zalo
Bật mí nguyên nhân mẹ bị trĩ sau sinh thường và 3+ cách chữa hiệu quả
Giai đoạn hậu sản

Bật mí nguyên nhân mẹ bị trĩ sau sinh thường và 3+ cách chữa hiệu quả

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

17/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bị trĩ sau sinh thường ngày càng phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng đối với đời sống hàng ngày của các mẹ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do chứng táo bón, hay chế độ ăn sau sinh không hợp lý. Trên thực tế, bệnh trĩ sau sinh có thể điều trị ngay tại nhà đối với các cấp độ bệnh nhẹ. Nếu bị nặng, mẹ cần sự can thiệp của bác sĩ để cắt trĩ. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây nhé. 

Mẹ bị trĩ sau sinh thường có nguy hiểm không? 

Rất nhiều mẹ lo lắng bị trĩ sau sinh thường có nguy hiểm không? Nếu mẹ cũng đang gặp tình trạng trên thì hãy yên tâm nhé. Bởi bị trĩ sau sinh thường KHÔNG GÂY NGUY HIỂM nhiều đến sức khỏe nếu điều trị đúng cách. 

Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh trĩ sẽ gây ra một số biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống. 

Bị trĩ sau sinh thường không nguy hiểm nếu chữa đúng cách (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hậu quả khi bị trĩ sau sinh thường, sinh mổ

Nếu mẹ bị trĩ sau sinh mà không được chữa trị đúng cách sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Trong đó, bệnh lý này chủ yếu gây ảnh hưởng đến tâm trạng, thể chất và nguy cơ gây ra một số biến chứng bệnh như sau: 

  • Ảnh hưởng đến tâm trạng: Người bị trĩ sẽ luôn gặp cảm giác đau rát, khó chịu ở khu vực hậu môn, vùng kín. Điều này khiến mẹ đau đớn mỗi khi ngồi, hoạt động. Bởi vậy, mẹ sẽ luôn cảm thấy bức bối, khó chịu, thậm chí là cáu gắt khi bị bệnh. 

  • Ảnh hưởng đến thể chất: Cảm giác đau đớn khi bị trĩ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và bữa ăn của mẹ. Từ cảm giác buồn bực trong lòng, mẹ sẽ sinh ra tình trạng chán ăn, lười vận động. Từ đó, thể chất của mẹ sẽ ngày càng yếu, suy nhược cơ thể. 

  • Gây ra biến chứng bệnh: Bệnh trĩ sẽ phát triển theo 4 cấp độ khác nhau, từ 1 đến 4 được sắp xếp từ nhẹ đến nặng. Nếu mẹ không chữa bệnh đúng cách sẽ khiến bệnh ngày càng trở nặng. Đồng thời, từ bệnh trĩ có thể dẫn đến một số bệnh lý khác như ung thư đại tràng, nguy hiểm đến tính mạng. 

Bị trĩ có thể gây ra một số biến chứng bệnh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu cảnh bảo bệnh trĩ sau sinh thường

  • Đi đại tiện ra máu: Máu có thể kèm máu trong phân, thấy máu trên giấy vệ sinh hoặc tình trạng máu vón cục. 

  • Xuất hiện tình trạng ngứa hoặc đau rát ở vùng hậu môn: Nếu bị ngứa có thể do hậu môn bị tiết dịch nhầy. Ngược lại, nếu mẹ bị đau rát có thể do búi trĩ đã có dấu hiệu sa ra ngoài và bị viêm, loét. 

  • Xuất hiện cục thịt bên phía ngoài hậu môn: Cục thịt này có thể xuất hiện lúc đi đại tiện hoặc ngay cả khi không đi đại tiện. Đối với trường hợp đầu, các mẹ có thể đang bị trĩ ở cấp độ 2 hoặc 3. Đối với vế sau, các mẹ đang bị trĩ cấp độ 4. 

  • Mắc một số chứng bệnh như viêm đại tràng, trực tràng: Nguy cơ những người bị viêm đại tràng, trực tràng bị trĩ lên tới 70%. Vì thế, nếu mẹ sau sinh thường mắc phải những bệnh lý này, hãy cẩn trọng với bệnh trĩ sau sinh nhé. 

