Bị trĩ sau sinh: Cơn ác mộng của chị em và 5+ cách chữa trị hiệu quả
Giai đoạn hậu sản

Bị trĩ sau sinh: Cơn ác mộng của chị em và 5+ cách chữa trị hiệu quả

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

11/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bị trĩ sau sinh xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em. Nó gây ra sự khó chịu, bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ. Trong một số trường hợp, nếu bệnh trĩ không được chữa trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo các phương pháp chữa trị bệnh trĩ sau sinh dưới đây. Qua đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với tình hình bệnh của bản thân nhé.  

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Bệnh trĩ là gì? 

Bệnh trĩ hay còn được gọi với cái tên khác là lòi dom. Bệnh xuất có thể xuất hiện trên mọi đối tượng, trong đó phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Bệnh trĩ được xuất hiện do sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn. Khi các búi tĩnh mạch này bị giãn quá mức, trở nên phình to và ứ máu, tạo thành các búi trĩ. 

Bệnh trĩ là hiện tượng giãn nở quá mức của các tĩnh mạch quanh hậu môn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân loại: Trong y khoa hiện nay phân thành 2 loại trĩ chính là: trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó: 

  • Trĩ nội: Là những búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược (đường hậu môn - trực tràng). 

  • Trĩ ngoại: Là những búi trĩ xuất hiện phía dưới đường lược. 

Bệnh trĩ cũng được chia thành 4 cấp độ khác nhau, theo mức nặng nhẹ của bệnh. Trong đó: 

  • Cấp độ 1: Người bị có dấu hiệu đi đại tiện kèm máu, nhưng búi trĩ vẫn chưa sa ra ngoài. 

  • Cấp độ 2: Xuất hiện dấu hiệu búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện, nhưng có thể tự co lại được. 

  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện như cấp độ 2, nhưng không thể tự co lại mà phải dùng tay đẩy vào. 

  • Cấp độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài ở vùng hậu môn, gây cảm giác đau đớn trong sinh hoạt hàng ngày, rất dễ bị nhiễm trùng. 

Bệnh trĩ chia ra 4 cấp độ khác nhau (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị trĩ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ sau sinh thường hay bị trĩ. Chúng ta có thể tóm gọn nó trong 4 nguyên nhân sau đây.

  • Tiền sử trước khi sinh: Bệnh trĩ hiện nay khá phổ biến, khiến nhiều chị em phụ nữ dù chưa mang thai, sinh con vẫn có thể mắc. Điều này do những sai lầm trong sinh hoạt hàng ngày như chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Vậy nên, nếu mẹ đã từng bị trĩ thì sẽ có xu hướng dễ bị lại khi mang thai và sau sinh. Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai, hormone progesterone trong cơ thể mẹ tăng cao, khiến giãn nở tĩnh mạch, gây ứ máu ở vùng hậu môn. Điều này càng dễ khiến bệnh trĩ quay trở lại.

  • Rặn đẻ không đúng cách: Đối với các mẹ sinh thường, việc rặn đẻ không đúng cũng khiến mẹ bị trĩ sau sinh. Điều này khiến tử cung mở rộng gây áp lực lên vùng khoang chậu, đè xuống hậu môn, tạo ra hiện tượng giãn nở tĩnh mạch và ứ máu. Đồng thời, nó sẽ khiến các búi trĩ bị sa ra ngoài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

  • Táo bón thường xuyên: Sau khi sinh, nhiều mẹ quá tập chung vào việc bổ sung đạm, protein mà quên đi các chất xơ và vitamin. Chế độ ăn bất hợp lý này gây ra tình trạng táo bón sau sinh. Nếu mẹ bị táo bón kéo dài sẽ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, dẫn đến nguy cơ bị trĩ do thường xuyên dặn. 

  • Thai nhi chèn: Trong quá trình mang thai, thai nhi phát triển ngày một lớn sẽ tạo áp lực lên khu vực trực tràng. Điều này gây ra hiện tượng chèn ép lên các tĩnh mạch, khiến chúng giãn nở, ứ máu và căng phồng thành búi trĩ.

