Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu? Hướng dẫn bảo quản đúng cách
Giai đoạn hậu sản

Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu? Hướng dẫn bảo quản đúng cách

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

12/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu? Có nguồn tin cho rằng, sữa mẹ chỉ để được trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày. Một nguồn tin khác lại nói sữa mẹ có thể bảo quản được 5 ngày trong tủ lạnh. Vậy đâu mới là thông tin chính xác? Hãy lắng nghe câu trả lời của các chuyên gia sữa mẹ trong bài viết dưới đây nhé. 

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu?

Theo ý kiến của các chuyên gia, thời gian sữa mẹ bảo quản ngăn mát tủ lạnh được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó bao gồm: Cách trữ sữa, nhiệt độ bảo quản của tủ,.. 

Thông thường, nếu nhiệt độ tủ mát được đặt khoảng 4 độ C thì sữa mẹ có thể bảo quản được từ 3-5 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa mẹ tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng ngay trong 2-3 ngày. 

Bởi sữa để quá lâu trong tủ lạnh sẽ làm giảm và biến đổi dưỡng chất trong nó. Đồng thời, nguy cơ sữa bị hỏng cũng lớn hơn, rất có thể em bé sẽ uống phải và gây ra đau bụng, đi ngoài. 

Sữa mẹ có thể bảo quản ngăn mát từ 3 đến 5 ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sai lầm khi để sữa mẹ bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh

Để đảm bảo chất lượng của sữa mẹ khi trữ trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ cần tránh một số sai lầm sau đây: 

  • Để sữa ở ngăn cánh: Để sữa mẹ ở ngăn cánh là sai lầm rất nhiều mẹ mắc phải. Nếu mẹ để sữa ở ngăn cánh, trong quá trình sử dụng tủ sẽ cần thường xuyên mở ra. Điều này khiến sữa không được bảo quản ở nhiệt độ cố định, dễ bị hỏng hoặc vi khuẩn sinh sôi. 

  • Đổ sữa quá nhiều, quá đầy: Khi trữ sữa, mẹ không nên đổ đầy sát miệng bình hoặc túi. Điều này sẽ khiến sữa bị đổ ra ngoài mỗi lần mở sử dụng. Hoặc nếu mẹ muốn trữ sữa vào ngăn đá cũng không làm được vì sữa quá đầy. Khi sữa chuyển từ thể lỏng qua thể rắn, thể tích sẽ tăng lên, gây rách túi, hỏng sữa. 

  • Trữ sữa quá lâu: Sữa mẹ chỉ để được tối đa 5 ngày trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C. Nếu mẹ để quá 5 ngày thì sữa sẽ bị hỏng, mất chất dinh dưỡng và không thể sử dụng được. 

  • Đựng chung sữa của nhiều lần hút với nhau: Mỗi lần hút sữa cần được trữ riêng vào túi, bình khác nhau dù ít hay nhiều. Việc làm này sẽ giúp mẹ phân loại sữa vắt theo ngày, đảm bảo sử dụng đúng thời hạn. Nếu mẹ trữ sữa chung của nhiều lần vắt với nhau sẽ khiến nó dễ bị hỏng, chất lượng không được đảm bảo. 

Không nên bảo quản sữa tại ngăn cánh của tủ lạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát đúng cách

Ngoài những sai lầm liệt kê ở trên, mẹ cũng cần tuân thủ một số quy trình khi trữ sữa để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Sau đây là cách bảo quản sữa đúng cách, các mẹ bỉm đường bỏ qua nhé. 

Vệ sinh và tiệt trùng sạch sẽ dụng cụ trữ sữa

Trước khi vắt sữa, mẹ cần vệ sinh và tiệt trùng sạch sẽ tất cả các dụng cụ vắt, trữ sữa. Chúng bao gồm: bình hút sữa, phễu hút sữa, bình hoặc túi trữ sữa. Đồng thời, mẹ cần rửa tay và lau bầu ngực sạch sẽ trước khi tiến hành hút sữa, giúp ngăn chặn tuyệt đối vi khuẩn xâm nhập. 

Sau khi hút sữa xong, mẹ cũng cần rửa sạch sẽ các dụng cụ hút bằng nước rửa bình, cọ rửa. Đồng thời đừng quên để khô ráo nước tự nhiên để sử dụng trong những lần tiếp theo mẹ nhé. 

