zalo
Mách mẹ 5+ bí kíp chữa táo bón sau sinh thường ngay tại nhà hiệu quả
Giai đoạn hậu sản

Mách mẹ 5+ bí kíp chữa táo bón sau sinh thường ngay tại nhà hiệu quả

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

19/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bị táo bón sau sinh thường là vấn đề rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Điều này gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày của chị em. Vì lẽ đó, các phương pháp chữa bệnh táo bón sau khi sinh có nhu cầu tìm kiếm rất nhiều. Nếu mẹ cũng đang gặp phải vấn đề trên, hãy tham khảo 5 mẹo chữa bệnh táo bón ngay tại nhà cho mẹ sau sinh dưới đây nhé. 

Dấu hiệu cảnh báo tình trạng táo bón sau khi sinh thường

Bệnh táo bón rất dễ được phát hiện nhờ những dấu hiệu xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, nếu mẹ sau sinh thường bị táo bón sẽ có một số triệu chứng sau: 

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần: Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi đại tiện 1 lần trong ngày. Vì thế, mẹ nên đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, chứng tỏ hệ tiêu hóa và đại tràng của mẹ đang có vấn đề. Điều này sẽ gây ra tình trạng táo bón kéo dài. 

  • Tình trạng chướng và nặng bụng: Lâu không đi đại tiện sẽ khiến phân bị tích lại trong đại tràng, gây nặng bụng. Điều này khiến mẹ cảm thấy nặng nề và vô cùng khó chịu. 

  • Khó đi đại tiện: Người bị táo bón sẽ gặp khó khăn khi đi đại tiện. Vì thế, nếu mẹ đi đại tiện khó, hoặc bị đau rát vùng hậu môn, phân cứng, chứng tỏ mẹ đang bị táo bón.  

Một số dấu hiệu cảnh báo mẹ bị táo bón sau khi sinh thường (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh thường bị táo bón

  • Thay đổi hormone progesterone: Trong thời kỳ mang thai đến sau khi sinh, hormone progesterone tăng cao gây ức chế motilin. Điều này tác động đến nhu động cơ ruột, khiến nó hoạt động kém hiệu quả, gây ra tình trạng táo bón. 

  • Chế độ ăn bất hợp lý sau sinh: Nhiều mẹ sau sinh áp dụng chế độ ăn kém khoa học, ít ăn rau, bổ sung nhiều thịt, protein. Điều này khiến cơ thể bị thiếu chất xơ, gây ra tình trạng táo bón sau khi sinh. 

  • Nhịn đi đại tiện: Hầu hết 100% phụ nữ sinh thường đều phải rạch tầng sinh môn. Sau khi sinh, do bị đau ở vết rạch tầng sinh môn mà nhiều mẹ nhịn đi đại tiện. Lâu dần, nó gây ra tình trạng táo bón kéo dài. 

Các nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Bị táo bón sau sinh nên ăn gì? Ba tuyệt chiêu chữa táo bón cho mẹ sau sinh

Hậu quả khi tình trạng táo bón kéo dài

Trên thực tế, táo bón tuy không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. 

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở mẹ sau sinh. Vì thế, mẹ cần nhanh chóng áp dụng biện pháp chữa kịp thời trước khi tình hình diễn biến xấu hơn. Thậm chí, mẹ bị táo bón sau sinh thường quá lâu có thể dẫn đến viêm đại tràng, 

  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: Bị táo bón ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của mẹ sau sinh. Mẹ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng bụng và khó chịu. Điều này khiến tinh thần cũng bị sa sút, ăn kém, hạn chế hoạt động. Lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Bị táo bón ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

5+ Cách chữa táo bón sau sinh thường hiệu quả ngay tại nhà

Nếu mẹ đang quan tâm cách chữa táo bón sau sinh thường, hãy bỏ túi nay 5 bí kíp sau đây. 

Trị táo bón sau sinh qua chế độ dinh dưỡng

Có một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của người bị táo bón như sau: 

  • Bổ sung ăn nhiều chất xơ: Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột. Nhờ có chất xơ, dinh dưỡng trong cơ thể sẽ được cân bằng, dễ hấp thụ và đào thải hơn. Vì thế, nếu mẹ chú trọng ăn nhiều rau trong bữa ăn sẽ giúp làm mềm phân, dễ đi đại tiện hơn. 

  • Ăn thực phẩm dễ tiêu, tốt cho hệ tiêu hóa: Sau khi sinh, hệ tiêu hóa của mẹ khá kém. Vì thế, nếu ăn quá nhiều đạm, chất bổ sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, táo bón. Trong giai đoạn đầu mới sinh, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu, tốt cho hệ tiêu hóa như cháo, yến mạch. Chúng vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, vừa tốt cho hệ tiêu hóa. 

