zalo
Gợi ý lịch hút sữa cho mẹ bỉm đảm bảo sữa về đều, không bị tắc tia sữa
Giai đoạn hậu sản

Gợi ý lịch hút sữa cho mẹ bỉm đảm bảo sữa về đều, không bị tắc tia sữa

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

18/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Lịch hút sữa thế nào thuận tiện nhất cho mẹ mới sinh và đang đi làm? Chắc hẳn đây là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bỉm đang nuôi con bằng sữa mẹ. Việc áp dụng đúng thời gian biểu hút sữa sẽ giúp mẹ duy trì tiết sữa đều đặn mà không lo bị tắc tia sữa. Hãy tham khảo một số lịch hút sữa phổ biến dành cho mẹ sau sinh dưới đây nhé.                                                                                        

Lịch hút sữa L2, L3, L4, L5 là gì?

Theo chuyên gia sữa mẹ, lịch hút sữa được chia thành nhiều thời gian khác nhau. Chúng bao gồm lịch hút sữa L2, L3, L4, L5, L6, L7,... Tuy nhiên, hầu hết các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ sẽ áp dụng lịch L2 đến L5. Vậy cụ thể ý nghĩa của mốc thời gian này là gì, hãy cùng Monkey tìm hiểu mẹ nhé. 

Tổng quan về lịch hút sữa L2, L3, L4, L5 khi nuôi con bằng sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch hút sữa L2 cho mẹ bỉm mới sinh

Lịch hút sữa L2 tương ứng với thời gian giữa các cữ hút sữa cách nhau 2 giờ đồng hồ. Điều này đồng nghĩa với mỗi ngày mẹ cần hút sữa từ 8 đến 10 lần nếu áp dụng thời gian biểu hút sữa L2. 

Khi nào nên áp dụng lịch hút sữa L2?

Trên thực tế, không phải đối tượng nào cũng nên áp dụng L2. Nó chỉ phát huy tác dụng tốt nhất với đúng đối tượng, cụ thể là mẹ mới sinh, đang trong thời kỳ nghỉ thai sản. Bởi áp dụng lịch hút sữa L2 đồng nghĩa với việc mẹ gần như phải dành cả ngày để hút sữa, nhưng mẹ đã đi làm rất khó để đáp ứng. 

Đồng thời, khi mới sinh, sữa mẹ chưa về nhiều, cần hút sữa thường xuyên để kích thích tuyến sữa tiết nhiều hơn. Khi lượng sữa đã ổn định và trẻ ti nhiều hơn, mẹ có thể bắt đầu điều chỉnh lại lịch hút sữa. 

Các mẹ nên áp dụng thời gian biểu hút sữa L2 nếu đáp ứng các điều kiện sau: 

  • Mẹ mới sinh hoặc không thể cho con bú trực tiếp: Lúc này, mẹ cần hút sữa thường xuyên và đều đặn để có sữa cho trẻ. Nếu ngừng hút sữa hoặc các cữ hút cách nhau quá dài sẽ giảm lượng sữa tiết ra, không đủ đáp ứng cho trẻ. Vậy nên mẹ hãy thực hiện hút sữa L2. 

  • Mẹ bị mất sữa, cần hút sữa nhiều để gọi sữa về: Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, nếu mẹ chẳng may bị mất sữa cũng có thể áp dụng L2. Bởi hút sữa càng nhiều, thường xuyên thì sữa càng mau về trở lại. 

Thời gian biểu của lịch hút sữa L2 

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, nếu mẹ áp dụng lịch hút/ vắt sữa L2 thì nên thực hiện theo thời gian biểu như sau: 

  • 7 giờ sáng - cữ hút đầu tiên

  • 9 giờ sáng

  • 11 giờ trưa 

  • 13 giờ

  • 15 giờ

  • 17 giờ

  • 19 giờ

  • 0 giờ

  • 3 giờ 

  • 5 giờ sáng ngày hôm sau - cữ hút cuối cùng

Lịch hút sữa L2 là gì? Áp dụng thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch hút sữa L3 cho mẹ mới sinh

Lịch hút sữa L3 có nghĩa là thời gian giữa các lần hút sữa cách nhau 3 giờ đồng hồ. Điều này tương ứng mỗi ngày mẹ cần hút sữa tối đa 8 lần. 

Khi nào nên áp dụng lịch hút sữa L3?

Theo chuyên gia, mẹ nên áp dụng lịch hút sữa L3 trong thời kỳ nuôi con từ 0 đến 2 tháng tuổi. Lúc này trẻ thực hiện chu kỳ sinh hoạt Easy 3 (ăn chơi ngủ - 3 tiếng/1 lần). Do đó, khi mẹ áp dụng chu kỳ hút sữa L3 trong giai đoạn này sẽ giúp cơ thể nhận tín hiệu và sản xuất sữa đều đặn. 

