Có rất nhiều nguyên nhân làm cho các mẹ bỉm sau sinh bị ít sữa, không đủ sữa cho con bú. Trong tình huống này các mẹ thường sẽ các dụng rất nhiều cách để có sữa cho bé bú và kích sữa bằng cách cho con bú trực tiếp là không thể bỏ qua. Vậy kích sữa mẹ làm như thế nào? Phương pháp nào có thể kích sữa mẹ hiệu quả? Để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề này mời các mẹ theo dõi bài viết sau đây.
3+ Nguyên nhân khiến mẹ bị ít sữa sau sinh
Sau sinh rất nhiều mẹ bỉm luống cuống, lo lắng khi không biết nguyên nhân tại sao lại rơi vào tình trạng ít sữa, không đủ sữa cho bé bú. Thực tế, tình trạng ít sữa các mẹ gặp thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
-
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Sau sinh để kích sữa thì các mẹ thường ăn nhiều móng giò để sữa về càng nhiều. Tuy nhiên, khi mẹ ăn nhiều món giò và bỏ qua nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất khoáng, vitamin,...Điều này làm cho lượng sữa mẹ giảm dần và có khi sẽ bị mất đột ngột.
Khi cơ thể mẹ suy nhược cũng là một nguyên nhân làm giảm lượng sữa tiết ra. Ngoài ra, khi mẹ ăn phải một số thực phẩm không tốt như rau mùi tây, măng chua, lá lốt, mì tôm, cà phê, ớt, tỏi,...cũng sẽ khiến sẽ ít dần.
-
Có vấn đề về sức khỏe: Mẹ mắc các bệnh lý như thiếu máu, rối loạn nội tiết tố dẫn đến rối loạn hormone. Khi các hormone sản xuất sữa bị rối loạn sẽ khiến cơ thể của mẹ bị mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng đến lượng sữa cho bé bú.
-
Rối loạn tuyến vú, nội tiết: Hoạt động của tuyến vú sẽ giữa vai trò quan trọng trong sản xuất và duy trì nguồn sữa mẹ. Nếu mẹ mắc phải các bệnh liên quan đến tuyến vú như tắc tia sữa, viêm tuyến vú, áp xe vú, nhiễm khuẩn núm vú,... sẽ có thể khiến sữa mẹ bị ít dần hoặc mất đột ngột.
Bên cạnh đó, các bệnh rối loạn nội tiết đặc biệt là liên quan đến hai hormone Prolactin và Oxytocin dũng sẽ làm rối loạn hoạt động sản xuất sữa mẹ.
Vì sao mẹ nên kích sữa sau sinh thường xuyên?
Tùy theo thể trạng mà lượng sữa ở mỗi mẹ bỉm sẽ có sự khác nhau. Một số mẹ có rất nhiều sữa cho bé bú, một số mẹ thì gặp vấn đề về sức khỏe không đủ sữa cho bé. Vì thế, các mẹ thường kích sữa thường xuyên để giảm bớt tình trạng ít sữa, mất sữa và còn nhằm các mục đích sau:
-
Tăng lượng sữa: Nếu các mẹ thường xuyên kích sữa sẽ kích thích được sự hoạt động của các nang sữa, giúp lượng sữa tăng lên. Đồng thời, khi các mẹ kích sữa bằng cách cho con bú trực tiếp thì khi bé bú càng nhiều thì sữa mẹ càng được sản xuất ra nhiều hơn. Nhờ đó, mẹ có đủ lượng sữa để cung cấp nhu cầu của bé.
-
Duy trì nguồn sữa mẹ đều đặn cho trẻ: Khi các mẹ kích sữa bằng cách cho con bú trực tiếp thường xuyên sẽ giải quyết được tình trạng sữa tồn đọng ở ống dẫn sữa. Do đó sẽ khắc phục được các tình trạng tắc tia sữa và duy trì được nguồn sữa mẹ đều đặn.
Kích sữa bằng cách cho con bú trực tiếp có hiệu quả không?
