zalo
Tổng hợp các cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa, ít sữa đảm bảo hiệu quả
Giai đoạn hậu sản

Tổng hợp các cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa, ít sữa đảm bảo hiệu quả

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

30/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ít sữa, mất sữa luôn là vấn đề mà các mẹ sau sinh hay gặp phải. Để giải quyết tình trạng này các mẹ thường hay áp dụng các phương pháp kích sữa để gọi sữa về. Mẹ nên áp dụng những cách kích sữa nào? Các mẹ cần chú gì điều gì khi kích sữa? Để giải quyết các vấn đề trên các mẹ hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!

Khi nào mẹ nên thực hiện kích sữa khi cho con bú

Sau khi trẻ rất cần bú sữa mẹ trong những ngày đầu tiếp nhận các chất dinh dưỡng và kháng thể đầu đời. Tuy nhiên trong một số trường hợp mẹ nên thực hiện kích sữa để có thể đủ sữa cho trẻ bú như:

  • Khi mới sinh, sữa mẹ chưa về: Sau khi nhau thai tách ra khỏi tử cung sẽ có sự thay đổi nội tiết tố đột ngột trong cơ mẹ. Đây cũng là tín hiệu bắt đầu quá trình tiết sữa. Thông thường sữa mẹ sẽ về trong khoảng 2-3 ngày sau khi tuy nhiên khi mẹ căng thẳng và áp lực sữa sẽ về lâu hơn. Lúc này mẹ nên thực hiện kích sữa để có thể cho trẻ bú sớm nhất.

  • Khi sữa tiết ít trong khi nuôi con: Có khá nhiều nguyên nhân khiến mẹ ít sữa khi nuôi con như ăn uống thiếu chất, thuốc kháng sinh khi mẹ cản trở tiết sữa, mẹ bị căng thẳng,...

Tình trạng này sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn không ảnh hưởng đến nguồn sữa của trẻ. Mặt dù vậy, mẹ vẫn nên tiến hành kích sữa kịp thời để đủ sữa cho trẻ bú. Đồng thời để hạn chế tình trạng tắc sữa hay các bệnh tắc, viêm tuyến sữa.

  • Khi bị mất sữa: Đây là trường hợp khá phổ biến mà nhiều mẹ bỉm hay mắc phải sau sinh. Mẹ thường bị mất sữa do trẻ ít bú, viêm tuyến sữa, áp xe vú, tắc tia sữa,...Lúc này mẹ nên tiến hành kích sữa để tăng khả năng tiết sữa cho bản thân và duy trì nguồn sữa dồi dào cho trẻ.

Xem thêm: Phương pháp kích sữa Power Pumping là gì? Có hiệu quả không?

3+ Nguyên nhân gây ít sữa, mất sữa mẹ sau sinh nên biết

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các mẹ bỉm bị ít sữa, mất sữa. Đa số các tình trạng này đều bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

Tình trạng stress kéo dài

Yếu tố tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến việc tiết sữa của mẹ sau sinh. Nếu mẹ căng thẳng thì cơ thể sẽ tiết hormone cortisol, gây ức chế hormone prolactin, oxytocin. Hậu quả làm mẹ giảm khả năng tiết sữa, stress kéo dài có thể gây mất sữa và thậm chí là mất sữa hoàn toàn.

Ngoài ra, mẹ stress còn ảnh hưởng đến hormone estrogen tiết ra bị giảm mạnh. Điều này ảnh hưởng đến ống dẫn sữa và lượng sữa tiết ra. Tương tự cơ chế của hormone estrogen, progesterone là hormone tiết ra ở buồng trứng, nhau thai và tuyến thượng thận.

Khi mẹ sinh con nhau thai sẽ bong ra khiến hormone này sụt giảm báo hiệu quá trình tiết sữa. Tuy nhiên do mẹ stress làm lượng hormone này giảm mạnh nên sẽ gây ức chế quá trình sản xuất sữa.

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo

Mẹ bị ít sữa hay mất sữa còn xuất phát từ các yếu tố dinh dưỡng như:

  • Không bổ sung đủ chất dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Vì thế sau sinh mẹ nên ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng. 

Mẹ tuyệt đối không nên quá kiêng khem trong ăn uống, không ăn đủ chất, chế độ ăn nghèo nàn sẽ khiến lượng sữa ít dần và có thể mất luôn.

  • Ăn phải thực phẩm gây mất sữa: Khi mẹ ăn phải các thực phẩm như lá lốt, măng chua, rau bạc hà, thức ăn dầu mỡ, ớt, tỏi,...Các thực phẩm này đều sẽ khiến mẹ mất sữa nên mẹ cần hạn chế.

  • Sử dụng chất kích thích: Trong quá trình cho con bú nếu mẹ uống các loại thức uống chứa cồn, cà phê,...Các đồ uống có chất kích thích này sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và khiến mẹ mất sữa.

  • Không uống đủ nước: Hơn 90% sữa mẹ là nước. Vì thế nếu ít uống nước, lười uống nước sẽ khiến cơ thể mất nước. Đây chính là nguyên nhân mẹ bị ít sữa và mất sữa.

Mẹ mắc bệnh liên quan đến tuyến vú

Một số bệnh liên quan đến tuyến vú cũng sẽ khiến các mẹ bị ít sữa hoặc mất sữa. Các bệnh về tuyến vú thường gặp như tắc tia sữa, viêm tuyến vú, áp xe vú, nhiễm khuẩn núm vú, phẫu thuật ngực sau khi sinh,...Những bệnh này sẽ khiến tuyến vú bị tắc và mất dần sữa.

Ngoài ra một số bệnh rối loạn nội tiết cũng khiến mẹ bị mất sữa. Bởi vì rối loạn nội tiết sẽ ảnh hưởng đến hormone oxytocin và prolactin điều phối hoạt động tiết sữa mẹ.

Sử dụng thuốc sai hướng dẫn

Mẹ đang cho con bú cần phải thật thận trọng khi sử dụng thuốc. Bởi vì một số loại thuốc sẽ làm mẹ ít sữa, mất sữa hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Các loại thuốc có chứa estrogen, progestin, testosterone và các dẫn xuất ergot như ergotamin, cabergoline sẽ làm mất sữa mẹ. Bởi vì các loại thuốc này làm giảm bài tiết prolactin ở tuyến yên và gây ức chế các hormone tạo sữa.

Các chất này mẹ thường thấy trong các loại thuốc tránh thai, thuốc điều trị dị ứng, bệnh Parkinson, u tuyến vú,...Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sữa cho trẻ bú.

5+ Cách kích sữa hiệu quả cho mẹ ít sữa, mất sữa

Kích sữa là phương pháp hiệu quả giúp các mẹ gọi sữa về nhiều và nhanh chóng. Dưới đây là một số cách kích sữa hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng.

Thực hiện kích sữa theo lịch khoa học

Kích sữa theo lịch khoa học sẽ được chia thành nhiều khoảng thời gian khác nhau. Nhưng đa số các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ sẽ áp dụng lịch hút sữa từ L2 đến L6. 

  • Lịch hút sữa L2: Cứ 2 tiếng mẹ sẽ tiến hành hút sữa một lần và mỗi ngày mẹ sẽ hút từ 8-10 cữ. Lịch hút sữa này thường áp dụng cho các mẹ mới sinh đang trong thời kỳ thai sản. Lúc này lượng sữa mẹ về chưa nhiều nên hút sữa thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động nhiều hơn.

  • Lịch hút sữa L3: Cứ 3 tiếng mẹ sẽ hút sữa một lần và mỗi ngày sẽ hút tối đa 8 cữ. Lịch hút sữa này áp dụng cho trẻ từ 0-2 tháng tuổi khi trẻ đã thực hiện chu kỳ sinh hoạt Easy 3.

  • Lịch hút sữa L4: Khoảng 4 tiếng mẹ sẽ tiến hành hút sữa một lần và mỗi ngày mẹ sẽ hút từ 5-6 cữ. Lịch hút sữa này sẽ áp dụng cho trẻ từ 2-3 tháng tuổi khi sức bú của trẻ tăng rõ.

  • Lịch hút sữa L5: Cách 5 tiếng mẹ lại tiến hành hút sữa một lần và mỗi ngày sẽ hút từ 4-5 cữ. Lịch hút sữa này áp dụng sau khi trẻ đã được 6 tháng tuổi. Lúc này lượng sữa ti của trẻ đã nhiều và sữa mẹ cũng đã tiết ổn định và đủ cung cấp cho trẻ.

  • Lịch hút sữa L6: Cách 6 tiếng mẹ sẽ hút sữa một lần và mỗi ngày sẽ hút từ 3-4 cữ. Khi mẹ áp dụng lịch hút này thì lượng sữa của mẹ đã giảm và dinh dưỡng chính của trẻ giai đoạn này chủ yếu là cơm và thức ăn.

Xem thêm: Các dụng cụ hút sữa bằng tay không thể thiếu trong giỏ đồ của mẹ bỉm

Tăng cường cho trẻ bú mẹ 

Nhiều mẹ cho rằng nếu mẹ bị ít sữa hay mất sữa thì sẽ hạn chế cho trẻ bú trực tiếp. Thay vào đó mẹ sẽ cho trẻ uống thêm nguồn sữa bột từ bên ngoài để đảm bảo dinh dưỡng. Đây hoàn toàn là một quan điểm sai lầm.

