zalo
Có nên trộn sữa mẹ và sữa công thức không? Lợi hại thế nào?
Giai đoạn hậu sản

Có nên trộn sữa mẹ và sữa công thức không? Lợi hại thế nào?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

26/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi nuôi con, chắc hẳn nhiều chị em thắc mắc có nên trộn sữa mẹ và sữa công thức lại với nhau hay không? Có nhiều ý kiến cho rằng, trộn chung hai loại sữa với nhau sẽ giúp trẻ hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn. Một số khác lại nói cách làm này không tốt, dễ khiến trẻ bị các bệnh về thận. Để tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất, đừng bỏ qua bài viết này mẹ nhé. 

Có nên trộn sữa mẹ với sữa công thức không? 

Theo ý kiến của chuyên gia, có thể trộn chung sữa mẹ và sữa công thức. 

Tuy nhiên, cách làm này KHÔNG KHUYẾN KHÍCH. Bởi khi mẹ trộn sữa mẹ với sữa công thức lại và cho trẻ ti có thể khiến trẻ bị khó tiêu, gây hại cho thận. Lúc này, trẻ phải dung nạp quá nhiều dưỡng chất 1 lúc, gây quá tải cho hệ tiêu hóa. 

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới WHO:

Trong 6 tháng đầu đời: Khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Trong trường hợp mẹ không đủ sữa, có thể kết hợp cho trẻ uống sữa công thức. 

Tuy nhiên mẹ nên cho con bú sữa mẹ trước. Sau đó, nếu trẻ vẫn còn muốn ti, mẹ mới pha thêm sữa công thức sau. Như vậy đảm bảo trẻ hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng sữa mẹ có. Đồng thời việc chia ra để bú sữa sẽ không khiến trẻ bị quá tải dinh dưỡng trong một thời gian ngắn. 

Trộn sữa mẹ với sữa công thức không được khuyến khích. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ưu điểm khi trộn sữa mẹ và sữa công thức

  • Bé không phụ thuộc nhiều vào mẹ: Khi cho trẻ bú kết hợp sữa mẹ và sữa công thức, trẻ không quá phụ thuộc vào mẹ. Khi này, lượng ti mẹ giảm đi, đồng thời sữa công thức pha trộn sữa mẹ sẽ tạo ra một mùi vị sữa khác. Vậy nên bé sẽ quen với hương vị mới, không bị phụ thuộc vào sữa mẹ. 

  • Bé sẽ có giấc ngủ lâu hơn: Uống đồng thời sữa mẹ kết hợp sữa công thức giúp trẻ hấp thụ nhiều dinh dưỡng. Điều này đồng nghĩa trẻ cần nhiều thời gian để hấp thụ và tiêu hóa. Vậy nên khoảng cách giữa các cữ bú và thời gian bé nghỉ ngơi cũng dài hơn. 

Nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức giúp trẻ không bị phụ thuộc vào mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhược điểm khi trộn sữa mẹ với sữa công thức

  • Gây lãng phí sữa: Không phải trường hợp nào cũng nên trộn chung sữa mẹ với sữa công thức cho trẻ bú. Bởi khi nhu cầu ti của trẻ không lớn, việc trộn sữa sẽ khiến con ti không hết, gây lãng phí cả sữa mẹ và công thức. 

  • Giảm lượng sữa mẹ: Khi cho trẻ ti kết hợp, lượng sữa mẹ em bé ti sẽ giảm bớt. Cơ thể mẹ lúc này sẽ nhận được tín hiệu về nhu cầu ti của trẻ giảm bớt. Sau cùng, nó sẽ điều chỉnh và tiết sữa ít hơn cho đến khi mất sữa hoàn toàn. 

  • Tiềm ẩn rủi ro không tốt cho sức khỏe: Cho trẻ uống sữa công thức không phải lúc nào cũng tốt. Sữa công thức cần phải pha đúng tỷ lệ, nếu không đúng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên mẹ cần hết sức lưu ý khi áp dụng cho trẻ uống sữa mẹ trộn chung sữa công thức, tránh gây phản tác dụng. 

Trộn chung sữa mẹ với sữa công thức tiềm ẩn nguy cơ gây hại. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Trường hợp nên cho trẻ bú mẹ kết hợp sữa công thức

Tuy cho trẻ bú trộn sữa mẹ và sữa công thức không được khuyến khích. Tuy nhiên trong một vài trường hợp mẹ nên nuôi con kết hợp hai loại sữa này. Cụ thể như sau: 

Mẹ không đủ sữa cho con bú

Trong 6 tháng đầu đời, gần như dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc hoàn toàn 100% vào sữa mẹ. Do đó, nếu mẹ không đủ sữa cho con bú sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này là nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 

Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất, mẹ cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc. Cụ thể: 

  • Cho trẻ ti hết sữa mẹ trước tiên. Khi sữa mẹ đã hết hoàn toàn mà trẻ vẫn còn đói mới pha bổ sung sữa công thức. 

