Sữa mẹ được xem như một loại dưỡng chất và vaccine tự nhiên giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên thành phần sữa mẹ gồm những gì, tác dụng gì tới sự phát triển của trẻ thì không hẳn ai cũng biết rõ. Để tìm hiểu rõ hơn các mẹ hãy theo dõi thông tin của bài viết sau đây nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trong thành phần dinh dưỡng gần đúng của sữa mẹ có chứa 87% nước. 7% đường lactose, 4% chất béo và 1% protein. Mỗi thành phần sẽ có hàm lượng và chức năng khác nhau, các mẹ có thể tham khảo các thành phần dưới đây để biết thêm.
Nước
Khoảng 87% các thành phần trong sữa mẹ được tạo từ nước. Nước là dung môi giúp hòa tan các chất có trong sữa mẹ. Sữa mẹ có vai trò quan trọng trong cơ chế điều hòa nhiệt độ của trẻ sơ sinh. Đặc biệt, khoảng 25% nhiệt lượng của cơ thể sẽ thoát hơi qua hô hấp và da.
Đồng thời, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam thì sự mất nhiệt của cơ thể rất cao. Vì thế đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể cho trẻ bú để cung cấp đủ nước cho trẻ mà không cần bổ sung nước.
Protein
Protein là một chất khá quan trọng trong sữa mẹ và thành phần của protein sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nồng độ protein trong sữa sẽ giảm dần trong 4 đến 6 tuần sau sinh. Trong sữa mẹ sẽ có hơn 400 loại protein khác nhau. Các loại protein này sẽ cung cấp cho trẻ các amino acid phát triển cơ, xương, tạo kháng thể, tạo các men cần thiết, làm dung môi cho hormone,...
Tuy nhiên trong sữa mẹ chủ yếu chứa 2 loại protein chính là Whey và casein. Whey protein chiếm 60% bao gồm các chất lactoferrin, lysozyme, a-lactalbumin, immunoglobulin,...Các chất này có chức năng bảo vệ, đào thải chất cặn bã, chất độc hại ra ngoài cơ thể. Ngoài ra Whey protein ở dạng lỏng có thể giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ trong ruột, hoàn thiện niêm mạc ruột, tạo kháng thể,...
Còn casein protein trong sữa mẹ có hàm lượng khoảng 40%. Chất này có chức năng vừa làm đạm dinh dưỡng vừa kết tủa trong ruột để dễ tiêu hóa và hấp thụ. Sự phân hủy casein protein từ sữa mẹ trong ruột của trẻ sẽ tạo ra casomorphin ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ.
Đặc biệt, trong sữa mẹ không chứa beta-lactoglobulin nên sẽ không ảnh hưởng đến các trẻ không dung nạp sữa bò.
Chất béo
Chất béo là thành phần rất quan trọng trong sữa mẹ và là chất dinh dưỡng biến đổi nhiều nhất. Tùy theo chế độ ăn, tùy theo từng bên vú và thời điểm trong ngày thì lượng chất béo trong sữa mẹ sẽ có tỷ lệ khác nhau. Thông thường sữa trẻ bú vào chiều tối sẽ chứa nhiều chất béo hơn vào ban đêm và sáng sớm.
Lượng chất béo trong sữa mẹ lên đến 4,2%, cũng là lượng chất béo cao nhất trong các loại sữa. Hơn hết, chất béo còn cung cấp khoảng 50% năng lượng mỗi ngày của trẻ.
Có hơn 200 loại axit béo trong sữa mẹ giúp sữa có vị ngon và hương thơm cho trẻ. Mỗi loại chất béo sẽ có từng chức năng riêng để giúp trẻ phát triển bình thường. Sữa mẹ còn chứa nhiều các axit không bão hòa đa chuỗi dài như DHA, ARA, axit docosahexaenoic, axit arachidonic. Trong đó, ARA và DHA là các thành phần quan trọng của mắt và hệ thần kinh hỗ trợ phát triển hệ thần kinh của trẻ.
MHO cũng là một loại acid béo ngắn có chứa trong sữa mẹ. Chất này có tính năng đẩy chất thải và vi khuẩn ra khỏi ruột cho trẻ. Nhờ đó giúp trẻ giảm bớt tình trạng táo bón và tiêu chảy.
Carbohydrate
Các loại carbohydrate trong sữa mẹ thường rất đa dạng và phong phú. Chúng có vai trò cung cấp năng lượng và giúp trẻ phát triển não bộ. Trong sữa mẹ, lactose và oligosaccharide là hai loại carbohydrate chính và quan trọng nhất.
Lactose chiếm 40% tổng lượng calo có trong sữa mẹ. Loại đường này sẽ làm giảm bớt các vi khuẩn có hại trong dạ dày giúp trẻ cải thiện khả năng hấp thu các chất. Bên cạnh đó, lactose còn thúc đẩy các lợi khuẩn trong dạ dày phát triển và giúp trẻ chống lại bệnh tật.
