Bị mất sữa khi đang cho con bú là vấn đề rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ. Đồng thời, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của sức khỏe người mẹ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất sữa khi đang cho con bú. Cách gọi sữa về thế nào hiệu quả nhất. Hãy tham khảo bài viết sau để được giải đáp mẹ nhé.
Dấu hiệu cảnh báo mất sữa khi đang cho con bú
Trên thực tế, các dấu hiệu cho thấy mẹ bị mất sữa khi đang cho con bú rất dễ phát hiện. Cụ thể, 3 dấu hiệu giúp mẹ dễ dàng nhận thấy nhất như sau:
-
Sữa ít: Thông thường, sữa mẹ sẽ được tiết theo nhu cầu ti của trẻ. Nếu trẻ bú nhiều, bầu ngực của mẹ sẽ nhiều sữa và ngược lại. Do đó, mẹ sẽ rất dễ để phát hiện ngực có đang tiết như như thường hay không. Khi sữa ít đi một cách bất thường, trong khi lượng ti của trẻ không đổi chính là dấu hiệu cảnh báo mẹ bị mất sữa.
-
Ngực không căng: Khi sữa ngày càng ít đi, mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng phần bầu ngực không còn căng tức. Vậy nên đừng bỏ qua dấu hiệu này mẹ nhé.
-
Tắc tia sữa nhiều lần: Mẹ bị tắc tia sữa nhiều lần cảnh báo việc tiết sữa đang gặp vấn đề. Vì vậy, mẹ cần nhanh chóng khắc phục tình trạng tắc tia sữa, cũng như áp dụng các biện pháp phòng ngừa nếu không muốn tình trạng mất sữa xảy ra.
7+ Nguyên nhân bị mất sữa khi đang cho con bú
Bị mất sữa khi đang cho con bú xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và 7 nguyên nhân được liệt kê dưới đây được xem là yếu tố chính gây ra tình trạng mất sữa. Mẹ hãy tham khảo để tránh nhé.
Trẻ bú ít
Cho trẻ bú mẹ trực tiếp là cách kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả nhất. Trên thực tế, khi trẻ bú mẹ, xung động cảm giác sẽ truyền từ vú lên não. Từ đó, não sẽ kích thích các tuyến yên hoạt động hiệu quả, sản xuất ra nhiều hormone prolactin và oxytocin hơn. Đây đều là những hormone quan trọng trong việc sản xuất và tiết sữa mẹ.
Chính vì vậy, khi trẻ bú mẹ ít sẽ khiến nồng độ hormone prolactin, oxytocin trong cơ thể giảm đi đáng kể. Lâu dần, sữa mẹ sẽ càng ngày càng ít cho đến khi bị mất hẳn.
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với số lượng và chất lượng sữa mẹ. Bởi vậy, trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, nếu chị em không ăn uống đầy đủ sẽ khiến sữa bị “nghèo” dinh dưỡng và giảm nhanh chóng.
Ngoài ra, lượng sữa sản xuất được nhiều hay không cũng phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ. Sau khi sinh mẹ cần ăn uống đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin để cơ thể nhanh hồi phục hơn.
Mẹ uống ít nước
Nước chiếm tới gần 90% thành phần của sữa mẹ. Vậy nên có thể khẳng định rằng, mẹ uống ít nước sẽ khiến sữa mẹ bị giảm đi. Trong thời kỳ cho con bú, mẹ cần phải uống nhiều nước hơn bình thường. Bởi ngoài việc nuôi dưỡng cơ thể của chính mình, nước còn tham gia vào việc tiết sữa mẹ.
Mẹ uống dưới 2 lít nước mỗi ngày khi cho con bú sẽ khiến lượng sữa tiết ra giảm dần. Đồng thời, điều này còn có thể gây ra tình trạng sữa mẹ bị cặn trắng. Để đảm bảo về cả chất lượng và lượng sữa tiết ra, mẹ nên đảm bảo uống ít nhất 2 đến 2,5l nước mỗi ngày.
Mẹ bị stress
Stress, trầm cảm sau sinh cực kỳ không tốt đối với sức khỏe của mẹ và em bé. Khi mẹ gặp tình trạng căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol. Loại hormone này càng nhiều sẽ ức chế cơ thể tiết ra hormone prolactin và oxytocin. Khi nồng độ hai loại hormone này giảm sút sẽ khiến sữa mẹ ít dần theo thời gian cho đến khi mất hẳn.
Sức khỏe của mẹ không đảm bảo
Sức khỏe của mẹ không tốt, hệ miễn dịch kém sẽ kéo theo các hoạt động của cơ thể bị suy giảm theo. Trong đó, tuyến sữa cũng sẽ hoạt động yếu đi, không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Sức khỏe của mẹ nếu không được cải thiện sớm, càng để lâu thì nguy cơ bị mất sữa càng cao.