Đây là cách kích sữa tự nhiên và hiệu quả nhất được các mẹ bỉm thường xuyên sử dụng để kích sữa cho con. Bởi vì, cơ thể của mẹ sẽ không tự sản xuất ra sữa mà chỉ điều chỉ việc sản xuất ra sữa theo nhu cầu bú của trẻ. Do đó, khi mẹ cho trẻ bú càng sớm thì sẽ càng tốt cho việc tiết sữa mẹ.
Mỗi cữ bú của trẻ sẽ cách nhau khoảng 2 đến 3 tiếng, điều này sẽ làm cho tuyến vú hoạt động liên tục và không bị gián đoạn.Nếu đến cữ mà trẻ vẫn còn ngủ thì mẹ có thể đánh thức để cho trẻ bú. Trong quá trình trẻ bú, mẹ và trẻ sẽ có sự tiếp xúc da thịt, kéo gần khoảng cách giữa mẹ và trẻ, những cử chỉ yêu thương gần gũi sẽ giúp cơ thể của mẹ sẽ tạo ra nhiều sữa hơn.
Vì thế, cho trẻ bú trực tiếp là cách được các mẹ ưu tiên dùng để duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào, chất lượng.
Kích sữa bằng cách cho con bú trực tiếp thế nào để tốt nhất?
Để cho trẻ bú trực tiếp tốt nhất thì ngoài có lượng sữa mẹ dồi dào thì mẹ cũng cần chú ý một số điều sau:
Cho con bú đúng cách
Lần đầu cho con bú các mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có thể sẽ mất khoảng từ 2 tuần đến 1 tháng để tìm được tư thế bú phù hợp cho trẻ. Đồng thời trong khoảng thời gian này cũng sẽ giúp các mẹ có được nguồn sữa chất lượng hơn cho trẻ. Nếu như khi cho trẻ bú nhưng các mẹ lại thấy đau, đau ở núm vú hay vết nứt quanh vú thì có thể là trẻ bú chưa đúng cách.
Lúc cho trẻ bú, mẹ nên mặc quần áo thoải mái, dễ chịu, tìm một vị trí phù hợp, không bị gò bó hay căng cơ để cho trẻ bú. Khi trẻ đã tìm thấy vị trí của vú mẹ thì trẻ sẽ vùi mặt vào vú, mở miệng, gắn sát vào đầu vú và bắt đầu bú.
Trong lúc này mẹ nên chỉnh lại vị trí ôm trẻ seo cho toàn thân trẻ tạo thành một đường thẳng so với ngực của mẹ. Trẻ cần có một tư thế tự do, thoải mái, không gò bó thì mới bú tốt được.
Các mẹ nên giữ tư thế một tay giữ cơ thể trẻ, tay còn lại nâng và giữ vú cho trẻ bú. Ngón tay cái sẽ đặt ở trên vú, các ngón còn lại ở dưới quầng vú. Tay mẹ sẽ nâng đỡ vú tạo thành hình chữ C xung quanh vú. Đặc biệt, các mẹ hãy cố gắng không nên thay đổi hình dạng vút theo bất kỳ cách nào.
Khi giữ đúng tư thế, mẹ sẽ giúp trẻ bú được nhiều hơn và thoải mái hơn.
Tổng hợp các cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa, ít sữa đảm bảo hiệu quả
Phương pháp kích sữa Power Pumping là gì? Có hiệu quả không?
Kích sữa L4 là gì? Khi nào áp dụng theo lịch L4 để đạt hiệu quả nhất
Cho con bú đủ cữ
Cơ thể của mẹ bỉm sẽ tự điều chỉnh quá trình sản xuất sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ thông qua việc trẻ bú. Do đó, nếu mẹ không cho trẻ bú đúng cữ hoặc trẻ vừa bú vừa ngủ khiến sữa ứ đọng thường sẽ. Điều này sẽ khiến mẹ bị căng tức ngực, làm cho quá trình sản xuất sữa mẹ bị chậm lại.
Vì thế, các mẹ cần dựa theo cân nặng và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mà điều chỉnh số lần bú cho phù hợp. Với trẻ sơ sinh thì cần bú khoảng 8 đến 12 cữ trong ngày và mỗi cữ cách nhau 2 tiếng.