Còn oligosaccharide hoạt động như một loại prebiotics cung cấp các lợi khuẩn tốt cho đường ruột của trẻ. Nhờ đó, giúp trẻ giảm bớt nguy cơ viêm não và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
Thành phần hoạt chất sinh học trong sữa mẹ
Bên cạnh các thành phần dinh dưỡng chính thì sữa mẹ còn có các thành phần hoạt chất sinh học. Các chất sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật và phát triển khỏe mạnh.
Kháng thể
Các kháng thể sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và chống lại những tác nhân gây bệnh từ môi trường. Mỗi cữ bú trẻ sẽ được nạp thêm hàng triệu các tế bào bạch cầu và globulin miễn dịch. Các loại kháng thể này sẽ giúp trẻ chống lại các nguy cơ gây bệnh bằng cách vô hiệu hóa hoạt động của các virus, vi khuẩn.
Nội tiết tố
Sữa mẹ có rất nhiều các loại hormone như hormon tuyến giáp, endorphin, prolactin, oxytocin, thyroid,...Các hormone này có vai trong cân bằng sinh hóa đảm bảo các cơ quan của cơ thể trẻ hoạt động bình thường.
Ngoài ra, các hormone này còn giúp trẻ bú tốt hơn,dễ ngủ và giúp mẹ gần gũi và kết nối với trẻ hơn. Tuy nhiên, một điều các mẹ nên chú ý, mùi vị của sữa có thể bị ảnh hưởng bởi nồng độ các hormone. Vì thế, mẹ nên thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn để giúp trẻ làm quen với nhiều loại thực phẩm và dinh dưỡng khác nhau.
Sữa mẹ bị vón cục: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất
Sữa mẹ loãng ăn gì cho đặc? Top 5+ thực phẩm không nên bỏ qua
7+ Cách lấy lại sữa mẹ đã mất cực kỳ hiệu quả không nên bỏ qua
Enzyme
Có hơn 40 loại enzyme được tìm thấy trong sữa mẹ. Các enzyme này đóng quan trọng rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ của trẻ sơ sinh. Một số loại enzyme đã tìm thấy được trong sữa mẹ như amylase, lipase, protease, lactoferrin, lysozyme,...Trong đó, amylase là enzyme dùng để tiêu hóa các chuỗi polisaccarit giúp trẻ tiêu hóa tinh bột.
Enzyme lipase giúp phân hủy chất béo trong sữa mẹ thành các axit béo tự do để cung cấp năng lượng cho trẻ. Tuy nhiên khi mẹ trữ đông và rã đông sữa enzyme lipase có thể khiến chất béo bị phân hủy nhanh chóng khiến sữa có mùi hôi.
Protease giúp làm tăng tốc độ phân hủy protein, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, enzyme lactoferrin là một protein liên kết với sắt giúp trẻ hấp thụ tốt sắt. Enzyme này còn liên kết với bạch cầu và kháng thể để diệt khuẩn, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng. Lactoferrin còn giúp ngăn cản E.coli bám vào các tế bào, ngăn ngừa trẻ bị tiêu chảy.
Còn lysozyme có tác dụng bảo vệ trẻ chống lại vi khuẩn Salmonella và E.coli. Sự có mặt của lysozyme giúp bảo vệ trẻ khỏi các vi khuẩn gây bệnh và bệnh tiêu chảy.
Thành phần vi dưỡng chất trong sữa mẹ
Một thành phần không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ đó là các vi dưỡng chất trong sữa mẹ.
Vitamin
Vitamin A và carotene có vai trò thiết yếu cho sự phát triển của võng mạc trẻ và chứa nhiều trong sữa non. Hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ được quyết định bởi chế độ ăn của các mẹ. Nếu mẹ bổ sung vitamin A hợp lý thì trẻ bú mẹ trong năm đầu tiên sẽ được cung cấp đủ hàm lượng vitamin A.
Vitamin E giúp các tế bào hồng cầu phát triển khỏe mạnh, đồng thời giúp phát triển hệ cơ toàn diện. Hàm lượng vitamin E trong sữa mẹ đủ cung cấp cho nhu cầu của trẻ.
Vitamin D tan trong dầu hỗ trợ trẻ phát triển xương thường chứa nhiều trong sữa non. Tuy nhiên lượng vitamin D trong sữa không đủ cung cấp cho trẻ nên cần phải bổ sung 400 IU/ ngày sau khi sinh.
Vitamin C góp phần cấu tạo nên nhiều loại enzyme, collagen, hormone và là chất xúc tác của các phản ứng hóa học trong cơ thể. Chế độ ăn hợp lý của mẹ sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vitamin C của trẻ.
