zalo
Nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hư và 3+ dấu hiệu nhận biết quan trọng
Giai đoạn hậu sản

Nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hư và 3+ dấu hiệu nhận biết quan trọng

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

25/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn phát triển đầu đời. Tuy nhiên, trong một vài sữa hợp, uống sữa mẹ bị hư sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Hãy tìm hiểu về những dấu hiệu cho thấy sữa mẹ đã bị hư. Đồng thời biết thêm về nguyên nhân cũng như cách bảo quản sữa giúp giữ chất lượng tốt nhất mẹ nhé. 

3+ Dấu hiệu cho thấy sữa mẹ bị hư

Sữa mẹ bị hư có thể được nhận biết qua màu sắc, mùi, vị và phản ứng của trẻ. Cụ thể cách nhận biết như sau: 

Nhận biết qua mùi

Dùng mũi để ngửi mùi của sữa cũng là một cách giúp mẹ nhận biết sữa có bị hỏng hay không. Tuy nhiên, cách làm này có thể không chính xác tuyệt đối, mẹ cần cân nhắc. Trên thực tế, sữa mẹ có chứa lipase giúp phân hủy chất béo cho em bé. Ở những phụ nữ có sữa mẹ có lipase cao, enzym có thể khiến sữa mẹ đã rã đông có mùi chua nhẹ. Điều này có thể gây nhầm lẫn với sữa đã hỏng. 

Để nhận biết sữa mẹ nguyên vị của mùi chua hay không, mẹ hãy thử trữ đông một lượng nhỏ sữa mẹ. Tiếp đến, hãy rã đông và kiểm tra mùi của nó sau 1 ngày. Nếu mẹ ngửi thấy mùi chua nhẹ sau khi rã đông, cho thấy sữa mẹ sẽ có mùi này nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ. 

Sữa mẹ có mùi chua có khả năng đã bị hỏng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sữa mẹ có màu lạ và tạo váng không tan

Trên thực tế, sữa mẹ đảm bảo chất lượng sẽ có các màu như: trắng trong, trắng đục, vàng, xanh nhẹ. Mỗi dạng sữa non, sữa chuyển tiếp, sữa trưởng thành sẽ được chia thành các màu khác nhau. Một vài trường hợp đặc biệt, do ảnh hưởng từ chế độ ăn, sữa mẹ có thể có màu hồng, màu cam, màu xanh đậm. Do vậy, việc nhận biết sữa mẹ có bị hư hay không qua màu sắc khá khó. 

Thêm vào đó, sữa mẹ sau khi trữ đông màu sắc sẽ có sự thay đổi nhẹ so với ban đầu. Màu sắc của sữa sẽ thay đổi trong quá trình bảo quản hoặc ngay cả khi cho trẻ bú một lần. Sữa thường có màu hơi xanh, hơi xanh, hơi vàng hoặc thậm chí hơi nâu. Sữa cũng thường tách thành các lớp sữa và có độ đặc hơn. 

Khi sữa mẹ vẫn đảm bảo chất lượng, chỉ cần lắc nhẹ bình sau khi rã đông, các váng sữa sẽ tự động tách. Nếu sữa mẹ vẫn bị phân tách hoặc nổi khối sau khi lắc đều thì khả năng cao sữa đã bị hỏng. 

Nhận biết qua vị

Nếm thử sữa trước khi cho con sử dụng là biện pháp nhận biết sữa mẹ có bị hỏng hay không chính xác nhất. Sữa mẹ luôn có một mùi vị rất đặc trưng dù đã qua trữ đông. Nó sẽ khác hoàn toàn với sữa bò, có vị ngọt nhẹ, thanh mát đặc trưng. Nếu mẹ nếm phải vị chua lạ thì rất có thể sữa mẹ đã bị hỏng. 