Ngứa vùng hậu môn là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh trĩ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân khiến mẹ bị trĩ sau khi sinh thường

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ ở mẹ sau sinh thường. Về cơ bản, các chị em mắc phải bệnh lý này do 4 nguyên nhân chủ yếu sau: 

  • Táo bón sau sinh: Táo bón sau khi sinh là tình trạng rất nhiều chị em gặp phải do ăn uống kém hợp lý, vận động ít, nhìn đi đại tiện. Thời gian càng dài, tình trạng kéo bón càng nghiêm trọng khiến mẹ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Nếu mẹ cố gắng để rặn sẽ làm gia tăng nguy cơ bị trĩ sau sinh. 

  • Nhịn đi đại tiện: Hầu hết 100% các mẹ sau sinh thường đều phải rạch tầng sinh môn. Trong thời gian hồi phục sau sinh, vết thương này có thể gây đau đớn, khiến mẹ sợ đi đại tiện. Vì vậy, nhiều mẹ lựa chọn nhịn đi đại tiện ngay cả khi buồn. Tình trạng kéo dài khiến mẹ bị táo bón, dẫn đến bệnh trĩ sau sinh. 

  • Ăn uống không hợp lý: Sau khi sinh, chị em cần bổ sung nhiều dưỡng chất để cải thiện, giúp nhanh hồi phục sức khỏe. Nhiều người tập trung vào bổ sung protein, đạm mà quên đi chất xơ. Sự mất cân bằng dinh dưỡng này khiến mẹ bị táo bón, đi ngoài khó, gây ra bệnh trĩ. 

  • Thời gian vận động ít: Nhiều người quan niệm sau sinh nên nằm trên giường tĩnh dưỡng mới nhanh hồi phục sức khỏe. Thế nhưng, việc ít vận động sau sinh vừa khiến cơ thể của mẹ bị yếu đi, vừa gây khó khăn trong việc đi vệ sinh. Đây cũng chính là lý do khiến các mẹ bị trĩ sau sinh thường nên khắc phục. 

Tình trạng táo bón kéo dài sau sinh thường gây ra bệnh trĩ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Cách chữa bệnh trĩ cho mẹ sinh thường hiệu quả

Nếu mẹ đang tìm cách chữa bệnh trĩ sau sinh, hãy tham khảo những phương pháp sau đây nhé. 

Điều trị tại nhà

Mẹ có thể điều trị bệnh trĩ ngay tại nhà thông qua chế độ dinh dưỡng, rèn luyện và vệ sinh sạch sẽ. Cụ thể như sau: 

Chế độ ăn

Để cải thiện tình trạng táo bón sau sinh, mẹ nên ăn bổ sung nhiều rau xanh và trái cây thay vì chất đạm. Như vậy, cơ thể mẹ sẽ được thanh lọc, cân bằng chất dinh dưỡng, hạn chế tình trạng khó tiêu, táo bón sau sinh. 

Đồng thời, mẹ nên ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, dễ tiêu, không gây đầy bụng. Cụ thể mẹ nên ăn như sau:

  • Nhóm tinh bột: gạo, yến mạch, khoai lang,... rất dễ tiêu và có tính nhuận tràng. 

  • Nhóm protein: Thịt bò, cá, trứng,... cung cấp năng lượng cho cơ thể, không gây ra tình trạng táo bón. 

  • Vitamin và khoáng chất: Trái cây, rau củ,... đặc biệt nên ăn nhiều cam, quýt, bưởi, chuối, việt quất. Vừa cung cấp nhiều vitamin C, E, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng, vừa nhuận tràng. 

  • Chất xơ: Có nhiều trong rau xanh, giúp nhuận tràng, thanh lọc cơ thể. 

Xem thêm: Bị bệnh trĩ sau sinh nên ăn gì?

Chế độ tập

Sau khi sinh, nếu sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn, mẹ nên đi lại trong nhà, hoặc đi bộ quãng đường ngắn để tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó, quá trình trao đổi chất và đào thải cũng sẽ diễn ra trơn tru hơn. Mẹ sẽ không còn lo lắng tình trạng táo bón, gây ra bệnh trĩ sau sinh. 