Thời gian biểu của lịch hút sữa L3

Theo khuyến cáo, khi áp dụng thời gian hút sữa L3, mẹ nên áp dụng theo khung giờ sau: 

  • 7 giờ sáng

  • 10 giờ sáng 

  • 12 giờ

  • 15 giờ

  • 18 giờ 

  • 21 giờ 

  • 0 giờ 

  • 4 giờ

Thời gian hút sữa có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với lịch sinh hoạt của mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên đảm bảo tuân thủ 3 giờ hút một lần để cơ thể quen với việc tiết sữa đều đặn. 

Lịch hút sữa L3 là gì? Áp dụng như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch hút sữa L4 cho mẹ mới sinh

Hút sữa L4 là áp dụng khung thời gian giữa các cữ hút sữa cách nhau 4 giờ đồng hồ. Như vậy, nếu 4 giờ hút sữa một lần, mỗi ngày mẹ cần hút sữa từ 5 đến 6 lần để đảm bảo thời gian biểu. 

Khi nào nên áp dụng lịch hút sữa L4?

Nếu mẹ phân vân không biết khi nào nên áp dụng cách kích sữa L4 thì hãy quan sát sức ti của trẻ và khả năng tiết sữa của mình. Thông thường sau khi trẻ 2-3 tháng tuổi, sức ti sẽ tăng lên rõ rệt. Khi mẹ áp dụng xong lịch hút sữa L3, sữa mẹ đã sản xuất ổn, đáp ứng được nhu cầu của trẻ thì có thể giãn khoảng cách giữa các lần hút sữa. 

Khi chuyển từ L3 lên L4 mẹ phải thực hiện từ từ, không được vội vàng. Đồng thời, với các mẹ có cơ địa dễ bị tắc tia sữa cần áp dụng biện pháp giãn cữ hút sữa phù hợp. 

Thời gian biểu của lịch hút sữa L4

  • Đối với mẹ trong thời gian nghỉ thai sản: 8 giờ -12 giờ -16 giờ - 20 giờ - 0 giờ. 

  • Đối với mẹ đi làm: 6 giờ - 10 giờ (hút sữa tại công ty) -14 giờ (hút sữa tại công ty) -18 giờ/ 7 giờ -11 giờ (hút sữa tại công ty) -15 giờ (hút sữa tại công ty) -19 giờ.

Lịch hút sữa L4 là gì? Áp dụng như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch hút sữa L5 cho mẹ bỉm sau sinh

Lịch hút sữa L5 được hiểu là thời gian giữa các cữ hút sữa cách nhau 5 giờ đồng hồ. Điều này đồng nghĩa mỗi ngày mẹ cần thực hiện hút sữa 4 đến 5 lần để duy trì lịch đều đặn. 

Khi nào nên áp dụng lịch hút sữa L5? 

Theo các chuyên gia sữa mẹ, sau 6 tháng, khi lượng ti của trẻ đủ lớn, sữa mẹ cũng đã tiết ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ thì mẹ nên áp dụng cách kích sữa L5. Lúc này, việc kích sữa nhằm mục đích duy trì tiết sữa đều đặn và thường xuyên cho trẻ. 

Thời gian biểu hút sữa L5? 

Có hai khung thời gian biểu được khuyến khích khi áp dụng cách kích sữa L5. Cụ thể như sau: 

  • 5 cữ/ ngày: 7 giờ sáng -12 giờ trưa -14 giờ chiều -17 giờ chiều - 22 giờ tối.

  • 4 cữ/ ngày: 7 giờ sáng - 12 giờ trưa - 17 giờ chiều - 22 tối. 

Lịch hút sữa L5 là gì? Áp dụng thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch hút sữa dành cho mẹ bỉm phải đi làm

Đối với các mẹ đã đi làm, thời gian hút sữa cần linh hoạt hơn để có thể thực hiện tại nhà và cả công ty. Cụ thể thời gian được khuyến khích như sau: 

Nếu mẹ được hút sữa trong giờ hành chính

  • 6h: cho bú và hút sữa ở nhà.

  • 10h: hút sữa ở cơ quan.

  • 14h: hút sữa ở cơ quan.

  • 18h: đã có mặt ở nhà để con bú.

hoặc

  • 7h: cho bú và hút sữa ở nhà.

  • 11h: hút sữa ở cơ quan.

  • 15h: hút sữa ở cơ quan.

  • Chiều về cho bé bú trực tiếp theo nhu cầu.

Thời gian biểu hút sữa dành cho các mẹ bỉm sữa phải đi làm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu mẹ không được hút sữa trong giờ hành chính

Áp dụng cách hút sữa ngắn - dài đan xen

  • Cữ 1: 6:00 hay 6:30 hút hoặc bú, tùy giờ đi làm.

  • Cữ 2: 10:00 cử ngắn (5 - 10 phút).

  • Cữ 3: 12:00, lúc nghỉ trưa hút hoặc bú.

  • Cữ 4: 15:00, cử ngắn (5-10p)

  • Cữ 5: 17:00 hay 18:00 hút hoặc bú.

  • Cữ 6: 21:00 hút hoặc bú.

  • Cữ 7: trước khi ngủ, nếu có hút hoặc bú.

Tuy nhiên, thời gian biểu ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ có thể điều chỉnh lại sao cho phù hợp nhất với lịch sinh hoạt của mình. 

Thời gian hút sữa nếu mẹ không được hút trong giờ hành chính. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹo giúp sữa chất lượng khi áp dụng đúng lịch hút sữa

Ngoài áp dụng lịch hút sữa phù hợp, mẹ cũng cần áp dụng một số mẹo nhỏ để giúp sữa chất lượng hơn. Hãy tham khảo ngay 4 mẹo dễ thực hiện ngay tại nhà sau đây mẹ nhé. 

Tuân thủ đúng lịch hút sữa đã chọn

Khi đã chọn một lịch hút sữa phù hợp với nhu cầu ti của trẻ, mẹ nên áp dụng thời gian theo hướng dẫn. Mẹ không nên tùy tiện bỏ bất kỳ cữ hút sữa nào để tránh tình trạng tắc tia sữa và gây rối loạn tiết sữa của cơ thể. 

Nếu mẹ thường xuyên bỏ các cữ hút sữa sẽ khiến tuyến sữa hoạt động kém hơn. Lâu dần, khả năng tiết sữa của ngực sẽ bị giảm, gây ra tình trạng ít sữa, thậm chí là mất sữa.

Tuân thủ theo thời gian biểu của lịch hút sữa đã áp dụng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thay đổi linh hoạt lịch hút sữa theo sự phát triển của trẻ

Theo nhu cầu ti của trẻ lớn dần, mẹ cũng nên điều chỉnh lịch hút sữa cho phù hợp. Trên thực tế, việc cho trẻ bú mẹ trực tiếp vẫn tốt hơn so với việc hút sữa ti bình. Vậy nên, khi sức ăn của con lớn, mẹ chỉ nên hút sữa để hỗ trợ duy trì, kích thích tuyến sữa hoạt động. 

Thông thường, khi trẻ mới sinh, tuyến sữa tiết kém, mẹ nên áp dụng lịch hút sữa L2. Sau đó 2 tuần, mẹ có thể bắt đầu thay đổi qua lịch hút sữa L3 trong 1 đến 2 tháng tiếp theo. Sau 3 tháng, mẹ nên áp dụng lịch hút sữa L4, và chuyển qua L5 sau 6 tháng. Việc có tiếp tục thay đổi thành L6 hay L7 hay không sẽ phụ thuộc vào nhu cầu ti của mỗi đứa trẻ và thời hạn nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy nên, mẹ hãy điều chỉnh lịch hút sữa linh hoạt. 

Điều chỉnh lịch hút sữa theo nhu cầu ti của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nghỉ ngơi đầy đủ

Nghỉ ngơi đầy đủ là điều cực kỳ cần thiết nếu mẹ muốn duy trì nguồn sữa mẹ chất lượng. Sau khi sinh, sức khỏe của chị em khá yếu, nên tuyến sữa thường hoạt động kém. Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, sức đề kháng của các mẹ sẽ tự động được nâng cao, giúp tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn. 

Trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, chị em nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Trong trường hợp con quấy khóc vào ban đêm, mẹ nên có kế hoạch ngủ bù vào ngày hôm sau. Tuyệt đối không nên để tình trạng mất ngủ kéo dài, sẽ khiến mẹ dễ bị mệt mỏi, suy nhược và gây mất sữa. 

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày giúp mẹ nâng cao sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Sau khi sinh em bé, chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hồi phục của mẹ. Một chế độ dinh dưỡng đạt chuẩn cần phải đáp ứng đủ các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất xơ,... 

Khi chế độ dinh dưỡng của mẹ càng tốt, chất lượng sữa cũng được nâng cao lên. Theo gợi ý của các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ nuôi con bằng sữa nên thường xuyên ăn bí ngô, gạo lứt, đu đủ xanh, uống lá đinh lăng để giúp sữa đặc và thơm hơn. 

Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn nhiều trái cây, thịt, cá để bổ sung vitamin, protein, DHA cho cơ thể. Và đừng quên uống nước mỗi ngày để cơ thể tiết sữa tốt hơn mẹ nhé. Mỗi ngày mẹ nên uống ít nhất 2 đến 2.5 lít nước mới đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. 

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp nguồn sữa chất lượng hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin giúp mẹ hiểu rõ hơn về lịch hút sữa trong thời kỳ nuôi con sau sinh. Mong rằng những thông tin trong bài sẽ giúp mẹ lựa chọn đúng thời gian biểu hút sữa phù hợp với mình. Và đừng quên áp dụng một số mẹo nhỏ giúp tăng chất lượng sữa tốt hơn mẹ nhé.

How to Exclusively Breast Pump - Truy cập ngày 18/9/2022

https://www.healthline.com/health/parenting/exclusive-pumping

Pumping Schedule Samples and How to Create the Right One for You - Truy cập ngày 18/9/2022

https://www.healthline.com/health/breastfeeding/pumping-schedule

 

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!