Sử dụng túi hoặc bình trữ sữa chuyên dụng

Để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất, mẹ nên đựng sữa trong túi hoặc bình trữ sữa chuyên dụng. Chúng đều là những sản phẩm được sản xuất bởi nhựa cao cấp, an toàn cho sức khỏe. Ngay khi cả rã đông, hâm nóng sữa với nước nóng cũng không lo gây độc hại. 

Ngoài ra, việc sử dụng túi hoặc bình chuyên dụng sẽ đảm bảo vi khuẩn khó xâm nhập hơn. Mẹ tuyệt đối không được trữ sữa trong bình/ hộp nhựa tái chế, dùng một lần, cực kỳ độc hại. 

Sử dụng túi đựng sữa chuyên dụng để trữ sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho sữa vào ngăn mát tủ lạnh trước khi trữ đông

Trong một số trường hợp mẹ muốn trữ đông sữa, các chuyên gia khuyên rằng nên cho sữa vào ngăn mát trước. Đợi khoảng 1 ngày sau mẹ mới nên cho sữa vào ngăn đông để tránh thay đổi nhiệt độ sữa đột ngột. 

Nếu mẹ cho sữa vừa vắt trực tiếp vào ngăn đá sẽ làm giảm dinh dưỡng trong sữa, và giết chết các lợi khuẩn trong sữa. Bởi vậy, đừng quên nguyên tắc cho sữa vào ngăn mát trước khi trữ đông mẹ nhé. 

Cho sữa vào ngăn mát trước khi trữ đông giúp bảo quản tốt hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trữ đủ lượng sữa của trẻ ti trong một túi

Để tránh gây lãng phí sữa và có kế hoạch sử dụng phù hợp, mẹ chỉ sữa trong mỗi túi bằng đúng lượng ti một lần của trẻ. Như vậy, mỗi lần hâm sữa để sử dụng sẽ vừa đủ, không bị thừa, cũng không bị thiếu. 

Theo các chuyên gia sữa mẹ khuyến cáo, sữa mẹ sau khi hâm nóng chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ. Đồng thời, nếu sử dụng không hết, mẹ nên bỏ đi, không nên đặt lại vào ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. 

Mẹ nên trữ đủ lượng ti của trẻ trong một bình hoặc túi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn hâm sữa mẹ để ở ngăn mát đúng cách

Để đảm bảo giữ nguyên dinh dưỡng, lợi khuẩn và kháng thể trong sữa mẹ, việc hâm sữa thế nào cũng rất quan trọng. Khi hâm sữa, có một số nguyên tắc mẹ cần tuân thủ gồm: 

  • Nhiệt độ lý tưởng để hâm sữa là từ 37 đến 40 độ. 

  • Không cho sữa vào lò vi sóng để làm nóng. 

  • Hâm đủ lượng sữa cho trẻ ăn trong một cữ

Một số lưu ý về cách hâm sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh như sau: 

  • Nhiệt độ khuyên dùng: 40 độ.

  • Thời gian hâm: 5-8 phút. 

  • Dụng cụ hâm: Bát nước ấm 40 độ hoặc máy hâm sữa. 

Các bước hâm sữa cụ thể như sau: 

Bước 1: Lấy sữa từ ngăn mát tủ lạnh để ra ngoài trong vài phút. 

Bước 2: Nếu hâm sữa bằng tay, mẹ hãy chọn một chiếc bát, và cho nước ấm 40 độ vào trong. Sau đó cho túi sữa vào hâm ấm trong khoảng 5-8 phút, cho đến khi sữa ấm vừa phải. Nếu mẹ sử dụng máy hâm sữa, hãy cho túi đựng vào trong máy, thêm nước và điều chỉnh mức nhiệt độ lên 40, hẹn khoảng 5 phút là đạt yêu cầu. 

Bước 3: Cho sữa vào bình ti của trẻ và uống ngay trong vòng 1 giờ. Sau 1 giờ nếu vẫn còn thừa sữa thì không cho trẻ ti nữa. 