Ngoài ra, khi sức khỏe đã ổn định, mẹ có thể tập thêm nhiều bài tập nâng cao. Điều này vừa giúp lấy lại vóc dáng, vừa ngăn ngừa bị trĩ sau sinh thường hiệu quả. 

Đi bộ thường xuyên giúp hạn chế bệnh trĩ sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tham khảo: Một số bài tập sau sinh tốt cho người bị trĩ

Chế độ vệ sinh

Bị viêm nhiễm âm đạo sau sinh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng bị trĩ hoặc làm trầm trọng hơn vấn đề bệnh. Vì thế, để khắc phục, mẹ cần chú ý vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ sau khi vượt cạn. 

Cụ thể: 

  • Mẹ nên rửa âm đạo, hậu môn ít nhất 3 lần/ngày, đảm bảo lau khô sau mỗi lần rửa.

  • Tuyệt đối không thụt rửa âm quá sâu, dễ khiến vi khuẩn xâm nhập. 

  • Mẹ không nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nước rửa có mùi, dễ gây mất cân bằng độ pH âm đạo.

  • Không nên mặc quần lót quá chật. Nên chọn quần lót được làm bằng chất liệu cotton co giãn, thoáng khí. 

Xông hơi, ngâm hậu môn với nước ấm giúp giảm triệu chứng bệnh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị thuốc

Điều trị bằng thuốc là phương pháp áp dụng với các mẹ bị trĩ ở cấp độ 3 hoặc 4 sau sinh thường. Nghĩa là lúc này, khi búi trĩ đã bị sa ra ngoài, dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm, đau rát. Mẹ cần sử dụng thuốc để ức chế những biến chứng của bệnh. 

Một số loại thuốc được khuyên dùng đối với mẹ bị trĩ sau sinh gồm: 

  • Thuốc tăng độ bền thành mạch: Có tác dụng tăng độ bền thành hậu môn, ức chế hoạt động của các vi  khuẩn. Một số loại thuốc có tác dụng này có thể kể đến như Rutin, Daflon 500mg,... 

  • Thuốc bôi giảm đau: Có tác dụng tăng độ bền thành mạch hậu môn, giảm triệu chứng đau rát xung quanh khu vực búi trĩ. Một số loại thuốc thuộc nhóm này gồm: Kem bôi trĩ chữ A Nhật Bản, thuốc bôi trĩ Rectostop,... 

  • Thuốc giảm đau: Có tác dụng giảm đau, kháng viêm, gây tê, hạn chế vi khuẩn hoạt động ở khu vực hậu môn. Hai loại thuốc thuộc nhóm giảm đau được khuyến cáo an toàn với mẹ gồm: Acetaminophen và Ibuprofen. 

Một số loại thuốc dùng điều trị cho bệnh trĩ cấp độ 3, 4 (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị bác sĩ, bệnh viện

Khi tình trạng bệnh diễn biến nặng, không thể điều trị bằng phương pháp thông thường, mẹ nên đi kiểm tra tại các bệnh viện và áp dụng phương pháp cắt trĩ. Thông thường, chỉ có những mẹ bị trĩ cấp độ 4 mới sử dụng phương pháp này. 

Theo bác sĩ khuyến cáo, sau sinh từ 2 đến 3 tháng là mẹ sinh thường có thể thực hiện cắt trĩ. Bởi lúc này, vết thương tầng sinh môn và ở vùng kín gần như hồi phục hoàn toàn. Nếu mẹ có thực hiện cắt trĩ cũng sẽ nhanh liền và không gây ra viêm nhiễm. 

Một số phương pháp cắt trĩ phổ biến hiện nay gồm có: 

  • Cắt trĩ sau sinh bằng phương pháp PPH

  • Cắt trĩ sau khi sinh bằng sóng cao tần HCPT

  • Cắt trĩ sau sinh bằng phương pháp Longo

  • Cắt trĩ sau sinh bằng tia laser

  • Cắt trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler - TDH

  • Cắt trĩ bằng phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan

Một số phương pháp cắt trĩ an toàn, hiện đại nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹo phòng ngừa bị trĩ sau sinh thường 

Để phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh thường, mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học ngay từ khi mang thai. Cụ thể: 

Ăn nhiều rau khi mang thai và sau sinh

Khi mang thai, mẹ cũng rất dễ có nguy cơ bị táo bón, trĩ do thai nhi lớn chèn lên vùng chậu, khó cho việc đi ngoài. Vì thế, mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây trong các bữa ăn để hạn chế tình trạng táo bón. Mẹ nên ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu, tốt cho hệ tiêu hóa, và có tính nhuận tràng cao. Một số thực phẩm vừa nhuận tràng, vừa cung cấp nhiều dưỡng chất cho mẹ gồm: yến mạch, khoai lang, cá hồi, trái cây, rau xanh.  