Thời gian bú của trẻ sẽ kéo dài khoảng 20 đến 30 phút và ít nhất khoảng 10 phút cho mỗi bên ngực. Bởi vì trong 10 phút đầu trong sữa chủ yếu là nước, sữa mẹ tiết ra sau đó mới chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ. Khi trẻ lớn hơn thì thời gian bú sẽ ngắn lại, chỉ cần 5 đến 10 phút cho mỗi cữ bú là có thể cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho trẻ.
Ngoài ra, các mẹ cũng cần cân nhắc việc có nên cho trẻ bú đêm để đáp ứng nhu cầu sữa cho sự phát triển của trẻ.
Một số phương pháp kích sữa mẹ nên tham khảo
Ngoài cách kích sữa bằng phương pháp cho bú trực tiếp thì còn một số phương pháp kích sữa khác mà các mẹ có thể tham khảo như:
Kích sữa bằng cách massage ngực
Phương pháp kích sữa bằng cách massage ngực là phương pháp chủ yếu dùng tay và nước ấm để kích sữa
Cách làm
-
Các mẹ chuẩn bị một chiếc khăn mềm và một thau nước ấm.
-
Nhúng khăn vào nước ấm, sau đó vắt ráo nước, chườm khăn xung quanh bầu ngực để làm mềm và nóng bầu ngực khoảng 5 phút
-
Bỏ khăn ra khỏi bầu ngực, dùng các đầu ngón tay massage nhẹ quanh ngực theo vòng trong cùng chiều kim đồng hồ. Đầu tiên là núm vú rồi lan rộng sang bầu ngực, massage trong khoảng 5 phút.
-
Tiếp theo, vuốt nhẹ ngực từ chân ngực đến núm vú từ ngoài vào trong khoảng 5 phút
-
Xoa nắn xung quanh ngực, nâng ngực lên
-
Kết thúc quá trình massage, các mẹ nên uống thêm một ít sữa ấm hoặc nước ấm để kích sữa tốt hơn.
Tác dụng
Việc massage ngực sẽ tác động trực tiếp đến ống dẫn sữa làm cho ống dẫn sữa giãn ra, thông tắc tia sữa, từ đó giúp sữa chảy nhanh hơn và nhiều hơn. Đồng thời, massage ngực còn giúp các mẹ ngăn ngừa áp xe vú, ung thư vú, giảm vết rạn sau sinh,...
Kích sữa bằng cách vắt tay
Vắt sữa bằng tay là cách kích sữa phù hợp với các mẹ không thể cho bé bú hoặc không chịu được tiếng ồn khi hoạt động của máy hút.
Cách làm
-
Các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng sữa trước khi vắt sữa.
-
Tay mẹ phải rửa sạch, sau đó dùng khăn mềm lau sạch bầu vú trước khi vắt. Chọn một vị trí và tư thế thoải mái.
-
Đặt ngón tay trỏ trên đầu vú, gần về phía của quầng vú. Ngón tay cái của mẹ sẽ ở trên bầu vú và đối diện với ngón tay trỏ, cái ngón còn lại đặt ở phía dưới để đỡ bầu ngực.
-
Các ngón tay giữ nguyên vị trí trên ngực, sau đó ấn nhẹ các ngón tay về phía sau và bóp nhẹ nhàng. Tiếp tục giữ lực tay và ép về phía sau, các ngón trỏ và út cùng ép về phía trước để sữa chảy ra.
-
Thả lỏng lực ép của tay để các tuyến sữa đầy lại và vắt tiếp
-
Nếu sữa không chảy thì mẹ có thể di chuyển để tìm vị trí tốt hơn để vắt sữa hoặc có thể massage ngực một lúc và thử vắt lại.
-
Mỗi bên vú vắt tối thiểu khoảng 3-5 phút cho đến khi sữa chảy chậm lại thì chuyển sang vú bên kia.