Hướng dẫn hâm sữa bằng máy hâm chi tiết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng khi để trong tủ lạnh

Cho trẻ sử dụng sữa sau khi đã bảo quản cần hết sức cẩn thận. Bởi luôn tồn tại nguy cơ sữa bị hỏng, trẻ uống phải sẽ bị đau bụng, đi ngoài. Mẹ hãy tham khảo cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng dưới đây để đảm bảo chất lượng tốt nhất nhé. 

Nhận biết qua màu sắc

Trên thực tế, sữa mẹ sau khi trữ đông màu sắc sẽ có sự thay đổi nhẹ so với ban đầu. Màu sắc của sữa sẽ thay đổi trong quá trình bảo quản hoặc ngay cả khi cho trẻ bú một lần. Sữa thường có màu hơi xanh, hơi xanh, hơi vàng hoặc thậm chí hơi nâu. Sữa cũng thường tách thành các lớp sữa và có độ đặc hơn. 

Khi sữa mẹ vẫn đảm bảo chất lượng, chỉ cần lắc nhẹ bình sau khi rã đông, các váng sữa sẽ tự động tách. Nếu sữa mẹ vẫn bị phân tách hoặc nổi khối sau khi lắc đều thì khả năng cao sữa đã bị hỏng. 

Sữa nếu tạo váng trắng không tan thì khả năng bị hỏng cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhận biết qua mùi

Dùng mũi để ngửi mùi của sữa cũng là một cách giúp mẹ nhận biết sữa có bị hỏng hay không. Tuy nhiên, cách làm này có thể không chính xác tuyệt đối, mẹ cần cân nhắc. Trên thực tế, sữa mẹ có chứa lipase giúp phân hủy chất béo cho em bé. Ở những phụ nữ có sữa mẹ có lipase cao, enzym có thể khiến sữa mẹ đã rã đông có mùi chua nhẹ. Điều này có thể gây nhầm lẫn với sữa đã hỏng. 

Để nhận biết sữa mẹ nguyên vị của mùi chua hay không, mẹ hãy thử trữ đông một lượng nhỏ sữa mẹ. Tiếp đến, hãy rã đông và kiểm tra mùi của nó sau 1 ngày. Nếu mẹ ngửi thấy mùi chua nhẹ sau khi rã đông, cho thấy sữa mẹ sẽ có mùi này nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ. 

Sữa mẹ bị hỏng thường có mùi chua nhẹ, hơi ôi thiu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhận biết qua vị

Nếm thử sữa trước khi cho con sử dụng là biện pháp nhận biết sữa mẹ có bị hỏng hay không chính xác nhất. Sữa mẹ luôn có một mùi vị rất đặc trưng dù đã qua trữ đông. Nó sẽ khác hoàn toàn với sữa bò, có vị ngọt nhẹ, thanh mát đặc trưng. Nếu mẹ nếm phải vị chua lạ thì rất có thể sữa mẹ đã bị hỏng. 

Nếu sữa có vị chua, không thanh mát như thường có thể đã bị thiu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhận biết qua phản ứng của trẻ

Mọi phản ứng của trẻ khi ti sữa sẽ giúp mẹ nhận biết sữa có bị hỏng hay không. Nếu sức khỏe và chế độ sinh hoạt của trẻ diễn ra bình thường, nhưng có biểu hiện chán ti thì mẹ hãy cảnh giác với sữa hỏng nhé. Em sẽ sẽ rất tinh ý nhận ra sự thay đổi trong sữa mẹ. 

Trong trường hợp không phải sữa hỏng, mẹ hãy kiểm tra thật cẩn thận sức khỏe của trẻ. Bởi đây cũng có thể là dấu hiệu con đang không khỏe. 

Nếu trẻ từ chối ti sữa mẹ sau rã đông có thể sữa đã bị hỏng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp câu hỏi: "Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu?" Dù trên lý thuyết, sữa mẹ có thể bảo quản được từ 3 đến 5 ngày, nhưng để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất, mẹ hãy sử dụng ngay sau 2 đến 3 ngày mẹ nhé. Và mẹ đừng quên những lưu ý nhận biết sữa có bị hỏng hay không. Qua đó giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất. 

Expressing and storing breast milk - Truy cập ngày 12/09/2022

https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/expressing-breast-milk/

Proper Storage and Preparation of Breast Milk - Truy cập ngày 12/09/2022

https://www.cdc.gov/breastfeeding/recommendations/handling_breastmilk.htm

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online