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước rất quan trọng đối với mẹ sau sinh, vừa có tác dụng kích thích sản xuất sữa, vừa hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động. Vì vậy, mẹ sau sinh cần đảm bảo uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, tương đương với 2 đến 2,5 lít nước.

Mẹ có thể uống nước lọc để bổ sung khoáng chất, giúp thanh lọc cơ thể. Bên cạnh đó, nước ép trái cây cũng là một trong những gợi ý rất tốt, giúp mẹ bổ sung đồng thời nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Đặc biệt, nước ép trái cây còn có tác dụng làm đẹp da, giảm cân, lấy lại vóc dáng hữu hiệu. 

Uống đủ 2 đến 2,5l nước mỗi ngày phòng bệnh hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tích cực đi lại, vận động sau sinh

Theo ý kiến của bác sĩ, mẹ sau sinh thường có thể xuống giường đi lại sau vài giờ sinh. Vì thế, mẹ hãy tích cực trong việc đi lại sau sinh, giúp nhanh hồi phục hơn. Việc nằm quá lâu trên giường không những khiến cơ thể mẹ ngày càng uể oải, mà còn gây ra tình trạng táo bón. Lâu dần nó sẽ khiến mẹ bị trĩ sau sinh thường, gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. 

Bên cạnh việc đi bộ, mẹ cũng có thể kết hợp rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể thao. Trong 3 tháng đầu tiên, mẹ chỉ nên tập yoga, bơi lội, hoặc thiền. Những động tác này khá nhẹ nhàng, an toàn với sức khỏe của mẹ mới sinh. Sau khoảng thời gian trên, mẹ có thể tăng cường độ của bài tập, áp dụng thêm những động tác giảm cân như squat, plank, kegel. 

Tuy nhiên, mẹ không nên tập luyện quá sức trong giai đoạn sau sinh, tránh phản tác dụng nhé. Thời gian tập luyện tốt và an toàn nhất là khoảng 30 đến 45 phút mỗi ngày

Rèn luyện thói quen đi đại tiện

Các bác sĩ khuyên rằng, chúng ta nên đi đại tiện vào một thời gian cố định trong ngày. Điều này sẽ giúp đại tràng thiết lập đồng hồ sinh học bài tiết chất thải ra cơ thể đều đặn. Theo nhiều ý kiến, mẹ nên đi vệ sinh từ 5 đến 7 giờ sáng trong ngày. Đây là thời gian đại tràng làm việc hiệu quả nhất. 

Đồng thời, tư thế khi đi đại tràng cũng rất quan trọng, quyết định việc mẹ có bị táo bón hay không. Khi đi đại tiện, mẹ nên kê một chiếc ghế nhỏ dưới chân, giúp đại tràng và thành ruột tạo thành một góc 35 độ. Như vậy, quá trình thải phân ra khỏi cơ thể cũng dễ dàng hơn. 

Thói quen đi đại tiện hàng ngày giúp phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những kiến thức về nguyên nhân mẹ bị trĩ sau sinh thường và cách chữa trị hiệu quả. Mẹ hãy tham khảo và áp dụng vào trường hợp của mẹ để cải thiện nếu bị trĩ sau sinh nhé. Đồng thời, mẹ đừng quên áp dụng các mẹo phòng tránh bị trĩ sau sinh ngay từ khi mang thai, đề bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt nhất. 

How to Use Epsom Salt for Hemorrhoids - Truy cập ngày 8/6/2022

https://www.healthline.com/health/epsom-salt-for-hemorrhoids

What to know about hemorrhoids during pregnancy - Truy cập ngày 8/6/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/pregnancy-hemorrhoids

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!