  • Đảm bảo pha sữa công thức theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất. 

  • Không nên trộn chung sữa mẹ và sữa công thức uống trong 1 lần, hãy sử dụng cách nhau. 

Nếu mẹ không đủ sữa cho trẻ bú nên chọn thêm sữa công thức. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ sắp đi làm lại

Thông thường, nếu mẹ sắp đi làm lại sẽ hút sữa và trữ đông bảo quản để trẻ sử dụng sau đó. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng đảm bảo có nhiều sữa và thời gian để triển khai hút. Khi này, cho trẻ uống sữa công thức là giải pháp được ưu tiên hàng đầu. 

Vậy nhưng, mẹ hãy duy trì việc cho con bú mẹ trực tiếp kết hợp với sữa công thức nhé. Các kháng thể có trong sữa mẹ là tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Tuyệt đối đừng bỏ qua nguồn dinh dưỡng quý giá này. 

Mẹ sắp đi làm lại nên cho trẻ bú dần sữa công thức. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sức khỏe của mẹ không đảm bảo

Sau khi sinh, sức khỏe của chị em phụ nữ thường giảm sút khá nhiều, khó hồi phục như ban đầu. Đặc biệt, một số ít trường hợp sinh xong mẹ có thể mắc các bệnh về tuyến vú như viêm, ung thư vú,... không thể cho con bú. Khi này sữa công thức sẽ là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. 

Ngoài ra, một số trường hợp mẹ không đảm bảo sức khỏe để cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cũng cần bổ sung thêm sữa công thức để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. 

Lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức

Có rất nhiều điều mẹ cần lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức. Trong đó, 3 điều quan trọng dưới đây tuyệt đối không được bỏ qua mẹ nhé. 

Hạn chế trộn chung sữa với nhau

Nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức là giải pháp tối ưu cho các chị em không thể cho con bú mẹ 100%. Tuy nhiên, việc làm này cần thực hiện đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho trẻ một cách toàn diện nhất. Theo các chuyên gia khuyến cáo, không nên trộn chung sữa mẹ với sữa công thức. Khi cho trẻ bú đồng thời cả hai loại sữa, mẹ cần giãn cách thời gian giữa các lần bú. Điều này giúp trẻ không bị đầy bụng hay quá sức do hấp thụ quá nhiều dưỡng chất cùng một lúc. Về lâu dài, điều này sẽ gây áp lực và làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.

Không nên trộn chung sữa mẹ và sữa công thức trong một lần ti. (Ảnh: Sưu tầm Internet) 

Pha sữa công thức đúng tỷ lệ

Sữa công thức chỉ tốt khi được pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Do đó, khi nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức, chị em cần đảm bảo pha đúng tỷ lệ. Nếu pha sữa với quá nhiều nước sẽ khiến sữa bị loãng, gây mất cân bằng dinh dưỡng. Trong khi đó, việc pha sữa quá đặc sẽ ảnh hưởng đến thận và hệ tiêu hóa của trẻ. Khi các cơ quan của trẻ chưa hoàn thiện, điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm. Đồng thời, tuyệt đối không được sử dụng sữa mẹ thay nước để pha sữa cho em bé nhé. 

Pha sữa công thức đúng tỉ lệ rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không dùng lại sữa thừa

Sữa mẹ có thể bảo quản tối đa 6 tháng trong ngăn đá tủ lạnh, trong khi sữa công thức chỉ có thể bảo quản tối đa 24h trong tủ lạnh. Do đó, khi pha sữa cho trẻ mẹ nên ước lượng vừa đủ lượng sữa trẻ uống trong một lần để tránh gây lãng phí. Đồng thời, không nên cho trẻ dùng lại sữa thừa, đã để trong không khí quá lâu. 

Sữa mẹ và sữa bò là môi trường rất thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nếu để sữa trong không khí, sữa có thể bị hỏng, không đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Hãy hết sức lưu ý điểm này mẹ nhé. 

Qua bài viết trên chắc hẳn mẹ đã biết có thể trộn sữa mẹ và sữa công thức với nhau. Tuy nhiên cách làm này không được khuyến khích bởi những nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy nên, nếu lựa chọn hình thức nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức, mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ các nguyên tắc khi cho trẻ ăn nhé. Đồng thời đừng quên cân nhắc cẩn thận những ưu và nhược điểm của cách làm này để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.

Can You Mix Breast Milk and Formula? - Truy cập ngày 26/10/2022

https://www.healthline.com/health/baby/can-you-mix-breast-milk-and-formula

Can You Mix Breast Milk and Formula? - Truy cập ngày 26/10/2022

https://www.verywellfamily.com/can-you-mix-breast-milk-and-infant-formula-431969

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!