Tác dụng
Phương pháp vắt bằng tay sẽ giảm bớt được sự căng tắc sữa, tắc ống dẫn sữa, giảm được sự khó chịu khi vắt bằng máy, giảm viêm tuyến vú, rỉ sữa, căng tức ngực,... Đồng thời còn giúp các mẹ kích thích và đẩy sữa xuống nhanh hơn.
Kích sữa bằng cách hút máy
Đây là phương pháp kích sữa hiện đại được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng khi cho trẻ bú trực tiếp hoặc vắt ra để trẻ bú bình
Cách làm
-
Trước khi sử dụng máy hút để kích sữa thì các mẹ nên vệ sinh và tiệt trùng máy thật kỹ
-
Lựa chọn một vị trí và tư thế thoải mái để hút sữa
-
Đặt phễu hút sữa vào chính giữa núm vú, căn chỉnh và ấn nhẹ vào
-
Ban đầu các mẹ nên bật ở áp lực thấp nhất và tăng dần lên cao nhất, mức độ mà các mẹ cảm thấy thoải mái. Mỗi bên ngực sẽ hút từ 15-20 phút.
-
Sau khi hút xong, các mẹ nên vắt sữa lại một lần nữa bằng tay để làm rỗng vú. Các mẹ nên chọn máy hút đôi để tiết kiệm được nhiều thời gian.
Tác dụng
Máy hút sữa sẽ giúp mẹ tăng khả năng kích sữa, tăng nguồn sữa dự phòng dồi dào cho trẻ khi mẹ đi vắng,...
Tuy nhiên khi sử dụng mẹ cần đảm bảo vệ sinh máy hút thật kỹ để tránh bị nhiễm khuẩn, tăng các nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ. Mặt khác, khi mẹ lạm dụng máy hút sữa quá nhiều sẽ làm trẻ biếng bú mẹ trực tiếp, quân cách ti sữa mẹ,...
Xem thêm: Sử dụng thuốc kích sữa có an toàn không? Nên hay không nên sử dụng
Mẹo kích sữa trong dân gian
Bên cạnh các cách kích sữa trên thì các mẹ bỉm cũng có thể tham khảo một số mẹo kích sữa lâu đời trong dân gian để kích thích sản xuất sữa, duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào.
-
Lá bồ công anh: Sử dụng 1 ít lá bồ công anh hơ nóng sau đó áp vào ngực của mẹ cho đến khi nguội. Hoặc các mẹ có thể kết hợp dùng lá bồ công anh đun uống nước dùng để thông tắc sữa và kích sữa rất tốt
-
Xôi nếp: Các mẹ dùng một nắm xôi nếp nóng, vo tròn lại rồi cho vào một chiếc khăn xô, sau đó áp lên ngực và lăn đều theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 15 phút. Cách này sẽ giúp sữa mẹ đặc lại và không bị tắc nữa.
-
Men rượu: Mẹ trộn rượu với men rượu trắng lại thành hỗn hợp sền sệt, sau đó bôi lên ngực. Trong dân gian, đây là cách để giúp sữa mẹ thơm hơn và về nhanh hơn. Tuy nhiên khi bôi hỗn hợp này, mẹ cần né xa đầu ti và phải massage liên tục đến khi ngựa nóng lên. Khi làm xong thì phải lau ngực thật sạch đê tránh để tránh em bé ti phải.
-
Lá mít: Mẹ dùng lá mít hơ nóng rồi áp lên bầu ngực hoặc ngâm lá mít với muối để pha nước uống mỗi ngày. Cách này sẽ giúp sữa tiết nhiều hơn và đặc hơn
Bài viết trên đã giúp các mẹ có thêm nhiều cách kích sữa hiệu quả ngoài việc kích sữa bằng cách cho con bú trực tiếp. Kích sữa là phương pháp rất hiệu ích để giúp các mẹ duy trì nguồn sữa cho trẻ bú, đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Chúc các mẹ có hành trình nuôi con thành công và hiệu quả.
How to increase breast milk supply - Truy cập ngày 22/8/2022
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/increasing-your-breast-milk-supply
5 Ways to Increase Breast Milk Production - Truy cập ngày 22/8/2022
https://www.healthline.com/health/parenting/how-to-increase-breast-milk