zalo
Sữa mẹ từ đâu mà có? Cơ chế tiết sữa không phải ai cũng biết
Giai đoạn hậu sản

Sữa mẹ từ đâu mà có? Cơ chế tiết sữa không phải ai cũng biết

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

27/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sữa mẹ từ đâu mà có? Có thể mẹ chưa biết, ngay từ khi mang thai, phần ngực của chị em đã có sự thay đổi và sẵn sàng cho việc tiết sữa. Lúc này các bạn sẽ thấy phần ngực của mình căng và nặng hơn. Sau khi sinh, việc cho con bú trực tiếp sẽ kích thích các hormone trong cơ thể khiến bầu ngực tạo và tiết sữa. Để hiểu rõ hơn về cơ chế tiết sữa mẹ, hãy tham khảo bài viết này mẹ nhé. 

Cấu tạo bầu ngực phụ nữ

3 mô chính

  • Mô tuyến

  • Mô mỡ

  • Mô liên kết

5 lớp 

  • Da bề ngoài

  • Mỡ dưới da

  • Tổ chức liên kết

  • Dây chằng Cooper treo vú

  • Mô tuyến và mô sau tuyến

Sữa mẹ từ đâu mà có? 

Có một sự thật ít người biết rằng, sữa mẹ được tạo ra từ máu. Quy trình sản xuất sữa mẹ xảy ra trong các phế nang. 

Phế nang là các cụm tế bào giống như quả nho bên trong vú. Phế nang nhận các chất dinh dưỡng trong máu tạo thành sữa. Khi sữa được tạo ra, nó được tiết ra qua các phế nang vào ống dẫn sữa, xong tiết ra bên ngoài khi trẻ bú. 

Cơ chế tiết sữa mẹ 

Từ khi mang thai cho đến sau sinh, cơ thể của mẹ trải qua nhiều sự thay đổi nội tiết. Sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế tiết sữa mẹ. 

Việc cho con bú trực tiếp sẽ gửi một thông điệp đến não bộ của bạn. Sau đó, não bộ sẽ phát tín hiệu cho các hormone, prolactin và oxytocin được giải phóng. Prolactin làm cho các phế nang bắt đầu tạo sữa. Oxytocin làm cho các cơ xung quanh phế nang vắt sữa ra ngoài qua các ống dẫn sữa.

Cơ chế tiết sữa mẹ sẽ trải qua 4 giai đoạn cụ thể như sau:

Estrogen và Progesterone giúp bầu vú phát triển

Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ khá cao. Đây là các hormone thai kỳ có vai trò kích thích sự phát triển của bầu vú. Thời gian thai kỳ càng lớn, nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm xuống, thay bằng hormone Prolactin với tác dụng kích thích tiết sữa mẹ. 

Prolactin giúp sản xuất sữa

Sau khi sinh, nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm nhanh chóng, prolactin không còn bị ức chế, nên bắt đầu kích thích tiết sữa. 

Khi trẻ bú, nồng độ prolactin trong máu tăng lên và kích thích các phế nang sản xuất sữa. Mức prolactin cao nhất khoảng 30 phút sau khi bắt đầu bú, vì vậy tác dụng quan trọng nhất của nó là tạo sữa cho lần bú tiếp theo. 

Trong những tuần đầu tiên, trẻ càng bú nhiều thì lượng prolactin được sản xuất ra nhiều hơn và lượng sữa cũng được tiết ra nhiều hơn. Prolactin được sản xuất nhiều hơn vào ban đêm, vì vậy việc cho con bú vào ban đêm đặc biệt hữu ích để duy trì nguồn sữa. 

Oxytocin giải phóng sữa khỏi bầu ngực

Oxytocin làm cho các tế bào biểu mô xung quanh phế nang co lại. Điều này làm cho sữa đã thu thập trong các phế nang chảy theo và lấp đầy các ống dẫn.

Phản xạ oxytocin đôi khi còn được gọi là “phản xạ tiết sữa”. Oxytocin được sản xuất nhanh hơn prolactin. Nó làm cho sữa đã có trong bầu vú chảy ra cho lần bú hiện tại và giúp em bé dễ dàng hút được sữa.

