zalo
Trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa mẹ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Giai đoạn hậu sản

Trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa mẹ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

25/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hội chứng trẻ không dung nạp đường Lactose trong sữa mẹ là vấn đề về sức khỏe được khá nhiều mẹ bỉm quan tâm. Khi mắc phải hội chứng này trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn và nhiều hệ lụy cho sức khỏe về sau. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm tình trạng này? Nguyên nhân khiến trẻ bất dung nạp Lactose là gì? Tất cả những vấn đề trên sẽ được Monkey giải đáp thông qua bài viết sau.

Hội chứng không dung nạp đường Lactose trong sữa mẹ ở trẻ là gì? 

Hội chứng không dung nạp Lactose là tình trạng hệ tiêu hóa trẻ không thể tiêu hóa, hấp thụ đường Lactose trong sữa mẹ. Lactose là loại đường tự nhiên có trong sữa và các chế phẩm từ sữa, bao gồm cả sữa mẹ. Riêng với sữa mẹ, đường Lactose chiếm khoảng 7% trong tổng lượng sữa. 

Đường lactose khi vào cơ thể trẻ sẽ được hấp thụ và tiêu hóa nhờ enzyme lactase. Khi cơ thể trẻ không tiết đủ enzym lactase sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường lactose. Nếu không được hấp thụ, đường lactose sẽ được đào thải qua đại tràng khiến trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài phân chua,...

Hội chứng trẻ không dung nạp đường Lactose trong sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu cảnh báo trẻ không dung nạp đường Lactose trong sữa mẹ

Không dung nạp lactose cần được phát hiện sớm để có phương án hỗ trợ cải thiện tiêu hóa kịp thời. Bởi việc điều trị muộn và sai cách có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ bất dung nạp đường lactose trong sữa mẹ và các loại sữa công thức sẽ có 3 biểu hiện sau:

Đi ngoài liên tục sau khi ti mẹ

Dấu hiệu đầu tiên nhận biết bé nhà đang bị chứng không dung nạp đường lactose là đi ngoài liên tục sau khi bú. Nguyên nhân là do hệ thống vi nhung mao không sản sinh men lactase khiến cơ thể không hấp thu được Lactose. Vì vậy mà nhiều trẻ sẽ có triệu chứng đi ngoài nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng.

Sau khi ti sữa mẹ bé thường xuyên đi ngoài (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ bị đầy bụng

Sau mỗi lần uống sữa hoặc ti mẹ xong, trẻ thường sẽ có cảm giác đầy hơi, chướng bụng kéo dài. Bởi lactose không được hấp thu đi tới đại tràng sẽ chuyển thành acid Lactic lên men phân, tạo khí hơi trong bụng. Chính vì vậy mà nhiều bé sẽ có biểu hiện bị đầy bụng, khó tiêu.

Phân của trẻ có mùi chua tanh, chủ yếu là nước

Trẻ mắc hội chứng bất dung nạp đường Lactose thường đi phân có mùi chua tanh và chủ yếu là nước. Nguyên nhân là do khi Lactose không được hấp thu sẽ được đào thải trực tiếp tới đại tràng. Lúc này lượng Lactose dư thừa sẽ bắt gặp các vi sinh vật, sau đó chuyển thành acid Lactic khiến phân lỏng, sủi bọt, có mùi chua,...

Trẻ bất dung nạp đường Lactose hay đi phân lỏng, tanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân khiến trẻ không dung nạp Lactose

  • Bẩm sinh: Tỷ lệ trẻ bất dung nạp đường Lactose bẩm sinh khá thấp. Theo các y bác sĩ ước tính, hội chứng này chỉ xuất hiện ở 1 trong 1.000 trẻ sinh ra. Đồng thời, đối tượng dễ mắc phải thường là trẻ sinh non do bị thiếu hụt enzyme Lactase trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, trẻ bị rối loạn nhiễm sắc thể cũng dễ bị bất dung nạp Lactose do hệ tiêu hóa bị cản trở sản sinh ra enzyme Lactase.

  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ bị bất dung nạp Lactose trong sữa mẹ xảy ra khi niêm mạc của ruột đã bị tổn thương. Nguyên nhân dẫn đến sự tổn thương này thường là do đường ruột của bé bị nhiễm virus, chẳng hạn như virus Rota. Một số biểu hiện thường gặp giúp mẹ dễ nhận biết gồm có: viêm ruột, loạn khuẩn ruột, tiêu chảy cấp,...

Phân loại tình trạng trẻ không dung nạp đường lactose

Hiện nay, tình trạng trẻ không dung nạp đường Lactose trong sữa mẹ được chia thành 3 loại chính như sau:

Bất dung nạp đường Lactose nguyên phát

Đây là tình trạng trẻ bất dung nạp đường Lactose trong sữa mẹ phổ biến nhất. Đối tượng thường gặp phải là những bé đã lớn có chế độ dinh dưỡng thay đổi thường xuyên. Đồng thời, các bé bị cắt giảm hoàn toàn việc dùng sữa, các chế phẩm từ sữa cũng có nguy cơ mắc phải cao. Khi sữa được thay thế bằng các thực phẩm khác sẽ khiến lượng enzyme lactase trong cơ thể bị giảm xuống.

Trẻ không dung nạp đường Lactose trong sữa mẹ nguyên phát (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bất dung nạp đường Lactose thứ  phát

Tình trạng bất dung nạp Lactose này xảy ra khi ruột non giảm sản xuất enzyme lactase. Nguyên nhân dẫn đến sự tổn thương đường ruột có thể là do vi khuẩn, virus, phẫu thuật,.... Ngoài ra, trẻ không dung nạp lactose thứ phát có thể do một số lý do khác như: nhiễm trùng ruột, bệnh celiac, bệnh Crohn.