Mất sữa do sử dụng thuốc
Trong thời kỳ cho con bú, các mẹ được khuyến khích không tự ý sử dụng bất kỳ loại tá dược nào. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng tá dược, mẹ cần tham khảo và tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ. Bởi sử dụng thuốc sai cách có thể gây mất sữa và ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Các thành phần trong thuốc có thể bài tiết qua sữa, ngấm vào cơ thể trẻ thông qua việc cho ti.
Một số loại thuốc Tây khi nạp vào cơ thể sẽ gây ức chế hormone prolactin và oxytocin. Lâu dần, chúng sẽ làm giảm tiết sữa, thậm chí bị mất sữa hoàn toàn. Do đó, sử dụng thuốc sau khi sinh cần phải thật sự cẩn thận.
Mắc bệnh liên quan đến tuyến vú
Sau khi sinh, nếu mẹ mắc phải các bệnh liên quan đến tuyến vú như: Viêm tuyến sữa, áp xe, nhiễm khuẩn,... có thể gây mất sữa hoàn toàn. Khi gặp một trong những tình trạng lên, bầu ngực của mẹ sẽ ở trạng thái đau đớn, tuyến sữa hoạt động kém hoặc không hoạt động. Đồng thời, trong thời gian điều trị mẹ có thể phải sử dụng thuốc, không thể cho con bú trực tiếp. Lâu dần sẽ khiến sữa mẹ bị ít đi cho đến khi mất dần.
Cách gọi sữa về hiệu quả mẹ nên thử
Bị mất sữa trong thời gian cho con bú gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt trong 6 tháng đầu đời, dinh dưỡng của trẻ gần như phụ thuộc 100% vào sữa mẹ. Vậy nên, nếu bị mất sữa trong thời kỳ này, mẹ cần tìm cách khắc phục nhanh chóng. Sau đây là một số cách gọi sữa về hiệu quả mẹ hãy tham khảo nhé.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượng sữa mẹ. Khi mẹ được bổ sung nhiều và đầy đủ, dưỡng chất trong sữa cũng được nâng cao lên.
Theo khuyến cáo, mẹ sau sinh nên bổ sung các nhóm dưỡng chất sau:
-
Tinh bột: Tinh bột đóng vai trò chính trong việc duy trì năng lượng một ngày của mẹ. Khi được hấp thụ vào cơ thể, tinh bột sẽ chuyển hóa thành glucose và lưu thông khắp cơ thể. Những thực phẩm giàu tinh bột, tốt cho sức khỏe mẹ nên ăn thường xuyên gồm: cơm, khoai lang, khoai tây, yến mạch,...
-
Chất đạm: Chất đạm chiếm từ 20 đến 30% năng lượng của cơ thể. Trong 6 tháng đầu sau khi sinh, nhu cầu chất đạm của mẹ sẽ khoảng 78g/ngày. Sau 6 tháng, nhu cầu này giảm xuống còn khoảng 73g/ngày. Trong protein chứa nhiều amino axit quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. Đây cũng là thành phần dinh dưỡng chính tạo ra kháng thể trong sữa mẹ. Mẹ có thể hấp thụ được nhiều chất đạm qua việc ăn các thực phẩm: cá, thịt đỏ, gia cầm, đậu, dầu thực vật,....
-
Chất béo: Chất béo là thành phần quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ. Chất béo tạo ra nhiều AA và DHA, kích thích sự phát triển não bộ của trẻ trong giai đoạn đầu đời.
-
Vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất là hai thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin sẽ trở nên khỏe mạnh, tươi trẻ hơn. Ví dụ, vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể. Vitamin D, Canxi tốt cho sức khỏe của hệ thống xương khớp. Mẹ có thể bổ sung vitamin, khoáng chất qua các loại trái cây, rau củ quả, thịt,...
-
Nước: Nước là thành phần quan trọng không thể thiếu đối với cơ thể. Trong sữa mẹ, nước chiếm tới khoảng 87%. Do đó, mỗi ngày mẹ đang cho con bú nên uống ít nhất từ 2 đến 2,5 lít nước. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể uống một số loại nước giúp kích sữa như nước lá đinh lăng, bồ công anh, uống nước gạo lứt,...
Cho con bú thường xuyên và đúng cách
Cho bon bú là một trong những phương pháp kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả nhất. Khi cho con bú, xúc cảm từ đầu vú sẽ truyền đến các xung thần kinh, và từ đó kích thích cơ thể tiết ra nhiều hormone prolactin, oxytocin hơn. Do đó, việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp tuyến sữa hoạt động hiệu quả, tiết ra nhiều hơn.
Sử dụng máy hút sữa để kích thích
Bên cạnh việc cho con bú trực tiếp, mẹ cũng đừng quên kết hợp máy hút sữa để kích sữa mẹ. Cơ chế hoạt động của máy hút sữa được áp dụng tương tự việc ti của con. Do đó, hút sữa đều đặn cũng là một cách gửi tín hiệu cho cơ thể biết về nhu cầu ti của trẻ tăng lên. Và cơ thể của chúng ta cực kỳ thông minh, khi đã nhận được tín hiệu, nó sẽ hoạt động để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Massage ngực
Massage ngực rất tốt đối với mẹ đang cho con bú khi bị tắc tia hoặc mất sữa. Khi được massage đúng cách, tuyến sữa của mẹ sẽ được kích thích và thư giãn, giúp thông tắc hiệu quả. Đồng thời, cách làm này sẽ giúp cơ thể mẹ tiết ra nhiều hormone prolactin và oxytocin, kích thích tiết sữa nhiều hơn.
Có nhiều cách massage ngực khác nhau, mẹ có thể tham khảo như sau:
-
Bước 1: Đặt bàn tay phải lên bầu ngực tái, áp sát phần đầu vú.
-
Bước 2: Sử dụng bàn tay trái để massage bầu ngực theo vòng tròn, cùng chiều kim đồng hồ.
-
Bước 3: Thực hiện động tác này trong vòng 30 giây rồi đổi qua massage ngực bên phải. Mỗi bên ngực mẹ nên massage từ 20 đến 30 lần.
Gọi sữa bằng mẹo dân gian
Trong dân gian có nhiều mẹo được các bà, các mẹ truyền tai nhau để chữa mất sữa sau sinh. Chúng bao gồm: chữa mất sữa bằng lá mít non, chữa mất sữa bằng ngọn dứa, bằng lá bắp cải, xôi nếp,...
Đối với cách chữa mất sữa bằng lá bắp cải, mẹ có thể thực hiện như sau:
-
Bước 1: Chọn những lá bắp cải già, to, rửa sạch và cắt bỏ phần sống, giữ phần lá.
-
Bước 2: Hơ nóng phần lá với lửa rồi áp vào bầu ngực qua một lớp khăn bông mỏng.
-
Bước 3: Sau khi lá này hết nóng mẽ hãy đổi qua một chiếc lá khác và thực hiện tương tự.
-
Bước 4: Khi đắp ngực bằng lá bắp cải, mẹ nên kết hợp cùng các động tác massage để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Biện pháp phòng ngừa mất sữa khi đang cho con bú
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh, chị em hoàn toàn có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa mất sữa. Cụ thể như sau:
-
Cho trẻ bú sớm, đúng cữ sau sinh: Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo rằng các mẹ nên cho trẻ bú sớm sau sinh, trong khoảng 1 giờ. Việc làm này sẽ giúp gọi sữa mẹ về nhanh và nhiều hơn. Đồng thời, trong suốt hành trình nuôi con, mẹ nên duy trì tần suất bú sữa, cho trẻ ti đúng cữ. Điều này sẽ giúp cơ thể hiểu rõ về nhu cầu ti sữa của trẻ.
-
Thường xuyên massage ngực: Ngay cả khi không bị tắc tia sữa mẹ cũng cần massage ngực thường xuyên để giảm nguy cơ. Khi massage ngực thường xuyên, bầu ngực của mẹ cũng sẽ được định hình, chống chảy xệ rất tốt.
-
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước rất quan trọng trong quá trình tạo ra sữa. Vậy nên, để không xảy ra tình trạng mất sữa khi đang cho con bú, mẹ cần chú ý uống nhiều nước mỗi ngày.
-
Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất sữa sau sinh. Vậy nên, để tránh khỏi trường hợp này, mẹ hãy tạo tâm lý vui vẻ, tích cực trong thời kỳ hậu sản. Để tránh khỏi căng thẳng, mẹ có thể tạo một số thói quen giúp giải trí như đọc sách, xem tivi, cắm hoa,...
Trên đây là những thông tin giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng bị mất sữa khi đang cho con bú. Việc mất sữa giữa chừng sẽ gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ. Vậy nên, mẹ hãy quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sức khỏe của chính mình để đảm bảo nguồn sữa luôn dồi dào nhé. Đồng thời đừng quên tham khảo các biện pháp phòng ngừa mất sữa sau sinh mẹ nhé.
10 reasons for low milk supply when breastfeeding - Truy cập ngày 31/10/2022
https://www.todaysparent.com/baby/breastfeeding/10-reasons-for-low-milk-supply-when-breastfeeding/
Too little breast milk? How to increase low milk supply - Truy cập ngày 31/10/2022
https://www.medela.com/breastfeeding/mums-journey/low-milk-supply