Sữa mẹ bị vón cục thường xuất phát từ lý do tắc tia sữa. Khi tình trạng tắc tia sữa xảy ra, dòng sữa không được lưu thông, tạo thành các điểm tắc. Các điểm tắc này hình thành các cục cứng có thể nhận thấy khi sờ tay lên ngực. Vậy làm cách nào để giải quyết tình trạng sữa mẹ bị vón cục một cách nhanh và triệt để. Hãy tham khảo bài viết dưới đây mẹ nhé.
Nguyên nhân khiến sữa mẹ bị vón cục
Nguyên nhân chính của tình trạng khiến sữa mẹ bị vón cục là tắc tia sữa. Thông thường, khi sữa bị giữ và ứ đọng lại trong các ống dẫn sữa sẽ hình thành các điểm tắc. Chúng là các cục cứng có thể cảm nhận dễ dàng khi đặt tay lên ngực.
Tình trạng sữa mẹ bị vón cục nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến mất sữa. Đồng thời, mẹ còn có thể gặp các tình trạng như viêm tuyến vú, áp xe cực kỳ nguy hiểm. Chúng sẽ gây đau đớn cho mẹ và ảnh hưởng đến việc cho con bú.
Biểu hiện cảnh bảo sữa mẹ đang bị vón cục
Các dấu hiệu thường thấy cảnh báo tình trạng sữa mẹ đang bị vón cục gồm có:
-
Ngực căng cứng và đau dữ dội. Đặc biệt mẹ thường bị đau nhiều ở vùng bị tắc, vùng có các cục cứng nổi lên.
-
Vùng da trên bầu ngực thường căng bóng, cảm giác rất mỏng, các mạch máu trên ngực hiện rõ.
-
Núm vú căng và phẳng khiến cho bé khó ngậm để bú mẹ. Khi trẻ bú sẽ khiến mẹ bị đau đớn, cực kỳ buốt và khó chịu.
-
Thân nhiệt của mẹ cao hơn bình thường, thậm chí nhiều trường hợp có thể sốt. Nhiều trường hợp mẹ bị sốt cao và cần sử dụng thuốc hạ sốt.
-
Tại các vị trí tắc da thường sần sùi và lợn cợn các cục nhỏ.
-
Sữa chảy chậm hoặc ngừng chảy. Khi tình trạng tắc tia xảy ra, sữa mẹ thường tiết cực kỳ kém, thậm chí là dừng hẳn. Do đó mẹ thường phải áp dụng các cách xử lý để thông tắc.
Tắc tia sữa vón cục có sao không?
Xảy ra tình trạng tắc tia sữa vón cục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:
Đối với mẹ
-
Cảm thấy nặng nề, khó chịu: Khi bị tắc tia sữa, mẹ sẽ cảm thấy ngực bị căng phồng, đau nhức, nóng rát. Khi xoa vào ngực có thể sờ thấy các cục sữa bị vón. Do đó, mẹ sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu khi mắc phải tình huống này.
-
Sức khỏe suy giảm: Hầu hết các mẹ khi bị tắc tia sữa đều mắc phải trường hợp bị sốt. Tình trạng sốt sẽ diễn biến từ nhẹ đến nặng, gây suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe của mẹ. Điều này khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi và bực bội.
-
Nhiễm trùng do ống dẫn sữa bị tắc có thể gây viêm nhiễm tuyến vú. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ra tình trạng áp xe cực kỳ nguy hiểm đến sức khoẻ. Nếu bị áp xe, mẹ có thể sẽ phải ngừng cho con bú hoàn toàn để tập trung điều trị. Đồng thời, nó có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sau này.
Đối với trẻ
-
Trẻ sẽ không được cung cấp đầy đủ sữa mẹ. Khi mẹ bị tắc tia sữa, sữa không thể chảy ra ngoài để cho bé bú. Như vậy, nguồn dinh dưỡng của trẻ sẽ bị ngắt quãng. Đối với trẻ sơ sinh phụ thuộc phần lớn dinh dưỡng vào sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
5+ Cách khắc phục tình trạng sữa mẹ bị vón cục hiệu quả
Cho bé bú thường xuyên
Cho con bú trực tiếp là nguyên tắc số 1 cần duy trì để chữa tắc tia sữa nhanh, hiệu quả nhất. Khi cho trẻ bú trực tiếp, các xúc giác từ đầu vú sẽ gửi tín hiệu tới não bộ. Qua đó, não bộ sẽ kích thích tiết nhiều hormone prolactin và oxytocin hơn. Đây là 2 loại hormone đóng vai trò sản xuất và tiết sữa chính. Do đó, quá trình thông tia sữa sẽ được thúc đẩy tốt hơn.
Massage, chườm nóng ngực đều đặn
Massage ngực và chườm nóng cũng là hai phương pháp giúp chữa tắc tia sữa hiệu quả. Massage ngực sẽ giúp đánh tan các phần cục cứng và giúp khơi thông hiệu quả. Trong khi đó, chườm nóng sẽ giúp các nang sữa giãn nở. lưu thông được tốt hơn.