Bất dung nạp đường Lactose bẩm sinh

Trường hợp trẻ vừa sinh ra đã thiếu hụt men Lactase là rất hiếm gặp và thường bị di truyền từ ba mẹ. Khi trẻ không thể hấp thụ đường Lactose trong sữa mẹ, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho con.

Có cho trẻ bú sữa mẹ khi bất dung nạp Lactose không?

Câu trả lời là Có. 

Ngoài Lactose, trong sữa mẹ còn có nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đồng thời, Triglyceride và acid béo dài như AA và DHA trong sữa mẹ còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch đường ruột. Vì vậy, các mẹ cần tiếp tục cho trẻ bú và kết hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Khi trẻ không dung nạp đường Lactose mẹ nên cho bé bú sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Làm gì khi trẻ không dung nạp đường Lactose trong sữa mẹ? 

Khi phát hiện bé có những dấu hiệu của hội chứng bất dung nạp Lactose trong sữa mẹ, mẹ cần làm những việc sau đây:

Tiếp tục cho bú sữa mẹ 

Trẻ không dung nạp Lactose vẫn phải tiếp tục bú sữa mẹ, tuyệt đối không được cho trẻ kiêng bú. Kiêng bú sữa mẹ là việc làm nguy hiểm khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và tiêu chảy kéo dài. 

Trong sữa mẹ, có chứa nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch ở trẻ. Đồng thời, sữa mẹ còn chứa các Nucleotides có khả năng tái tạo niêm mạc ruột tổn thương. Vì vậy, các mẹ đừng quá lo lắng khi con bị bất dung nạp Lactose sữa mẹ nhé.

Sử dụng sữa không có Lactose (Lactofree)

Nếu trẻ đang bú sữa công thức có dấu hiệu bất dung nạp Lactose thì hãy dùng sữa Lactofree cho bé. Điểm khác nhau lớn nhất giữa sữa thông thường và sữa không Lactose chính là ở hương vị. Nguyên nhân là do sữa Lactofree được bổ sung thêm enzyme Lactase và giảm bớt lượng đường lactose. Chính vì vậy, mà loại sữa này sẽ có vị ít ngọt và dễ uống hơn. Khi uống sữa không có Lactose trẻ sẽ tiêu hóa lactose tốt hơn, giảm bớt tình trạng táo bón, đầy bụng.

Cho bé uống sữa không chứa đường Lactose (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khám bác sĩ khi trẻ bị tiêu chảy

Khi thấy bé có tình trạng tiêu chảy nặng và thường xuyên mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ ngay. Nếu để bé tiêu chảy quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước trầm trọng. Ngoài ra, bé còn có thể gặp một số biến chứng khác như: rối loạn kali máu, môi đỏ, nhiễm toan chuyển hóa gây thở nhanh và sâu. Thậm chí, bé có thể gặp biến chứng suy thận cấp nguy hiểm.

Nguyên tắc dùng sữa cho trẻ không dung nạp Lactose

Ba nguyên tắc quan trọng giúp bé phục hồi hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe khi không dung nạp được Lactose:

Sử dụng sữa Lactofree

Trẻ không dung nạp Lactose có thể dùng sữa Lactofree thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức khác. Bởi trong loại sữa này có hàm lượng đường Lactose thấp và bổ sung thêm Lactase Enzym. Khi uống sữa Lactofree bé sẽ dễ tiêu hóa hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón, đi phân chua hiệu quả. Đồng thời, bé vẫn phát triển toàn diện tốt nhờ trong sữa có nhiều dưỡng chất như: Canxi, Natri, Kali, Kẽm, Phốt pho và Vitamin B12.

Dùng sữa Lactofree thay thế khi bé bất dung nạp với Lactose sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có thể tiếp tục uống sữa chứa Lactose khi tiêu hóa phục hồi

Khi nhận thấy hệ tiêu hóa của trẻ đã phục hồi, mẹ hãy cho trẻ tiếp tục uống sữa chứa đường Lactose. Tuy nhiên, mẹ nên bổ sung sữa cho bé với lượng vừa phải, có lộ trình rõ ràng theo hướng dẫn từ bác sĩ. Nếu cho bé uống sữa chứa Lactose sai cách sẽ khiến hệ tiêu hóa trẻ không kịp thích nghi. 

Xem thêm: Có nên trộn sữa mẹ và sữa công thức không? Lợi hại thế nào?

Bổ sung canxi khi trẻ không dung nạp Lactose

Nguyên tắc cuối cùng mẹ nên thực hiện đó chính là bổ sung thêm canxi cho bé trong chế độ ăn hằng ngày. Bởi chế độ dinh dưỡng không có lactose sẽ làm giảm sự hấp thu canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển xương khớp. Vì vậy, các mẹ hãy xây dựng một chế độ ăn uống có nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa chua, rau xanh, tôm, cua ốc…

Bổ sung canxi giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng thiếu canxi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng khi đọc xong bài viết mẹ đã hiểu hơn về hội chứng trẻ không dung nạp đường Lactose trong sữa mẹ. Qua đó, mẹ còn biết thêm những việc cần làm để cải thiện tình trạng bất dung nạp Lactose ở trẻ. Thiếu Lactose sẽ khiến trẻ chậm lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này nên ba mẹ hãy cho bé thăm khám kịp thời nhé. Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh, hoạt bát, vui vẻ.

Lactose intolerance and the breastfed baby - Truy cập ngày 25/9/2022

https://www.breastfeeding.asn.au/resources/lactose-intolerance-and-breastfed-baby

Signs and Symptoms Your Baby May Be Lactose Intolerant - Truy cập ngày 25/9/2022

https://www.healthline.com/health/baby/lactose-intolerance-symptoms-in-babies

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey