Bị trĩ sau sinh nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều chị em. Bởi trong thời gian bị trĩ, sức khỏe của mẹ thường kém, tâm trạng sa sút, dẫn đến việc chán ăn. Điều này vừa ảnh hưởng đến dinh dưỡng của cả mẹ và bé, vừa không tốt cho việc chữa trị bệnh lòi dom sau sinh. Vậy nên, mẹ hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin về nhóm thực phẩm tốt cho người bị bệnh trĩ nhé.
3+ Nguyên tắc vàng trong ăn uống cho mẹ bị trĩ
Trong chế độ dinh dưỡng của người bị bệnh trĩ sau sinh, chúng ta cần xây dựng và tuân thủ theo một số nguyên tắc. Điều này vừa đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé, vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo 3 nguyên tắc vàng trong ăn uống đối với những người bị trĩ sau sinh dưới đây.
Ăn nhiều chất xơ và vitamin
Nhiều chị em phụ nữ sau sinh có xu hướng tập trung bổ sung đạm, protein mà quên đi việc cân bằng các nhóm dưỡng chất. Khi mẹ ăn quá nhiều thịt và đạm trong thời gian dài gây ra tình trạng táo bón sau sinh. Điều này là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ sau khi sinh. Vì thế, để cải thiện, mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ và vitamin.
Chất xơ, vitamin có tác dụng nhuận tràng, cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh. Đặc biệt trong thời kỳ mới sinh, hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động khá yếu, ăn nhiều đạm sẽ gây áp lực lên cơ quan này. Việc ăn chất xơ và vitamin sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và trơn tru hơn.
Đặc biệt một số loại vitamin nhóm C, D có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, giúp làm lành vết thương. Vậy nên, nếu mẹ bị trĩ sau sinh cũng sẽ nhanh lành bệnh hơn.
Quan trọng hơn cả, ăn nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, giúp mẹ thuận lợi trong việc đi đại tiện. Điều này loại bỏ nguy cơ bị trĩ sau sinh rất tốt.
Uống nhiều nước
Nước là thành phần quan trọng trong cơ thể, có tác dụng thanh lọc, hỗ trợ các quá trình trao đổi chất, tiêu hóa. Đặc biệt hơn cả, nước có tác dụng ngăn ngừa táo bón, hạn chế bệnh về đường ruột. Vì thế, mẹ nên bổ sung đầy đủ ít nhất 2 đến 2,5l nước mỗi ngày sau sinh. Việc làm này vừa kích thích tuyến sữa sản xuất nhiều hơn, vừa hạn chế nguy cơ bị trĩ hiệu quả.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Chia nhỏ bữa ăn là cách giúp mẹ giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, đường ruột. Từ đó, hoạt động của cơ quan này trơn tru hơn, không gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu. Nhờ đó cũng sẽ tốt cho việc ngăn ngừa và điều trị bệnh trĩ/ lòi dom sau sinh.
Bên cạnh đó, chia nhỏ bữa ăn cũng giúp mẹ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, không gây tích tụ dưỡng chất trong cơ thể. Vậy nên, các mẹ sau sinh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Mỗi ngày mẹ nên ăn khoảng 5 bữa, gồm 1 bữa sáng, 2 bữa chính và 2 bữa phụ.
Top 5+ nhóm thực phẩm mẹ bị trĩ sau sinh nên ăn
Bên cạnh nguyên tắc ăn uống, mẹ cũng cần tìm hiểu về những thực phẩm tốt cho việc chữa trị bệnh trĩ. Và sau đây là 5 nhóm thực phẩm mẹ giúp mẹ trả lời câu hỏi: Bị trĩ sau sinh nên ăn gì? Mẹ hãy tham khảo nhé.
Thực phẩm giàu tinh bột
Tinh bột là nhóm thực phẩm đóng vai trò cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Khi nạp vào cơ thể, tinh bột sẽ được chuyển hóa thành glucose để cung cấp năng lượng cho não bộ và hệ thống cơ bắp. Ngoài ra, khi ăn thực phẩm giàu tinh bột, chúng ta sẽ hấp thụ được rất nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe như: Sắt, canxi, acid folic, vitamin A, B.
Đặc biệt, các thực phẩm giàu tinh bột chứa hàm lượng chất xơ cực kỳ phong phú, tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi ăn tinh bột, sẽ giúp mẹ nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, tốt cho việc điều trị bệnh trĩ sau sinh.
Một số thực phẩm giàu tinh bột tốt cho sức khỏe, không gây tăng cân cho mẹ sau sinh như: yến mạch, khoai lang, gạo lứt,...
Thực phẩm giàu protein
Nhóm thực phẩm giàu protein cực kỳ quan trọng đối với chị em phụ nữ sau sinh. Bởi chúng vừa cung cấp năng lượng, tốt cho sữa, vừa kích thích hoạt động của đường ruột, giúp quá trình trao đổi chất và tiêu hóa được tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá nhiều, sẽ gây phản tác dụng.
Theo khuyến cáo từ các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh nên ăn:
-
Tối đa 80g protein/ngày trong 6 tháng đầu sau sinh.
-
Tối đa 73g protein/ ngày trong 6 tháng tiếp theo.
Một số thực phẩm giàu protein tốt cho sức khỏe mẹ đang cho con bú, giúp điều trị bệnh trĩ sau sinh gồm: thịt đỏ, sữa, trứng, thịt bò, cá, hải sản vỏ cứng,...
Thực phẩm giàu Magie
Theo nhiều nghiên cứu dinh dưỡng, thực phẩm giàu Magie có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Vì thế, mẹ sau sinh bị trĩ nên ăn những thực phẩm này để làm giảm triệu chứng bệnh.