Một số nguyên nhân khiến mẹ thường bị trĩ sau khi sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Dấu hiệu bị trĩ sau sinh mẹ không nên lơ là

Đi đại tiện ra máu

Đi đại tiện ra máu là một trong số dấu hiệu thường thấy, dễ phát hiện về bệnh trĩ. Đầy là dấu hiệu cảnh báo bệnh mới bắt đầu ở giai đoạn nhẹ, vì vậy mẹ không nên chủ quan. Thời gian đầu, mẹ có thấy vệt máu mờ khi đi đại tiện trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Tuy nhiên, thời gian càng dài, lượng máu xuất hiện sẽ ngày càng nhiều và thường xuyên hơn. Thậm chí, máu có thể sẽ bị vón cục ở trong đại tràng, và thải ra ngoài những cục máu đông khi đi vệ sinh. Vậy nên, mẹ sau sinh bị trĩ đi ngoài ra máu là dấu hiệu không nên chủ  quan. 

Đi đại tiện ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sa búi trĩ 

Sa búi trĩ là một dấu hiệu rất rõ ràng cảnh báo về bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh. Bởi đây là hiện tượng búi trĩ đã bị lòi ra ngoài, sa xuống khu vực hậu môn mỗi khi mẹ đi đại tiện. Tình trạng sa búi trĩ có thể nặng hoặc nhẹ theo cấp độ của bệnh. Nếu ở cấp độ nhé, búi trĩ có thể tự thu lại hoặc dùng tay đẩy vào. Nếu ở cấp độ nặng, búi trĩ sẽ không thể đẩy vào bên trong bằng cách thông thường, phải áp dụng các biện pháp trị liệu. 

Thêm vào đó, hiện tượng sa búi trĩ sẽ xuất hiện trên cả hai lại trĩ nội và trĩ ngoại, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bị. Đặc biệt, nếu mẹ bị sa búi trĩ, sẽ cảm thấy cực kỳ đau đớn và khó chịu mỗi lần đi vệ sinh. 

Sa búi trĩ cảnh báo cấp độ bệnh trĩ nặng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đau/ Ngứa hậu môn

Trong một vài trường hợp, người bị trĩ sẽ bị ra dịch nhầy ở khu vực xung quanh hậu môn, gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Một vài trường hợp khác có thể xảy ra tình trạng nứt, gây cảm giác đau rát mỗi khi đi đại tiện hoặc khi ngồi. 

Người bị trĩ thường có biểu hiện ngứa hậu môn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số triệu chứng khác

Một số dấu hiệu khác có thể cảnh báo về nguy cơ bị trĩ sau khi sinh như bị viêm đại tràng. Viêm đại tràng là tình trạng bị viêm niêm mạc khu vực đại tràng, gây cảm giác đau rát mỗi khi đi đại tiện. Đồng thời, bệnh lý này còn gây ra cảm giác đau ở khu vực xung quanh vùng chậu, gây khó khăn cho việc đi ngoài. Nếu mẹ có dấu hiệu mắc viêm đại tràng, hãy cảnh giác với cả bệnh trĩ nhé. Bởi những người bị viêm đại tràng có nguy cơ bị trĩ rất cao, lên tới 70%. 

Viêm đại tràng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ ở mẹ sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ bị trĩ sau sinh có chữa được không? 

Trĩ là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt. Rất nhiều mẹ thắc mắc sau sinh bị trĩ có chữa khỏi được không? 

Và câu trả lời là ĐƯỢC mẹ nhé. 

Về cơ bản, bệnh trĩ có thể chữa trị khỏi hoàn toàn 100% nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng cách. Đồng thời sau khi khỏi bệnh, người đã từng mắc cần có chế độ sinh hoạt điều độ, lạnh mạnh, nguy cơ bị lại sẽ rất thấp. 