Dấu hiệu của phản xạ oxytocin đang hoạt động gồm: 

  • Mẹ cảm thấy ngứa ran ở vú trước hoặc trong khi cho con bú.

  • Có sữa chảy ra từ vú khi người mẹ nghĩ đến đứa trẻ hoặc nghe thấy tiếng khóc của trẻ. 

  • Sữa chảy ra từ vú còn lại khi đang cho trẻ bú ở một bên khác. 

  • Trẻ ngậm và nuốt chậm, cho thấy sữa đang chảy vào miệng.

Ức chế tiết sữa

Việc sản xuất sữa cũng được kiểm soát trong vú bởi một chất được gọi là chất ức chế phản hồi tiết sữa. Khi mẹ cho trẻ ti ở một bên, bên còn lại không tiết sữa là do phản ứng ức chế tiết sữa hoạt động. Chất ức chế sẽ thu thập và ngăn không cho các tế bào tiết ra. 

Khi nào sữa mẹ về sau sinh?

Đối với mẹ sinh thường hoặc sinh mổ, thời gian sữa về sau khi sinh sẽ có sự chênh lệch. Cụ thể, mẹ sinh thường sữa sẽ về sau khoảng 2 – 4 tiếng. Trong khi đó, mẹ phải đợi 5-6 tiếng sữa mới về nếu sinh mổ. 

Đồng thời, sữa mẹ bắt đầu về nhiều hơn sau 2-3 ngày. Do đó, mẹ cho trẻ bú sớm để gọi sữa về sớm sau sinh. Khi cho trẻ bú trực tiếp, các hormone prolactin và oxytocin sẽ được kích thích tiết nhiều. Qua đó cơ thể mẹ sẽ tiết nhiều sữa hơn. 

Ngực to hay nhỏ có ảnh hưởng lượng sữa mẹ?

Kích thước bầu ngực không ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. 

Trên thực tế, kích thước ngực mẹ phụ thuộc vào kích cỡ, số lượng mô mỡ và cơ ở phần ngực mẹ. Còn việc sản xuất sữa mẹ phụ thuộc và số lượng và chất lượng các tế bào tiết sữa của mẹ. Do đó có thể khẳng định, kích thước bầu ngực không quyết định việc mẹ tiết nhiều hay ít sữa. 

Các yếu tố quyết định lượng sữa mẹ

Theo chuyên gia sữa mẹ, có 3 yếu tố chính quyết định lưỡng sữa mẹ nhiều hay ít. Cụ thể:

  • Cho con bú trực tiếp, đúng cách: Khi cho con bú trực tiếp, cơ thể mẹ sẽ nhận được tín hiệu về nhu cầu sữa. Từ đó não bộ của mẹ sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều hormone prolactin và oxytocin hơn. Đây là yếu tố chính giúp lượng sữa mẹ tiết ra nhiều hơn. 

  • Dinh dưỡng và chế độ ăn của mẹ: Chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh cực kỳ quan trọng. Lúc này, ngoài việc phải ăn để hồi phục sức khoẻ, mẹ còn phải đảm bảo dinh dưỡng cho sữa. Vậy nên, ăn uống đủ chất, bao gồm các nhóm dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin khoáng chất là cực kỳ cần thiết. Khi dinh dưỡng của mẹ được đảm bảo, cơ thể sẽ có đủ sức khoẻ để tiết sữa nhiều và chất lượng hơn. 

  • Tinh thần của mẹ: Trầm cảm, căng thẳng sau sinh là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa. Bởi lúc này, cơ thể của mẹ sẽ sản sinh ra hormone cortisol, giảm hormone tiết sữa prolactin và oxytocin. Vậy nên hãy giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ nhất sau khi sinh mẹ nhé. 

Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp câu hỏi: Sữa mẹ từ đâu mà có. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ về cơ chế tiết sữa. Và qua đó biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt mỗi ngày để tạo ra nguồn sữa chất lượng nhất.

Breast Milk Production - Truy cập ngày 30/10/2022

https://www.sutterhealth.org/health/newborns/breast-milk-production

 

How Breast Milk is Made - Truy cập ngày 30/10/2022

https://wicbreastfeeding.fns.usda.gov/how-breast-milk-made

 

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!