zalo
Nhiễm trùng vết mổ sau sinh có nguy hiểm không? 3+ Hậu quả nghiêm trọng
Giai đoạn hậu sản

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh có nguy hiểm không? 3+ Hậu quả nghiêm trọng

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

30/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh là sự cố không mong muốn sau quá trình phẫu thuật mổ để lấy em bé. Vậy nhiễm trùng vết mổ sau khi sinh có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết vết mổ đang bị nhiễm trùng là gì? Khi vết mổ bị nhiễm khuẩn mẹ nên làm gì để khắc phục? Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết sau để tìm được đáp án nhé.

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh có nguy hiểm không? 

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh mổ là tình trạng vị trí phẫu thuật khi mổ để lấy thai bị nhiễm khuẩn. Nhiễm trùng vết khâu sau sinh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ. Cụ thể, chúng có thể khiến mẹ bị nhiễm trùng máu, thậm chí là gây tử vong. 

Nhiễm khuẩn vết thương có thể khiến mẹ bị nhiễm trùng máu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các tác nhân gây nhiễm trùng 

  • Vi khuẩn Staphylococcus aureus (30.4%): Loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào vết mổ sẽ khiến cho vết thương nhiễm khuẩn, sưng mủ diện rộng. 

  • Vi khuẩn Coagulase- negative staphylococci (11.7%): Loại vi khuẩn này sẽ gây bong da và khiến cho vết mổ bị nhiễm khuẩn hình thành các bong bóng nước.

  • Vi khuẩn Escherichia Coli (9.4%)

  • Vi khuẩn Enterococcus faecalis (5.9%)

Nhiễm trùng vết thương mổ là do các vi khuẩn gây hại xâm nhập (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân loại nhiễm trùng vết mổ sau khi sinh (3 loại)

Nhiễm trùng vết mổ sau khi sinh được chia thành 3 loại như sau:

  • Nhiễm trùng nông: Là tình trạng nhiễm trùng chỉ xuất hiện ở vùng da hoặc mô dưới da ngay tại vị trí phẫu thuật.

  • Nhiễm trùng sâu:  Loại nhiễm trùng này sẽ gây tụ dịch ở vị trí phẫu thuật, khiến vết thương bị hở, kèm đó là các triệu chứng áp xe và sốt trên 38°C.

  • Nhiễm trùng cơ quan: Đây là hiện tượng nhiễm khuẩn ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể ngoại trừ đường rạch da, gân, cơ. Khi bị nhiễm trùng cơ thể mẹ có thể xảy ra một số biểu hiện sau chảy mủ từ dẫn lưu đặt trong cơ quan, áp xe,  nhiễm khuẩn vết mổ sâu.

Khi mẹ bị nhiễm trùng vết mổ cơ thể sẽ bị sốt lên đến 38 độ C (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

  • Theo nghiên cứu của SQU Medical Journal, khi vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng cơ thể mẹ sẽ xuất hiện cơn sốt. Khi đó, cơ thể mẹ có thể sẽ tăng nhiệt độ lên đến 38 độ C, dai dẳng, khó hạ nhiệt.

  • Vết mổ phát ra mùi hôi là dấu hiệu cho biết rằng vết thương của mẹ đang bị nhiễm khuẩn.

  • Dấu hiệu tiếp theo đó là vùng da xung quanh vết mổ có dấu hiệu đỏ và nóng rực rất khó chịu. 

  • Vị trí khâu vết mổ có mủ vàng, sưng tấy và có dấu hiệu hở dần vết thương ra.

  • Vùng dưới bị đau tức đặc biệt là xung quanh vết mổ và ngực bị cương đau.

Khi mẹ bị nhiễm trùng vết mổ cơ thể sẽ bị sốt lên đến 38 độ C (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Nhiễm trùng vết mổ sau khi sinh có thể do một trong ba nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân trước khi mổ

Nhiễm trùng trước khi mổ thường là do mẹ bị nhiễm khuẩn ối, quá trình chuyển dạ kéo dài và thường xuyên khám âm đạo. Đồng thời, nếu mẹ là người bị viêm âm đạo và mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, tiền sản giật, béo phì,... thì nguy nhiễm trùng sẽ rất cao.

Quá trình chuyển dạ kéo dài khiến mẹ dễ bị nhiễm khuẩn vết mổ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân trong khi mổ

Trong quá trình sinh mổ, nếu mẹ không được các bác sĩ lấy hết nhau và màng thì sẽ rất dễ bị nhiễm trùng vết thương. Đồng thời, thời gian mổ kéo dài, mất máu nhiều, vết mổ cũ dính, máu tụ cũng là lý do dẫn đến vết mổ bị nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn vết mổ có thể là do bác sĩ lấy không hết nhau và màng(Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân sau mổ

Sau khi mổ, mẹ sẽ dễ bị nhiễm trùng vết mổ nếu sản dịch sau sinh không thoát ra ngoài được, vẫn còn ứ đọng lại trong tử cung. Đặc biệt, việc lười vận động, vệ sinh hoặc dinh dưỡng không đảm bảo cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

Dinh dưỡng không đảm bảo làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị khi bị nhiễm sau vết mổ sau sinh

Một số phương pháp điều trị tình trạng vết mổ bị nhiễm trùng nông và vết thương mổ nhiễm trùng sâu:

Điều trị vết nhiễm trùng nông

Khi vết mổ của mẹ bị nhiễm trùng nông, mẹ có thể điều trị bằng cách dùng các loại kháng sinh theo mức độ nhiễm. Chẳng hạn: 

  • Mức độ nhẹ: Dùng kháng sinh Cephalosporin, Clindamycin và Dicloxacillin

  • Mức độ trung bình: Dùng kháng sinh Penicillin, Ceftriaxone, Clindamycin hoặc Cefazolin

  • Mức độ nặng: Sử dụng Vancomycin kết hợp với Piperacillin/Tazobactam.

Đồng thời, mẹ nên đến các cơ sở y tế để tiến hành thoát mủ để vết mổ mau lành và không bị hoại tử.

Dùng các loại kháng sinh để điều trị nhiễm trùng nông (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị vết nhiễm trùng sâu

Sử dụng kháng sinh cũng là phương pháp giúp điều trị vết nhiễm trùng sâu rất hiệu quả. Những loại kháng sinh mẹ sử dụng sẽ tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn tương tự như nhiễm trùng nông.

Khi bị nhiễm trùng sâu, vết mổ bị tổn thương cần phải cắt lọc để tránh làm ảnh hưởng đến vùng da khác. Đồng thời, mẹ cần được bù nước tức thì và sử dụng các phương pháp hạ sốt an toàn.

Khi vết mổ bị nhiễm trùng sâu mẹ nên tiến hành cắt lọc vết thương(Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ

Để phòng tránh được nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh, các y bác sĩ và mẹ cần lưu ý 2 điều sau đây:

Tuân thủ quy định vô khuẩn trong phòng sinh

Phòng sinh trước khi tiến hành phẫu thuật lấy thai cần được sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch chuyên dụng. Đồng thời, các bác sĩ và y tá tham gia sinh đều cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, vô khuẩn toàn cơ thể. Những vật dụng hỗ trợ như bao tay, dao, nhíp, kim,... cũng phải được khử khuẩn sạch sẽ. 

Phòng sinh cần được khử khuẩn sạch sẽ bằng dung dịch cồn chuyên dụng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách

Sau khi vết mổ được khâu lại, mẹ cần chăm sóc vết thương tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cụ thể:

  • Trước khi rửa vết thương, mẹ cần đảm bảo tay đã được khử khuẩn sạch sẽ. Đồng thời, mẹ nên sử dụng thêm những vật dụng hỗ trợ cần thiết khác như bông gạc và nước muối sinh lý. Khi rửa vết thương, mẹ nên rửa lan rộng tầm 5cm để vùng da lân cận không gây ảnh hưởng đến vết mổ.

  • Mẹ không được bôi bất kỳ loại kem dưỡng da, dung dịch nào lên vết thương khi không có chỉ định của các bác sĩ.

  • Sau khi lau rửa vết thương xong, mẹ hãy lấy gạc sạch để lau khô vết thương.

  • Nếu thấy vết mổ có tình trạng bất thường như bị đỏ, sưng vết thương, đau nhức, chảy máu, chảy mủ, vết thương có mùi hôi, bung chỉ khâu,… mẹ cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.



Trước khi rửa vết thương mổ tại nhà mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng bài viết đây đã giúp các mẹ hiểu thêm về nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Qua đó, mẹ sẽ biết được các cách phòng ngừa, chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân để tránh bị nhiễm trùng vết mổ.

Postpartum Infections - Truy cập ngày 28/6/2022

https://emedicine.medscape.com/article/796892-overview

Postpartum Infection - Truy cập ngày 28/6/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560804/

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey