zalo
Sữa mẹ có màu gì? Sữa mẹ màu trắng, màu vàng, màu xanh có sao không?
Giai đoạn hậu sản

Sữa mẹ có màu gì? Sữa mẹ màu trắng, màu vàng, màu xanh có sao không?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

28/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sữa mẹ có màu gì là thắc mắc chung của rất nhiều chị em bỉm sữa. Chúng ta thường mặc định rằng, sữa mẹ phải có màu trắng. Vậy nhưng đôi lúc các mẹ sẽ thấy sữa có màu khác lạ như vàng, xanh, thậm chí là hồng hoặc đỏ. Vậy khi sữa có màu sắc này có bình thường không? Mẹ có nên cho trẻ uống khi sữa có màu lạ. Hãy tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây để biết về các màu sắc khác lạ của sữa mẹ nhé.  

Sữa mẹ có màu gì? 

Trên thực tế, màu của sữa mẹ sẽ phụ thuộc vào trạng thái đang tồn tại của mẹ. Sữa mẹ có 3 trạng thái chính, tương ứng với các màu sắc như sau: 

Sữa non có màu trắng trong

  • Sữa non là sữa mẹ đầu tiên mà cơ thể phụ nữ tạo ra. Thường các mẹ chỉ tạo ra một lượng nhỏ sữa non, nhưng nó đậm đặc và có giá trị dinh dưỡng cao.

  • Theo quan sát thực tế, đôi khi sữa non có màu trắng trong nhưng đôi khi có màu vàng đậm/ cam do hàm lượng beta-carotene cao. Các chuyên gia sữa mẹ cho biết, hàm lượng beta carotene trong sữa non nhiều gấp 10 lần so với sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến sữa mẹ có màu vàng trong vài ngày đầu sau sinh. 

Sữa non có màu vàng nhạt hoặc đậm, hơi đặc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sữa chuyển tiếp có màu trắng đục

  • Sữa chuyển tiếp là giai đoạn thứ hai của quá trình sản xuất sữa mẹ. Nó tiếp sau quá trình sản xuất sữa non (giai đoạn đầu của sữa mẹ) và trước sữa mẹ trưởng thành (giai đoạn thứ ba và cuối cùng của sữa mẹ). Khi sữa mẹ chuyển tiếp bắt đầu vào, nó thường kéo dài trong khoảng hai tuần. Trong thời gian này, bầu ngực của mẹ thường căng hơn, nặng và cảm thấy sữa tiết nhiều rõ rệt.

  • Sữa chuyển tiếp thường được sản xuất sau 5 ngày sinh và kéo dài từ 10 đến 14 ngày. 

  • Màu sắc của sữa mẹ chuyển tiếp thường có màu trắng đục như nước vo gạo. Lúc đầu, màu sắc của nó sẽ thiên về màu vàng và kem do chuyển qua từ sữa non. Tuy nhiên, càng về sau sữa chuyển tiếp sẽ bắt đầu có màu giống sữa trưởng thành, loãng hơn và trắng hơn. 

Sữa chuyển tiếp thường có màu trắng đục đặc trưng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sữa trưởng thành có màu xanh hoặc vàng nhẹ

  • Sữa trưởng thành là dạng sữa xuất hiện sau khoảng 15 ngày mẹ sinh em bé. Nó được chia thành hai dạng, sữa đầu và sữa cuối. 

  • Sữa đầu (thường có màu trong, hơi xanh nhẹ) - Sữa cuối (Thường có màu trắng đục hoặc hơi vàng)

Sữa mẹ trưởng thành thường có màu xanh nhạt hoặc trắng đục, hơi ngả vàng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số màu sắc khác ít gặp của sữa mẹ

  • Sữa mẹ có màu xanh: Do mẹ ăn thức ăn có màu xanh như rau chân vịt,... sữa mẹ sẽ có sự biến đổi màu xanh nhẹ. Đây là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm, nên mẹ có thể yên tâm cho trẻ bú sữa. 