Khi mẹ càng ít sữa thì việc cho bú mẹ trực tiếp càng nhiều sẽ vô cùng cần thiết. Theo các chuyên gia khuyến khích, mẹ nên cho trẻ bú trực tiếp để kích thích tiết hormone prolactin và oxytocin giúp sữa mẹ về nhiều hơn. 

Đồng thời trong quá trình kích sữa mẹ nên cho trẻ bú theo lịch cố định để sữa tiết nhiều hơn. Đặc biệt còn giúp mẹ duy trì được nguồn sữa dồi dào cho trẻ.

Xem thêm: Kích sữa bằng cách cho con bú trực tiếp có hiệu quả không?

Ăn tăng cường các thực phẩm lợi sữa

Để tăng cường tiết sữa cho trẻ thì mẹ bỉm cần cung cấp thật nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Các mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cung cấp đủ các chất như protein, lipit, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất.

Chế độ ăn của các mẹ cần phải đa dạng và được thay đổi thường xuyên. Trong các bữa ăn của mẹ cần bổ sung thật nhiều ra xanh, chất xơ, hoa quả tươi. Đặc biệt mẹ nên bổ sung các thực phẩm lợi sữa như đu đủ, củ sen, rau đay, rau ngót, móng giò…

Massage ngực thường xuyên

Massage ngực cũng là một cách kích sữa về nhiều cho các mẹ. Trước khi hút sữa 30 phút mẹ massage ngực sẽ giúp ống dẫn sữa giãn nở giúp sữa tiết ra nhiều hơn và nhanh hơn. Ngoài ra, massage ngực còn giúp các mẹ ít sữa và mất sữa ngăn ngừa u thư vú, hạn chế bị tắc tia sữa, áp xe vú.

Cách thực hiện massage ngực cũng khá đơn giản gồm các bước sau:

  • Bước 1: Đặt các ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay trái lên bầu ngực phải

  • Bước 2: Massage nhẹ nhàng và chuyển động trong xung quanh phần đầu ti. Sau đó mẹ xoa tròn khắp bầu ngựa theo chiều kim đồng hồ.

  • Bước 3: Massage mỗi bên trong vòng 30s và đổi bên, lặp lại từ 20-30 lần/ bên.

Chườm ấm ngực bằng thảo dược

Chườm ấm ngực bằng thảo dược sẽ có tác dụng giúp mẹ chống viêm, giảm sưng, tăng lưu thông máu và giảm đau hiệu quả. Mẹ có thể chọn các loại thảo dược để nấu chườm ấm như hoa cúc, oải hương, cúc kim tiền, rễ ngưu bàng, bồ công anh, cỏ thi, lá bắp cải,...

Cách chườm ấm ngực đơn giản mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nấu một nồi nước sôi và cho các loại thảo mộc vào nấu khoảng 15 phút

  • Bước 2: Sau đó mẹ chờ nước vừa đủ ấm mẹ dùng thảo mộc đắp lên ngực. Hoặc mẹ có thể dùng một cái khăn nhúng vào nước thảo mộc và vắt ra quấn quanh bú.

  • Bước 3: Tiến hành đắp thảo mộc đến khi nguội

  • Bước 4: Sau khi đắp xong mẹ có thể lau sạch vú bằng khăn sạch.

Tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng

  • Nghỉ ngơi: Việc chăm sóc con nhỏ sẽ khiến các bỉm thường ngủ không đủ giấc dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Đây cũng là nguyên nhân khiến các mẹ bị stress thậm chí là trầm cảm. Vì thế các mẹ nên sắp xếp thời gian chăm con và nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể hồi phục và kích sữa hiệu quả hơn.

  • Thể dục: Mỗi ngày mẹ nên dành thời gian từ 30- 60 phút để tập thể dục. Các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể của mẹ trở nên dẻo dai và khỏe mạnh. Bên cạnh đó còn giúp các mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.

  • Giải trí: Khi mẹ mệt mỏi, stress các hormone gây ra tình trạng này sẽ đi vào sữa khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Lúc này mẹ có thể nhờ người thân chăm sóc con, chia sẻ những khó khăn với người thân để giải tỏa. 

Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp thư giãn như ngồi thiền, ngâm nước ấm, đốt tinh dầu, uống trà thảo mộc,...Ngoài ra, mẹ hãy luôn cố gắng giữ cho bản thân tinh thần lạc quan, vui vẻ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sữa cho trẻ bú.

Sai lầm khi thực hiện kích sữa mẹ cần tránh

Bên cạnh, kích sữa đúng cách thì mẹ cũng cần chú ý một số điều kiêng cữ sau sinh. Dưới đây là một số sai lầm mẹ bỉm hay gặp cần tránh:

Ăn quá nhiều đồ bổ

Sau khi sức khỏe của các mẹ rất yếu nên thường ăn các món đồ bổ để phục hồi sức khỏe và gọi sữa về nhanh hơn. Các số món lợi sữa mẹ thường ăn như móng giò hầm đu đủ, chân giò hầm lạc, cháo cá chép, thịt bò hầm cà chua,...Tuy nhiên, nếu mẹ ăn quá nhiều đồ bổ cũng cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ và khiến mẹ bị tăng cân.

Kiêng khem quá mức

Nhiều người cho rằng mẹ bỉm sau sinh nên ăn đồ khô, đồ mặn để da thịt được săn chắc và tối cho hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên việc ăn mặn sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của mẹ. Đồng thời khi mẹ ăn quá mặn hoặc quá khô sẽ có thể bị táo bón và tăng huyết áp.

Giai đoạn sau sinh sức khỏe của các mẹ thường khá yếu mặt cần kiêng cữ nhưng mẹ cũng không nên kiêng khem quá mức. Chế dinh dưỡng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các chất để phục hồi cơ thể và tiết sữa cho trẻ. Mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, nhiều rau xanh và vitamin để tăng sức đề kháng.

Ngoài ra mẹ bỉm cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm như thức ăn lên men, đồ ăn lạnh, đồ sống hoặc các thực phẩm chế biến sẵn,...

Xem nhẹ việc cho bé bú trực tiếp

Hoạt động bú mẹ của trẻ sẽ kích thích cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa hơn. Vì thế trong quá trình thực hiện kích sữa mẹ không nên coi nhẹ việc cho trẻ bú trực tiếp. Mẹ nên đan xen việc cho trẻ bú trực tiếp và hút sữa ra bình dự trữ. Khi mẹ cho bé bú trực tiếp cũng sẽ giúp trẻ nhận được nguồn sữa an toàn và tốt nhất.

Mẹ cần lưu ý khi cho trẻ bú xong mẹ nên dùng máy hút sạch phần sữa còn lại trong bầu ngực. Điều này sẽ giúp cơ thể mẹ tiết nhiều sữa hơn và hạn chế được tình trạng viêm tắc sữa.

Lưu ý khi thực hiện giúp các cách kích sữa hiệu quả hơn

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kích sữa mẹ. Để giúp việc thực hiện kích sữa hiệu quả hơn thì mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày: Mẹ nên tạo thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể phục hồi tốt hơn. Việc cơ thể mất nước sẽ khiến số lượng và chất lượng sữa mẹ giảm đi. Nếu mẹ không uống đủ nước mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị táo bón, nhiễm trùng huyết và thường xuyên mệt mỏi. Do đó, uống nhiều nước mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp các mẹ kích sữa tốt hơn.

  • Kiên trì thực hiện, không nên vội vàng: Kích sữa là một quá trình khó khăn và vất vả đặc biệt là đối với các mẹ mất sữa và ít sữa. Tuy nhiên, các mẹ cần phải kiên trì thực hiện, không nên vội vàng và phải tuân thủ các nguyên tắc khi kích sữa. Thời gian đầu sẽ có thể vất vả và khiến các mẹ mệt mỏi nhưng sau một thời gian cơ thể đã làm quen thì tình trạng sẽ được cải thiện hơn.

  • Lựa chọn cách kích sữa phù hợp với cơ địa: Có rất nhiều cách kích sữa khác nhau như L2, L3, L4,...Tùy vào quỹ thời gian, sức khỏe của mẹ và độ tuổi của trẻ mà các mẹ có thể lựa chọn phương pháp kích sữa phù hợp. Phương pháp kích sữa phù hợp là phương pháp kích đủ sữa cho trẻ, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và trẻ.

Các mẹ sẽ có thể gặp khá nhiều khó khăn khi áp dụng các cách kích sữa cho trẻ. Thời gian đầu sẽ rất vất vả và sẽ khiến các mẹ dễ nản lòng và bỏ cuộc. Tuy nhiên, nếu các mẹ áp dụng đúng cách kích sữa và kiên trì thì sẽ nhanh mang lại hiệu quả mong muốn. Nuôi con bằng sữa mẹ không bao giờ là dễ dàng. Chúc các mẹ kích sữa thuận lợi và thành công.

5 Ways to Increase Breast Milk Production - Truy cập ngày 30/9/2022

https://www.healthline.com/health/parenting/how-to-increase-breast-milk

Educating Breastfeeding Mothers on How to Boost Milk Supply - Truy cập ngày 30/9/2022

https://www.uhhospitals.org/services/obgyn-womens-health/patient-resources/pregnancy-resources/Breastfeeding-Guide/breastfeeding-tips-to-increase-your-milk-supply

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!