Có thể nhận biết sữa mẹ bị hư hay không qua vị giác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhận biết qua phản ứng của trẻ

Mọi phản ứng của trẻ khi ti sữa sẽ giúp mẹ nhận biết sữa có bị hỏng hay không. Nếu sức khỏe và chế độ sinh hoạt của trẻ diễn ra bình thường, nhưng có biểu hiện chán ti thì mẹ hãy cảnh giác với sữa hỏng nhé. Em sẽ sẽ rất tinh ý nhận ra sự thay đổi trong sữa mẹ. 

Trong trường hợp không phải sữa hỏng, mẹ hãy kiểm tra thật cẩn thận sức khỏe của trẻ. Bởi đây cũng có thể là dấu hiệu con đang không khỏe. 

Trẻ chán bú là một biểu hiện của sữa bị hư. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hư 

Vậy vì sao sữa mẹ bị hư dù đang trong thời hạn bảo quản. Hãy chú ý 3 nguyên nhân dưới đây để tránh mẹ nhé. 

Vi khuẩn xâm nhập do dụng cụ hút/ trữ sữa không sạch

Để bảo quản chất lượng sữa tốt nhất, mẹ cần thực hiện rửa tay, diệt khuẩn và tiệt trùng dụng cụ hút sữa thật kỹ càng. Nếu không đảm bảo điều này sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào sữa. Trải qua một thời gian dài, vi khuẩn sẽ sinh sôi trong trong chính túi trữ sữa và khiến nó bị hư. 

Vi khuẩn xâm nhập vào dụng cụ dễ khiến sữa bị hỏng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo quản sữa không đúng cách 

Một nguyên nhân khác khiến sữa mẹ dễ bị hư là do bảo quản sai cách. Trong quá trình trữ sữa, mẹ cần tuân thủ rất nhiều nguyên tắc như: 

  • Tiệt trùng và rửa tay sạch sẽ trước khi hút sữa. 

  • Sử dụng bình/túi chuyên dụng để đựng sữa. 

  • Không trữ sữa tại ngăn cánh tủ lạnh. 

  • Phải đóng chặt nắp bình và túi khi trữ sữa. 

  • Không đổ sữa quá đầy vào bình. 

Việc tuân thủ những nguyên tắc trên sẽ giúp giữ trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng bên trong sữa mẹ. Nếu thực hiện không đúng, sữa mẹ có thể bị hư sau thời gian bảo quản quá dài. 

Bảo quản sữa sai cách gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rã đông/ hâm sữa sai cách

Sau khi bảo quản sữa mẹ tại ngăn mát hoặc ngăn đá, mẹ cần rã đông và hâm trước khi cho trẻ sử dụng. Chính vì vậy, sữa mẹ cũng có thể bị hư nếu rã đông hay hâm sữa sai cách. Một số sai lầm mẹ thường mắc phải khi rã đông và hâm sữa bao gồm: 

  • Sử dụng nước quá nóng để rã đông/hâm sữa

  • Hâm sữa bằng lò vi sóng. 

  • Rã đông sữa bằng nhiệt độ phòng. 

Những việc làm trên đều làm hỏng giá trị dinh dưỡng trong sữa mẹ. Đồng thời, vi khuẩn cực kỳ dễ xâm nhập vào bên trong, khiến sữa bị hư. Một vài trường hợp, dinh dưỡng trong sữa có thể sẽ bị biến chất, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu uống phải. 

Rã đông sữa sai cách gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tác hại nghiêm trọng khi trẻ bú phải sữa mẹ đã bị hỏng

  • Trẻ bị tiêu chảy: Trẻ bị tiêu chảy là tình trạng khó tránh khỏi nếu uống phải sữa mẹ bị hư. Các vi khuẩn trong sữa sẽ xâm nhập vào đường ruột, gây rối loạn đường tiêu hóa của trẻ, khiến con đi ngoài không kiểm soát. Phân lúc này thường sẽ ở dạng lỏng, có nổi bọt khí và mùi chua khá nồng. 

  • Trẻ bị ngộ độc, nôn trớ: Một số trẻ sẽ có biểu hiện nôn trớ sau khi uống phải sữa bị hỏng. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, hãy mang con đến bác sĩ để được kiểm tra chi tiết hơn mẹ nhé. 