  • Sữa mẹ màu hồng, cam hoặc đỏ nhẹ: Do mẹ ăn thực phẩm có màu như củ dền, cà rốt, gấc, nước ngọt,... Nó tương tự với trường hợp sữa mẹ có màu xanh, mẹ cũng có thể cho trẻ bú bình thường. 

  • Sữa mẹ có màu nâu: Hiện tượng này xuất phát do máu bị lẫn trong sữa mẹ (hội chứng ống rỉ). Lưu lượng máu đến vú tăng lên đáng kể do các ống dẫn sữa và các tuyến sản xuất sữa mẹ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Một phần máu này sẽ lưu lại trong ống dẫn sữa và tiết vào sữa trong vài ngày đầu cho con bú. Theo ý kiến của bác sĩ,đây là hiện tượng bình thường,  không nguy hiểm, có thể tự hết sau vài ngày. 

  • Sữa mẹ có màu đen: Liên quan đến việc dùng thuốc kháng sinh Minocin (không được khuyến khích) trong thời gian cho con bú. Trên thực tế, các mẹ đang cho con bú không được khuyến khích sử dụng thuốc. Một vài trường hợp sử dụng thuốc phải đạt được sự đồng ý từ phía bác sĩ và tuân thủ theo chỉ dẫn. Khi mẹ sử dụng thuốc và thấy sữa có màu lạ thì không nên cho bé bú, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Một số màu sắc khác lạ của sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Yếu tố quyết định sữa mẹ có màu gì

Sữa mẹ có màu gì thường phụ thuộc chế độ ăn, sinh hoạt và tình trạng sức khoẻ. Sau đây là chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến sức mẹ. Mẹ hãy tham khảo để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất nhé. 

Chế độ ăn uống

Như đề cập ở trên, hầu hết các màu sắc khác lạ của sữa mẹ như xanh, vàng đậm, đỏ,... đều xuất phát từ chế độ ăn. Khi mẹ ăn các thực phẩm có màu đậm, đặc trưng thì sữa mẹ bị sẽ bị ảnh hưởng một phần. Ví dụ mẹ bỉm ăn các loại rau có màu xanh đậm, thì sữa mẹ cũng sẽ có màu xanh. Vậy nên, khi thấy sữa có màu lạ, mẹ có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn của mình. 

Trên thực tế, có nhiều loại đồ ăn giúp sữa thơm hơn như chuối, hạt dinh dưỡng. Trong thời kỳ cho con bú, mẹ có thể ăn nhiều hơn những loại đồ ăn này. 

Chế độ ăn ảnh hưởng đến màu và mùi vị của sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ sẽ giúp mẹ sở hữu một sức khỏe thật tốt. Do đó, để nguồn sữa mẹ đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất, với màu sắc như bình thường thì mẹ cần thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý. Điều này có nghĩa là mẹ phải cân bằng thời gian giữa việc nghỉ ngơi, làm việc và chăm con. Bên cạnh đó, mẹ tuyệt đối không thể lơ là việc tập thể dục, rèn luyện sức khỏe mỗi ngày. 

Theo ý kiến của chuyên gia, mẹ sau sinh nên tập thể dục từ 30 đến 45 phút mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra, mẹ bỉm cũng nên thường xuyên giải trí, nghe nhạc, đọc sách để tinh thần luôn vui vẻ. 

Chế độ sinh hoạt của mẹ quyết định chất lượng sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tình trạng sức khỏe

Khi tình trạng sức khỏe của mẹ tốt, chất lượng sữa cũng sẽ được đảm bảo hơn. Khi này, sữa sẽ có màu như bình thường, chia theo trạng thái tồn tại của nó. Tuy nhiên, khi sức khỏe mẹ không tốt, chất lượng sữa sẽ bị giảm sút. Đặc biệt, nếu mẹ phải dùng thuốc, sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng từ thuốc gây biến đổi màu sữa. Ví dụ, khi sữa mẹ có màu đen là xuất phát từ việc dùng thuốc kháng sinh. Lúc này mẹ không nên cho trẻ bú mà hãy vắt bỏ toàn bộ phần sữa này đi. 

Khi nào nên đi khám bác sĩ nếu sữa mẹ có màu lạ? 