Mẹ sau sinh bị trĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi bị trĩ, mẹ tuyệt đối không nên chủ quan về tình trạng bệnh mà tự ý điều trị tại nhà. Mẹ hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh và áp dụng phương pháp chữa phù hợp. 

Bệnh trĩ càng để lâu sẽ càng khó chữa, do cấp độ của bệnh có thể gia tăng. Điều này gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu bệnh, mẹ hãy đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời. 

Cách chữa lòi dom sau sinh hiệu quả 

Nếu mẹ đang thắc mắc, bị lòi dom sau sinh phải làm sao thì đừng lo lắng nhé. Bởi hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh trĩ hay lòi dom sau sinh hiệu quả tốt. Mẹ hãy tham khảo ngay sau đây: 

Chế độ ăn

Chế độ ăn không có tác dụng chữa bệnh lòi dom sau sinh, nhưng nó sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh cực kỳ hiệu quả. Một trong những lý do quan trọng khiến chị em bị trĩ sau khi sinh chính là táo bón. Vì thế, mẹ hãy áp dụng một chế độ ăn khoa học, lành mạnh, cân bằng giữa các loại dưỡng chất để không bị mắc chứng táo bón sau sinh. 

Chế độ ăn sau sinh tốt nhất là cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng: tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất, chất xơ. Mẹ có thể ăn những dưỡng chất này trong các thực phẩm sau: 

  • Tinh bột: gạo, lúa mì, khoai, yến mạch,... 

  • Protein: thịt bò, thịt gia cầm, hải sản, trứng, sữa chua,... 

  • Vitamin và khoáng chất: trái cây, rau củ,... 

  • Chất xơ: Rau xanh 

Đặc biệt, mẹ tuyệt đối phải uống đủ 2 đến 2.5 l nước mỗi ngày, rất tốt cho việc ngăn ngừa táo bón. Đồng thời, mẹ nên hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, chứa chất kích thích. Bởi chúng không tốt cho hệ tiêu hóa, gây cản trở quá trình co bóp và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. 

Cân bằng chế độ ăn tốt cho người bị trĩ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chườm lạnh bằng khăn bông

Khi bị trĩ, mẹ chắc chắn sẽ trải qua cảm giác đau rát ở vùng hậu môn. Vì thế, để giảm đau, mẹ có thể dùng khăn bông mềm, sạch bọc vài viên đá lạnh để chườm. Điều này có tác dụng giảm đau an toàn ngay tức thì. 

Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng ngâm hậu môn bằng nước nóng để diệt khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi tại khu vực này, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Mỗi ngày, mẹ nên ngâm hậu môn khoảng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 15 phút. 

Xông hơi hậu môn giúp diệt vi khuẩn khu vực búi trĩ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dùng thuốc

Acetaminophen và Ibuprofen là hai loại thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt được khuyến cáo an toàn với phụ nữ mang thai, cho con bú. Vì vậy, nhiều bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sau sinh sử dụng hai loại thuốc này nhằm giảm phù nề, giảm đau khu vực hậu môn và kháng viêm hiệu quả. 

Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng một số loại thuốc mỡ bôi để làm dịu khu vực búi trĩ. Một số tên thuốc tốt mẹ có thể tham khảo gồm: Thuốc bôi trĩ Rectostop, Titanoreine, Proctolog

Một số loại thuốc mẹ đang cho con bú bị trĩ có thể sử dụng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khám bác sĩ, điều trị thủ thuật

Khám bác sĩ là cách điều trị an toàn, đảm bảo độ chính xác cao nhất. Khi xuất hiện các dấu hiệu bị trĩ sau khi sinh, mẹ nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. 

Ngày nay, phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn là một trong những cách được nhiều bác sĩ khuyến khích khi chữa trị cho các bệnh nhân. Những trong một vài trường hợp, phương pháp điều trị bằng thủ tuận sẽ được ưu tiên hơn. 