Trẻ bú sữa bị hỏng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ đúng cách

Để đảm bảo sữa mẹ không bị hư và giữ chất lượng tốt nhất, hãy tham khảo cách bảo quản sữa mẹ tại ngăn mát và ngăn đá dưới đây mẹ nhé. 

Bảo quản sữa mẹ ở ngăn lạnh

Thông thường, nếu nhiệt độ tủ mát được đặt khoảng 4 độ C thì sữa mẹ có thể bảo quản được từ 3-5 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa mẹ tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng ngay trong 2-3 ngày. 

Bởi sữa để quá lâu trong tủ lạnh sẽ làm giảm và biến đổi dưỡng chất trong nó. Đồng thời, nguy cơ sữa bị hỏng cũng lớn hơn, rất có thể em bé sẽ uống phải và gây ra đau bụng, đi ngoài. 

Bảo quản sữa mẹ ở ngăn lạnh được tối đa 2-3 ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo quản sữa mẹ ở ngăn đá

Thời gian trữ đông sữa mẹ sẽ phụ thuộc vào mức nhiệt độ cũng như loại tủ mà mẹ sử dụng. Mẹ có thể trữ đông sữa bằng tủ lạnh chuyên dụng, hoặc sử dụng chính tủ lạnh trong gia đình mình. Thời gian cụ thể như sau: 

  • Tủ thông thường (nhiệt độ < -18 độ): Tối đa 6 tháng. 

  • Tủ chuyên dụng (nhiệt độ < -18 độ): Tối đa 1 năm. 

Đồng thời, các chuyên gia khuyến khích chỉ sử dụng sữa mẹ trữ tối đa 6 tháng để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Sau 6 tháng, có thể sữa vẫn chưa bị hỏng khi được bảo quản đúng cách, nhưng dinh dưỡng sẽ không được đảm bảo. 

Bảo quản sữa ở ngăn đá được khoảng 6 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ giúp giữ chất lượng

  • Sử dụng túi/bình trữ sữa chuyên dụng: Để đảm bảo chất lượng sữa trong thời gian trữ đông, mẹ nên sử dụng túi hoặc bình chuyên dụng. Chúng được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. 

  • Ghi rõ ngày hút và lượng sữa trong mỗi túi: Ghi ngày tháng hút sữa lên túi/bình sẽ giúp mẹ dễ dàng phân biệt túi nào nên sử dụng trước, túi nào sử dụng sau. Việc này vừa đảm bảo chất lượng sữa, vừa không gây lãng phí khi bị dồn quá nhiều sữa quá hạn bảo quản. 

  • Đặt sữa ở vùng lạnh nhất trong tủ: Nhiều mẹ có thói quen trữ sữa ở ngăn cánh tủ lạnh. Thế nhưng đây là thói quen không tốt, dễ khiến sữa bị hư do chênh lệch nhiệt độ mỗi khi mở cửa. Vậy nên, mẹ hãy trữ sữa tại vị trí lạnh nhất trong tủ để đảm bảo chất lượng tốt nhất nhé. 

Xem thêm:

  1. 10+ Nguyên tắc vắt sữa mẹ tuyệt đối không thể bỏ qua
  2. Sữa mẹ từ đâu mà có? Cơ chế tiết sữa không phải ai cũng biết

Quy tắc bảo quản sữa mẹ giúp đảm bảo chất lượng tốt nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin giúp mẹ nắm rõ dấu hiệu, nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hư. Mẹ hãy tham khảo thật kỹ để biết thêm kiến thức, giúp phòng ngừa cho trẻ sử dụng sữa không đảm bảo chất lượng. Đồng thời đừng quên cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh giúp giữ chất lượng sữa tốt nhất mẹ nhé. 

What Is Spoiled Milk Good For, and Can You Drink It? - Truy cập ngày 24/9/2022

https://www.healthline.com/nutrition/spoiled-milk

How to Tell if Your Breast Milk Has Gone Bad - Truy cập ngày 24/9/2022

https://momlovesbest.com/feeding/breast-pumps/breast-milk-gone-bad

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!