Hầu hết các màu lạ từ sữa mẹ đều ảnh hưởng từ chế độ ăn và sinh hoạt của phụ nữ. Do đó, nếu thấy sữa có màu, mẹ có thể tự động điều chỉnh lại chế độ ăn, sinh hoạt của mình và theo dõi. 

Nếu tình trạng không thay đổi và mẹ cảm thấy lo lắng, mẹ có thể đi kiểm tra bác sĩ để yên tâm hơn. 

Mẹ có thể đi kiểm tra bác sĩ khi quá lo lắng về chất lượng sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách nâng cao chất lượng sữa mẹ tốt nhất

Một số cách giúp mẹ nâng cao chất lượng sữa, dễ thực hiện ngay tại nhà không thể bỏ qua như sau: 

Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất mỗi ngày

Sau khi sinh, sức khỏe của chị em phụ nữ thường giảm sút đáng kể. Vậy nên để nhanh hồi phục sức khỏe và tăng chất lượng sữa, một chế độ dinh dưỡng khoa học là cực kỳ cần thiết. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, để tăng chất lượng mẹ, mẹ bỉm sữa nên ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, chất xơ. 

Cụ thể, những dưỡng chất này thường có nhiều trong các thực phẩm sau: 

  • Tinh bột: Khoai lang, yến mạch, gạo. 

  • Protein: Thịt bò, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng. 

  • Chất béo: Cá hồi, sữa, dầu, thịt cừu, thịt bò. 

  • Vitamin và khoáng chất: Các loại trái cây, hạt dinh dưỡng,... 

  • Chất xơ: Rau xanh như: rau cải bó xôi, rau ngót, súp lơ,...

Chế độ ăn khoa học  giúp tăng chất lượng sữa hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Uống đủ nước mỗi ngày

Có tới gần 90% thành phần trong sữa mẹ là nước. Vậy nên, để có một nguồn sữa chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng tuyệt đối, mẹ nên uống nước thường xuyên. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ sau sinh nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước lọc mỗi ngày. 

Ngoài ra, để nguồn sữa mát, chất lượng hơn, mẹ có thể uống nước một số loại thảo dược lợi sữa. Ví dụ như uống nước lá đinh lăng, tía tô, bồ công anh, lá mít,... 

Uống đủ 2-2,5l nước mỗi ngày tốt cho việc tiết sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Duy trì tinh thần thoải mái

Căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể tiết hormone cortisol. Khi nồng độ hormone cortisol tăng cao sẽ làm giảm lượng hormone prolactin và oxytocin. Đây là hai hormone đóng vai trò chính trong việc tiết sữa. Vậy nên khi mẹ căng thẳng thường xuyên sẽ không tốt đối với tuyến sữa. Cách tốt nhất để việc kích sữa mang lại hiệu quả là mẹ nên tạo tinh thần thoải mái để tuyến sữa hoạt động tốt hơn. 

Tinh thần tốt giúp nâng cao chất lượng sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tăng cường cho trẻ bú trực tiếp

Cho con bú trực tiếp sẽ kích thích hormone Prolactin và Oxytocin hoạt động hiệu quả. Đây là 2 loại hormone đóng vai trò chính trong việc kích thích tiết sữa. Vậy nên mẹ hãy tích cực cho con bú trực tiếp để tuyến sữa hoạt động tốt hơn nhé. Điều này cũng giúp mẹ tăng tình cảm, kết nối giữa hai mẹ con. 

Cho trẻ bú trực tiếp giúp kích thích sữa mẹ tốt hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp sữa mẹ có màu gì. Có thể thấy rằng, màu của sữa mẹ phụ thuộc vào trạng thái của sữa, cùng chế độ ăn uống của mẹ. Vậy nên, mẹ hãy chú ý quan tâm chăm sóc sức khỏe trong thời gì cho con bú nhé. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời.

Breast Milk Color and How It Changes - Truy cập ngày 28/9/2022

https://www.verywellfamily.com/the-colors-of-breast-milk-431984

The Many Colors of Breast Milk: What They Mean and When to Be Concerned - Truy cập ngày 28/9/2022

https://www.healthline.com/health/breast-milk-color

 

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!