  • Uống nhiều nước: Nước rất quan trọng với mọi hoạt động trao đổi chất, tiêu hóa, bài tiết của cơ thể. Khi mẹ uống nhiều nước sẽ làm tăng lượng nước cho trong đường ruột, giúp quá trình thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. Đây chính là cơ chế hoạt động của một số loại thuốc trị táo bón. Mỗi ngày mẹ nên uống đủ ít nhất 2 đến 2,5l nước. 

  • Kiêng chất kích thích: Các chất kích thích có trong đồ ăn, đồ uống như cafein, alcol sẽ gây rối loạn hệ tiêu hóa. Từ đó, hệ tiêu hóa và đường ruột của mẹ sẽ hoạt động kém đi, việc đào thải phân ra ngoài cũng khó khăn hơn. 

Ăn nhiều chất xơ giúp trị táo bón sau sinh hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số đồ ăn tốt cho mẹ bị táo bón sau khi sinh thường 

  • Đu đủ: Đu đủ là loại trái cây có chứa hàm lượng chất xơ cực kỳ phong phú. Theo báo cáo dinh dưỡng, trong 100g đu đủ có khoảng 3g chất xơ, còn lại là nước, vitamin C, B rất quan trọng với cơ thể. Đặc biệt, đu đu có tính nhuận tràng cao, rất phù hợp để trị táo bón sau sinh. 

  • Rau khoai: Rau khoai chứa phần lớn là chất xơ, có tính nhuận tràng cao. Khi nạp vào cơ thể, các dưỡng chất có trong rau khoai lang như nước, xenlulozo, protid có tác dụng thúc đẩy co bóp đường ruột. Vì vậy, quá trình thải phân ra khỏi cơ thể cũng thuận lợi hơn. 

  • Sữa chua: Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn probiotics giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Khi ăn sữa chua sẽ hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, sữa chua không những cải thiện tình trạng táo bón, mà còn hỗ trợ điều trị đi ngoài, rối loạn tiêu hóa cực kỳ hiệu quả. 

  • Khoai lang: Khoai lang là loại củ thuộc nhóm tinh bột dễ tiêu hóa, vừa cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể, vừa có tính nhuận tràng cao. Trong 100g khoai lang có chứa khoảng 1.3g chất xơ, rất thích hợp trị bệnh táo bón sau sinh. 

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vận động thường xuyên

Các bác sĩ khuyến cáo, mẹ sau sinh nằm một chỗ quá lâu sẽ gây ra tình trạng táo bón. Vì thế, mẹ nên vận động, đi lại thường xuyên để giải quyết tình trạng này. Cụ thể: 

  • Mẹ sau sinh thường có thể xuống giường đi lại sau khoảng 3 đến 4 tiếng sau sinh. Việc này vừa giúp vết rạch tầng sinh môn dễ lành hơn, vừa thúc đẩy việc đi đại tiện sau sinh. 

  •  Sau 3 đến 4 ngày sau sinh, khi sức khỏe đã có tiến triển tốt, mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng từ 15 đến 20 phút mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe. 

  • Khi vết thương tầng sinh môn liền, mẹ nên tập thể dục, rèn luyện nhẹ nhàng. Một số bài tập tốt cho mẹ sau sinh như: yoga, plank, kegel. Việc tập luyện vừa giúp ngăn ngừa, điều trị táo bón, vừa giúp mẹ lấy lại vóc dáng nhanh chóng. 

  • Để tốt nhất cho sức khỏe, mẹ nên tập luyện, vận động mỗi ngày với thời gian khoảng 30 đến 45 phút. Mẹ không nên tập luyện quá lâu, dễ gây mất sức và phản tác dụng. Đợi khoảng 6 tháng sau sinh, khi sức khỏe hoàn toàn hồi phục, mẹ mới có thể áp dụng cường độ tập luyện cao để giảm cân. 

Đi bộ giúp giải quyết tình trạng táo bón sau sinh thường rất hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Massage bụng

Massage bụng là phương pháp kích thích các cơn co thắt ở thành ruột. Thông qua đó sẽ giúp mẹ giải quyết tình trạng “tắc nghẽn” trong ruột và đại tràng. Cơ chế của phương pháp massage bụng là loại bỏ khí và giảm bớt dịch bụng, giúp mẹ dễ đi ngoài hơn. 

Cách massage bụng giúp trị táo bón tại nhà như sau: 

  • Bước 1: Mẹ nằm ngửa trên giường hoặc trên thảm, hai tay đặt nhẹ nhàng, áp sát lên phần bụng quanh rốn. 

  • Bước 2: Miết nhẹ lòng bàn tay xuống bụng theo vòng tròn, thuận chiều kim đồng hồ. Tập trung phần lớn lực ở phần bụng bên phải (vị trí của đại tràng). 

  • Bước 3: Sử dụng tay massage và kéo từ dưới lên trên. 

  • Bước 4: Lập lại toàn bộ động tác ở trên theo chiều ngược lại. Tổng thời gian massage mỗi lần khoảng 10 đến 15 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Phương pháp massage bụng trị táo bón sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rèn luyện thói quen đi vệ sinh tốt

Theo nghiên cứu, thời gian đi vệ sinh tốt nhất là từ 5 đến 7h sáng trong ngày. Bởi đây là thời điểm hệ tiêu hóa đang đào thải, rất tốt để bài tiết phân ra ngoài. Đồng thời, việc rèn luyện đi vệ sinh đúng giờ mỗi ngày sẽ giúp đại tràng hình thành đồng hồ sinh học và thói quen đảo thải tốt, giúp giảm táo bón/ 

Ngoài ra, mẹ nên đi đại tiện với tư thế đúng là kê đúng đắn bằng cách thêm một chiếc ghế nhỏ đặt dưới chân. Việc làm này sẽ giúp phần bụng và ruột tạo thành một góc 35 độ, giúp đi vệ sinh dễ hơn. 

Thói quen đi vệ sinh khoa học sẽ giúp mẹ điều trị táo bón (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chữa táo bón bằng mẹo dân gian

Ngoài ra, mẹ có thể chữa táo bón sau sinh bằng một mẹo dân gian. Các bà, các mẹ thường truyền tai nhau rằng nước hạt lanh, hạt muồng muồng có tác dụng trị táo bón. Vậy công dụng thực sự của chúng thế nào? 

Uống nước hạt lanh

  • Hạt lanh bình thường ở dạng khô nhưng có chứa chất nhầy. Khi gặp nước nó sẽ tan ra hòa vào nước giống như 1 chất gel, có tác dụng bôi trơn hiệu quả cho thành ruột. 

  • Ngoài ra, hạt lanh còn chứa axit béo omega-3 và lignans, tốt cho hệ tim mạch, giảm cholesterol, ngừa ung thư máu hiệu quả. 

  • Cách thực hiện: Trộn 12g hạt lanh với 150ml nước/sữa, uống 2-3 lần/ ngày.

Uống nước hạt lanh có tác dụng làm mềm phân (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Uống hạt muồng muồng

  • Trong hạt muồng muồng có hoạt chất anthraglucozit với tác dụng làm tăng nhu động ruột mà không gây đau bụng. Bởi vậy, uống nước muồng muồng sẽ có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Nếu mẹ đang bị táo bón, đừng bỏ qua mẹo hữu ích này nhé. 

  • Cách làm: Lấy 10 đến 20g hạt muồng muồng đã được sao vàng pha loãng với nước. Mẹ có thể uống trong ngày thay cho nước lọc thông thường. 

Hạt muồng muồng giúp tăng chất nhày trong hệ tiêu hóa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Cách phòng ngừa táo bón sau sinh thường hiệu quả

Làm thế nào để không bị táo bón sau khi sinh? Mẹ hãy tham khảo một số cách phòng ngừa hiệu quả sau đây. 

  • Ăn nhiều rau xanh: Chất xơ là dưỡng chất vàng giúp ngăn ngừa và trị bệnh táo bón sau sinh hiệu quả. Vì vậy, nếu mẹ muốn phòng ngừa bị táo bón sau sinh thường, hãy bổ sung thật nhiều chất xơ thông qua việc ăn rau xanh trong mỗi bữa ăn. 

  • Uống nhiều nước: Nếu mẹ không muốn bị táo bón sau sinh, hãy tăng cường uống thật nhiều nước trước và sau khi sinh. Mỗi ngày mẹ nên uống ít nhất 2 lít nước. Ngoài ra, mẹ có thể tăng cường uống một số loại nước có tác dụng nhuận tràng như trà mật ong, nước ép táo, ép lê,...

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục đều đặn, thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật. Vì vậy, nếu mẹ muốn hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, đường ruột hoạt động hiệu quả, không xảy ra tình trạng táo bón, hãy chú ý vận động nhé. 

Uống nhiều nước rất tốt cho người bị bệnh táo bón (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là một số phương pháp giúp mẹ trị táo bón sau sinh thường có thể thực hiện ngay tại nhà. Nếu mẹ đang gặp vấn đề trên, đường bỏ qua mà hãy áp dụng ngay để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé. 

 Xem thêm: Mẹ nên ăn gì chữa táo bón sau sinh thường hiệu quả

What to Know About Postpartum Constipation - Truy cập ngày 16/06/2022

https://www.webmd.com/parenting/what-to-know-about-postpartum-constipation

 

Postpartum Constipation: Causes, Treatments, and More  - Truy cập ngày 16/06/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/postpartum-constipation

 

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!