Vitamin K là chất cần thiết để tổng hợp các yếu tố đông máu. Trẻ sinh sau vài ngày sẽ được tổng hợp vitamin K nhờ hoạt động của các vi sinh đường ruột. Bổ sung vitamin K sẽ giúp trẻ ngăn ngừa xuất huyết não.
Khoáng chất
Trong sữa mẹ còn chứa các khoáng chất nhưng kẽm, canxi, sắt, selen,... tuy ít hơn so với sữa công thức nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Các khoáng chất này sẽ giúp trẻ hạn chế tình trạng còi xương, thiếu máu và phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh.
3+ Dạng chính của sữa mẹ
Sữa mẹ được sản xuất qua 3 giai đoạn chính là sữa non, sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành. Thành phần trong sữa mẹ sẽ có sự thay đổi theo từng giai đoạn và nhu cầu phát triển của trẻ.
Sữa non
Sữa non là sữa được tiết ra từ 3-5 ngày sau khi sinh. Sữa thường có màu vàng, đậm đặc và chứa các chất có sẵn trong tuyến vú từ giai đoạn thai kỳ. Hàm lượng sữa non có sự thay đổi rất lớn. Trong cữ bú đầu tiên sẽ tiết từ 2-20ml và tăng dần đến mức trung bình là 100ml sau 24 giờ.
Thành phần các chất trong sữa non cũng có sự khác biệt lớn so với sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành. Sữa non ít béo, giàu vitamin, khoáng chất, natri, kali, lactose, protein, bạch cầu, lactoferrin,...Đặc biệt là chứa rất nhiều globulin miễn dịch IgA.
Sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ, giúp trẻ tống xuất phân su. Bởi vì trong phân su có chứa nhiều yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn lactobacillus ở đường tiêu hóa phát triển. Ngoài ra, sữa non còn có nồng độ cao các chất chống oxy hóa, kháng thể. Nhờ đó, giúp trẻ chống lại các vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh từ môi trường khi vừa mới sinh.
Xem thêm: Sữa mẹ mới vắt ra có cần hâm nóng không? Nhiệt độ bao nhiêu tốt nhất?
Sữa chuyển tiếp
Sữa chuyển tiếp sẽ được tiết từ 5-14 ngày sau sinh. So với sữa non thì sữa chuyển tiếp có hàm lượng protein, globulin miễn dịch thấp hơn. Nhưng trong sữa lại có chứa hàm lượng chất béo, năng lượng và lactose nhiều hơn để giúp trẻ phát triển nhanh chóng.
Bên cạnh đó, hàm lượng các kháng thể trong sữa chuyển tiếp cũng rất cao giúp bảo vệ trẻ phát triển khỏe mạnh.
Sữa trưởng thành
Sữa trưởng thành được tiết sau khoảng 4 tuần sau sinh và đã đủ độ chín. Lượng sữa lúc này sẽ nhiều hơn, loãng và sữa có màu trắng đục hơn sữa non. Trong sữa chứa nhiều protein, đường, vitamin, hormone, khoáng chất hỗ trợ tăng trưởng và phát triển cho trẻ.
Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho trẻ bao gồm:
-
Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ: Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. Đặc biệt sữa mẹ còn là thức ăn vô cùng sạch, đảm bảo vệ sinh và an toàn khi cho trẻ bú.
-
Phòng bệnh hiệu quả: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ bú sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ dị ứng, sâu răng và mọc lệch răng. Đồng thời còn giúp trẻ phát triển răng miệng, xương hàm, giọng nói tốt hơn. Mặt dù giàu dưỡng chất ăn bú sữa mẹ sẽ không khiến trẻ bị tăng cân béo phì trong 2 năm đầu đời.
Bú sữa mẹ còn giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tai, hô hấp, nhiễm tụ cầu, rối loạn đường ruột, tiểu đường,...Đặc biệt, bú sữa mẹ còn giúp trẻ ngăn ngừa các hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
-
Giảm tỷ lệ tử vong: Theo thống kê cho thấy nếu trẻ không bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời sẽ tăng nguy cơ tử vong lên đến 14 lần. Trẻ từ 12-24 tháng tuổi không bú sữa mẹ sẽ tăng nguy cơ tử vong gấp 2 lần so với trẻ được bú sữa mẹ.
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quan trọng vừa bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh khi vừa chào đời. Các thành phần sữa mẹ sẽ thay đổi theo thời gian để thích ứng với sự phát triển của trẻ. Do đó, các mẹ nên ưu tiên việc nuôi con bằng sữa mẹ để phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất. Chúc các mẹ có hành trình chăm sóc và bảo vệ bé yêu thuận lợi.
Human Milk Composition: Nutrients and Bioactive Factors - Truy cập ngày 21/9/2022
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3586783/
The Composition of Breast Milk - Truy cập ngày 21/9/2022
https://www.verywellfamily.com/whats-in-breast-milk-4047820