Một số phương pháp thủ thuật phổ biến trong chữa bệnh lòi dom sau sinh gồm: 

Phẫu thuật Longo: Sử dụng máy khâu vòng để cắt và khâu khoanh niêm mạc vùng có búi trĩ. Việc làm này nhằm giảm lưu lượng máu đến khu vực tĩnh mạch xung quanh búi trĩ, làm giảm sưng tấy, ứ máu của búi trĩ. Nhờ đó, thể tích búi trĩ sẽ trở nên nhỏ dần. Đây là một trong những phương pháp điều trị hiện đại nhất hiện nay, đảm bảo tính an toàn, và tiết kiệm nhiều thời gian. Tuy nhiên, chi phí chữa trị của nó khá cao, người bệnh cần cân nhắc. 

Ngoài ra còn một số phương pháp khác như: phương pháp chích xơ, quang đông hồng ngoại, thắt trĩ bằng vòng cao su,... 

Xem thêm: 

Phương pháp thủ thuật Longo chữa bệnh trĩ hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Cách ngăn ngừa bị trĩ sau khi sinh

Làm thế nào để không bị bệnh trĩ sau khi sinh? Mẹ hãy tham khảo ngay 3 phương pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh thật tốt. 

Chế độ ăn lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến việc mẹ có bị trĩ hay không. Vì vậy, ngay từ khi mang thai, mẹ nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Điều này vừa giúp mẹ và thai nhi hấp thụ tốt các dưỡng chất, vừa ngăn ngừa các bệnh táo bón, trĩ sau sinh. 

Chế độ dinh dưỡng khoa học cần phải cân bằng giữa protein và chất xơ. Đồng thời mẹ nên bổ sung vitamin và khoáng chất để tốt cho quá trình tiêu hóa, trao đổi chất trong cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ nên ăn nhiều đồ ăn tốt cho hệ tiêu hóa như: sữa chua, đu đủ, khoai lang, cá hồi,... có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Đồng thời, mẹ cần phải uống đủ nước mỗi ngày nhé. 

Chế độ ăn giàu chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh trĩ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ sinh hoạt điều độ

Nhiều mẹ sau sinh quan niệm nên nằm nghỉ ngơi thật nhiều để cơ thể nhanh hồi phục. Vậy nhưng, việc nằm quá nhiều sau sinh sẽ khiến cơ thể mẹ ngày càng uể oải, ngại vận động, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu không vấn động trong một thời gian dài, mẹ sẽ dễ mắc phải các bệnh táo bón sau sinh - một trong những lý do dẫn đến bệnh trĩ. 

Sau sinh, mẹ nên thường xuyên vận động, tập thể dục để vừa lấy lại vóc dáng săn chắc, vừa tốt cho sức khỏe. Đồng thời, nó còn phòng tránh nhiều bệnh liên quan đến tâm lý và thể chất, trong đó có bệnh lòi dom. 

Một số bài tập sau sinh mẹ có thể tham khảo như: đi bộ, yoga, plank, kegel. Mỗi ngày, mẹ nên rèn luyện từ 30 đến 45 phút để sức khỏe tốt nhất. 

Tập thể dục sau sinh giúp cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Sau sinh, vùng kín của mẹ sẽ ra rất nhiều sản dịch, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, mẹ cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, xông rửa mỗi ngày để kháng khuẩn thật tốt. Đặc biệt, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp xông hơi vùng kín với trầu không, muối để diệt khuẩn, tránh viêm nhiễm và nấm hiệu quả. 

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ giúp ngừa nấm hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin tổng quan về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh trĩ sau sinh. Mong rằng, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức, và thông qua đó hiểu rõ tình hình sức khỏe của bản thân. Nếu mẹ đang gặp phải vấn đề trên, hãy chủ động đi khám bác sĩ để được tư vấn. Đồng thời áp dụng một số phương pháp giảm triệu chứng an toàn ngay tại nhà theo bật mí trong bài nhé. 

How to Use Epsom Salt for Hemorrhoids - Truy cập ngày 8/6/2022

https://www.healthline.com/health/epsom-salt-for-hemorrhoids

What to know about hemorrhoids during pregnancy - Truy cập ngày 8/6/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/pregnancy-hemorrhoids

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online