Đối với biện pháp chườm nóng, mẹ có thể cho nước ấm vào chai thủy tinh hoặc dùng khăn ấm để đắp lên ngực. Khi chườm, mẹ nên tập trung vào phần tắc tia có xuất hiện cục cứng, cục u để giúp tan nhanh hơn.
Đối với biện pháp massage, mẹ cần thực hiện đúng quy tắc và hướng dẫn. Trong đó, mẹ sử dụng một tay để đỡ bầu ngực, một tay massage tập trung vào cục cứng để làm tan nhanh chóng mà không khiến ngực bị chảy xệ.
Kết hợp hút sữa
Bên cạnh cho con bú trực tiếp, sử dụng máy hút sữa cũng là phương pháp được bác sĩ khuyên dùng. Lực hút của máy hút sữa sẽ giúp mẹ khơi thông tắc tia hiệu quả, nhanh chóng hơn.
Trong thời kỳ tắc tia sữa, mẹ có thể áp dụng phương pháp hút sữa Power Pumping để kích sữa nhanh chóng hơn. Ngoài ra, lịch hút sữa L2 cũng sẽ lựa mẹ có thể áp dụng để thông tia sữa.
Sau khi giải quyết được vấn đề tắc tia sữa, mẹ cũng cần duy trì hút sữa liên tục để phòng ngừa bị trở lại. Khi này, mẹ nên lựa chọn giữa lịch hút sữa L3, L4, L5 tùy theo quỹ thời gian và nhu cầu ti của trẻ.
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng của sữa mẹ. Vậy nên, nếu muốn vắt ra được những giọt sữa chất lượng tốt nhất, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học.
Trong thời kỳ cho con bú, chị em được khuyến cáo nên bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng sau đây:
-
Tinh bột: Tinh bột là thành phần quan trọng không thể thiếu đối với sự hồi phục sức khỏe của mẹ và phát triển của trẻ. Mẹ có thể bổ sung nhóm tinh bột qua các thực phẩm như gạo, ngũ cốc, bánh mì, khoai tây, khoai lang,....
-
Chất đạm: Chất đạm đóng vai trò chính trong việc duy trì năng lượng của cơ thể. Khi cho con bú trong 6 tháng đầu đời, mỗi ngày mẹ cần nạp 80g protein. 6 tháng tiếp theo, chất đạm mẹ cần mỗi ngày khoảng 73g. Mẹ có thể bổ sung chất đạm qua các nhóm thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa, đậu, ngũ cốc,...
-
Chất béo: Chất béo chiếm khoảng 30% năng lượng mà các mẹ cho con bú cần. Đặc biệt, chất béo rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và thị lực của trẻ. Mẹ có thể bổ sung một số loại chất béo như DHA, n3, n6,... qua các thực phẩm như cá hồi, dầu thực vật, các loại hạt dinh dưỡng,....
-
Vitamin và khoáng chất: Các loại vitamin và khoáng chất là thành phần không thể thiếu đối với sự phát triển của trẻ. Phải đặc biệt kể đến một số loại quan trọng như vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch, Canxi giúp xương chắc khỏe,.... Do đó, mẹ nên bổ sung đủ ít nhất 400g trái cây, rau củ mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu vitamin của chính bản thân và em bé.
-
Nước: Nước là thành phần quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của cơ thể. Các mẹ đang cho con bú nên uống đủ ít nhất 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Nhờ đó sẽ đảm bảo chất lượng và số lượng sữa mẹ được tiết ra.
Sử dụng mẹo dân gian
-
Lá đinh lăng: Từ xưa, các bà các mẹ đã truyền tai nhau rất nhiều về việc uống nước lá đinh lăng có tác dụng lợi sữa. Trên thực tế, trong lá đinh lăng có chứa thành phần hoạt chất như Saponin, vitamin nhóm B,... có tác dụng kích thích tiết sữa rất tốt.
-
Lá bồ công anh: Bồ công anh là loại thảo dược có vị đắng, lành tính, với tác dụng thanh nhiệt giải độc. Các bà, các mẹ thường sử dụng lá bồ công anh để chữa viêm tắc tia sữa cùng các triệu chứng viêm nhiễm khác với hiệu quả rất tốt.
-
Lá mít: Trong Đông y, lá mít là một vị thuốc có tác dụng chữa viêm tắc tia sữa cực kỳ hữu hiệu. Thông thường, các bà các mẹ sẽ hơ nóng lá mít để đắp lên ngực, giúp làm tan cục cứng tốt hơn.
Trên đây là những thông tin giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng sữa mẹ bị vón cục. Mong rằng những kiến thức trong bài sẽ giúp mẹ hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách xử lý mỗi khi gặp tình trạng tắc tia sữa. Và đừng quên theo dõi chuyên mục Giai đoạn hậu sản để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác mẹ nhé.
Managing plugged ducts, mastitis when breastfeeding - Truy cập ngày 31/10/2022
How to Identify and Clear a Clogged Milk Duct - Truy cập ngày 31/10/2022
https://www.healthline.com/health/breastfeeding/clogged-milk-duct