm sóc trẻ, mẹ hãy chủ động chăm sóc tinh thần và thể chất của chính mình. Để tạo tâm lý thoải mái, mẹ nên tập thể dục, giải trí lành mạnh như đọc sách, nghe nhạc, cắm hóa, mua sắm,... 

Hạn chế căng thẳng lo âu giúp ngăn ngừa tắc tia sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng của sữa mẹ. Vậy nên, nếu muốn vắt ra được những giọt sữa chất lượng tốt nhất, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học. 

Trong thời kỳ cho con bú, chị em được khuyến cáo nên bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng sau đây: 

  • Tinh bột: Tinh bột là thành phần quan trọng không thể thiếu đối với sự hồi phục sức khỏe của mẹ và phát triển của trẻ. Mẹ có thể bổ sung nhóm tinh bột qua các thực phẩm như gạo, ngũ cốc, bánh mì, khoai tây, khoai lang,.... 

  • Chất đạm: Chất đạm đóng vai trò chính trong việc duy trì năng lượng của cơ thể. Khi cho con bú trong 6 tháng đầu đời, mỗi ngày mẹ cần nạp 80g protein. 6 tháng tiếp theo, chất đạm mẹ cần mỗi ngày khoảng 73g. Mẹ có thể bổ sung chất đạm qua các nhóm thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa, đậu, ngũ cốc,...

  • Chất béo: Chất béo chiếm khoảng 30% năng lượng mà các mẹ cho con bú cần. Đặc biệt, chất béo rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và thị lực của trẻ. Mẹ có thể bổ sung một số loại chất béo như DHA, n3, n6,... qua các thực phẩm như cá hồi, dầu thực vật, các loại hạt dinh dưỡng,....

  • Vitamin và khoáng chất: Các loại vitamin và khoáng chất là thành phần không thể thiếu đối với sự phát triển của trẻ. Phải đặc biệt kể đến một số loại quan trọng như vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch, Canxi giúp xương chắc khỏe,.... Do đó, mẹ nên bổ sung đủ ít nhất 400g trái cây, rau củ mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu vitamin của chính bản thân và em bé. 

  • Nước: Nước là thành phần quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của cơ thể. Các mẹ đang cho con bú nên uống đủ ít nhất 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Nhờ đó sẽ đảm bảo chất lượng và số lượng sữa mẹ được tiết ra. 

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý giúp tăng chất lượng sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp bị tắc sữa nổi cục phải làm sao. Hãy tham khảo thật kỹ các phương án xử lý ở trên và áp dụng thật tốt mẹ nhé. Và đừng quên các biện pháp phòng ngừa bị tắc tia sữa sau sinh để có một thời kỳ nuôi con khỏe mạnh, an toàn.

Blocked milk ducts, mastitis and breast abscess - Truy cập ngày 28/10/2022

https://raisingchildren.net.au/newborns/breastfeeding-bottle-feeding/breastfeeding-challenges/blocked-duct-mastitis-abscess

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!