Magie thông thường sẽ có nhiều trong một số thực phẩm như: rau có màu xanh đậm, bơ, các loại hạt dinh dưỡng (hạt điều, macca, hạnh nhân,...).
Thực phẩm giàu Vitamin
Trái cây chứa hàm lượng vitamin và nước cực kỳ phong phú với nhiều tác dụng tuyệt vời. Cụ thể:
-
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
-
Thúc đẩy quá trình tổng hợp và trao đổi chất.
-
Tốt cho sức khỏe đường ruột, giúp nhuận tràng và hạn chế táo bón.
Vì vậy, việc bổ sung vitamin thông qua ăn nhiều trái cây, rau xanh sẽ giúp mẹ cải thiện tốt tình trạng bệnh lòi dom/ trĩ sau sinh.
Một số loại trái cây có tác dụng nhuận tràng cực kỳ tốt như:
-
Chuối - chứa nhiều vitamin C, B6. Trong 100g chuối chứa khoảng 2,6 g chất xơ, 8,7mg vitamin C và 0,37mg vitamin B6.
-
Kiwi chứa nhiều vitamin C, B9 ( acid folic) và chất xơ. Trong 100g kiwi chứa khoảng 92,7mg vitamin C, 25mg vitamin B9 và 3g chất xơ.
-
Việt quất chứa vitamin C, K, và chất xơ cực kỳ phong phú. Trong 100g việt quất chứa khoảng 25% RDI vitamin C, 36% RDI vitamin K và 4g chất xơ.
-
Đu đủ chứa vitamin C, B1, B2 và chất xơ. Theo nghiên cứu, trong 100g đu đủ có khoảng 80mg vitamin C và 3g chất xơ.
Bật mí nguyên nhân mẹ bị trĩ sau sinh thường và 3+ cách chữa hiệu quả
[Giải đáp] Phụ nữ bị trĩ khi mang thai sau sinh có hết không?
Bị trĩ khi mang thai nguy hiểm như thế nào đến mẹ và bé? Cách khắc phục hiệu quả
Rau xanh
Chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, ngừa táo bón hiệu quả. Vì vậy chắc chắn, đây là nhóm thực phẩm mẹ không thể bỏ qua nếu muốn cải thiện tình trạng bệnh trĩ hiệu quả.
Một số loại rau có tác dụng nhuận tràng cực kỳ tốt, an toàn cho mẹ sau sinh như: rau lang, rau mồng tơi, rau ngót,.... Bởi phần lá của những loại rau này chứa rất nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng cực kỳ tốt.
Mẹ sau sinh bị trĩ kiêng ăn gì?
Để cải thiện tốt tình hình sức khỏe sau sinh khi bị trĩ, mẹ cũng nên kiêng một số thực phẩm gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Cụ thể:
Đồ ăn cay nóng
Những đồ ăn cay nóng như ớt, hành, tỏi, gia vị nồng có tác dụng kích thích vị giác, giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, chúng lại là kẻ thù của hệ tiêu hóa, gây hại nghiêm trọng với sức khỏe đường ruột và dạ dày. Những thực phẩm này khi vào cơ thể sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây ra tình trạng táo bón, nóng trong, đau rát khi đại tiện. Vì vậy, sẽ khiến tình hình bệnh của người bị bệnh trĩ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Đồ ăn dầu mỡ gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Đồng thời, nếu mẹ ăn đồ nhiều dầu mỡ cũng dễ bị nóng trong, gây ra tình trạng táo bón nghiêm trọng. Chính vì vậy, những người bị trĩ thường được khuyến cáo nên ăn đồ ăn thanh đạm, dễ tiêu.
Xem thêm:
- Tổng quan về bệnh trĩ ở mẹ sau sinh
- Bị trĩ khi mang thai nguy hiểm như thế nào đến mẹ và bé? Cách khắc phục hiệu quả
Đồ ăn quá mặn
Khi mẹ ăn đồ ăn quá mặn sẽ khiến lượng muối trong cơ thể tăng cao. Muối trong cơ thể nhiều sẽ gây ra tình trạng mất nước, ảnh hưởng đến hoạt động của đại tràng. Điều này khiến mẹ gặp khó khăn trong việc đi ngoài, gây đau rát hậu môn, táo bón. Việc này cũng sẽ gây áp lực nhiều hơn cho búi trĩ, khiến bệnh lâu chuyển biến tốt.
Đồ ăn, uống chứa chất kích thích
Những đồ ăn, đồ uống chứa chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,... khi nạp vào cơ thể sẽ gây áp lực cho thành ruột. Điều này tạo ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Vì vậy, mẹ có thể gặp một số vấn đề như rối loạn tiêu hóa, khó đi ngoài hoặc đi ngoài quá thường xuyên, tùy thuộc vào cơ địa. Nhưng dù thế nào đi nữa, nó cũng sẽ khiến búi trĩ của mẹ bị ảnh hưởng, gây đau rát khó chịu.
Vì thế, nếu mẹ sau sinh bị trĩ, hãy chú ý kiêng cữ những vấn đề trên nhé.
Trên đây là những thông tin và kiến thức giúp mẹ giải đáp bị trĩ sau sinh nên ăn gì? Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp mẹ xây dựng được chế độ dinh dưỡng lành mạnh, an toàn cho sức khỏe. Đồng thời qua đó giúp bệnh lòi dom/trĩ nhanh chóng hồi phục.
Eating, Diet, & Nutrition for Hemorrhoids: What should I eat if I have hemorrhoids? - Truy cập ngày 10/06/2022
https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/hemorrhoids/eating-diet-nutrition
Dealing with hemorrhoids during pregnancy - Truy cập ngày 10/06/2022
https://www.honorhealth.com/healthy-living/hemorrhoids-during-pregnancy