zalo
Tắc tia sữa uống lá gì? 3+ Loại lá cực nhạy không thể bỏ qua
Giai đoạn hậu sản

Tắc tia sữa uống lá gì? 3+ Loại lá cực nhạy không thể bỏ qua

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

28/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tắc tia sữa uống lá gì? Theo quan niệm dân gian, nếu bị tắc tia sữa mẹ có thể chữa trị bằng một số loại lá. Trong đó, lá đinh lăng, lá bồ công anh, và lá tía tô có công dụng hữu hiệu nhất. Để hiểu rõ hơn về công dụng thông tắc tia sữa của những loại lá này cũng cách thực hiện, hãy tham khảo bài viết này nhé. Trong bài viết này, Monkey sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi bị tắc tia sữa sau sinh nên uống lá gì? Cùng với đó là những phương pháp chữa tắc tia sữa hiệu quả nhất hiện nay. 

Uống nước lá có chữa tắc tia sữa được không? 

Theo dân gian lưu truyền, uống nước lá có công dụng chữa tắc tia sữa cho mẹ sau sinh. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học công nhận về hiệu quả của những chữa tắc tia sữa bằng cách uống nước lá. 

Qua ứng dụng thực tế, rất nhiều mẹ đã sử dụng và xác nhận hiệu quả của những phương pháp này có thể lên tới 90%.

Vậy nên nếu bị tắc tia sữa khi cho con bú, chị em cũng có thể yên tâm thử các phương pháp dân gian. Nhiều bài thuốc nước lá có tác dụng chữa tắc tia sữa sau sinh như: nước lá đinh lăng, lá mít, bồ công anh,... 

Uống nước lá chữa tắc tia sữa là bài thuốc dân gian lưu truyền. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ưu điểm khi chữa tắc tia sữa bằng lá

  • Tiết kiệm: Khi chữa tắc tia sữa bằng uống nước lá, mẹ sẽ không tốn nhiều chi phí. Hầu hết các loại lá được sử dụng đều rất dễ tìm kiếm trong cuộc sống hàng ngày, không phải mua. 

  • Nguyên liệu dễ tìm, có sẵn: Các loại lá được dùng chữa tắc tia sữa như lá mít, lá bồ công anh, lá đinh lăng đều rất quen thuộc và dễ tìm trong cuộc sống xung quanh. 

Nhược điểm khi chữa tắc tia sữa bằng lá

  • Không hiệu quả với tất cả mọi người: Tùy thuộc theo cơ địa của mỗi người, hiệu quả của phương pháp uống nước lá không giống nhau. Vậy nên, sẽ có những trường hợp uống nước lá không có tác dụng chữa tắc tia sữa với một số chị em. 

  • Tốn thời gian chuẩn bị: Việc nấu nước lá chữa tắc tia sữa cần trải qua nhiều bước chuẩn bị. Do đó nó thường gây mất thời gian và yêu cầu sự tỉ mỉ cao. 

  • Có thể gây kích ứng: Cơ địa của mỗi mẹ sẽ có một phản ứng khác nhau với các loại lá. Do đó không thể loại trừ trường hợp mẹ bị kích ứng khi uống nước lá chữa tắc tia sữa sau sinh. 

  • Là phương pháp dân gian, chưa được kiểm chứng: Như đã nói ở trên, tắc tia sữa uống nước lá là phương pháp dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng. Do đó nó luôn tiềm ẩn những rủi ro không tốt đối với sức khỏe. Mẹ nên cân nhắc cẩn thận trước khi áp dụng. 

  Uống nước lá gây tốn thời gian chuẩn bị hơn các phương pháo khác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tắc tia sữa uống lá gì? 

Khi bị tắc tia sữa, các mẹ thường được khuyên sử dụng 3 loại lá: đinh lăng, tía tô và bồ công anh để chữa trị. Sau đây là cách thực hiện và công dụng, mẹ hãy tham khảo nhé. 

Uống nước lá đinh lăng chữa tắc tia sữa

Từ xưa, các bà các mẹ đã truyền tai nhau rất nhiều về việc uống nước lá đinh lăng có tác dụng lợi sữa. Trên thực tế, trong lá đinh lăng có chứa thành phần hoạt chất như Saponin, vitamin nhóm B,... có tác dụng kích thích tiết sữa rất tốt. 

Đặc biệt, nước lá đinh lăng có chứa nhiều acid amin với tác dụng làm tăng serotonin và giảm hormone cortisol. Đây là nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm của hai loại hormone tiết sữa mẹ prolactin và oxytocin. 

Khi nồng độ hormone cortisol trong cơ thể giảm đi sẽ giúp prolactin và oxytocin tăng lên. Nhờ đó cơ thể sẽ được kích thích tiết sữa mẹ tốt hơn. 

Hướng dẫn:

Nguyên liệu

  • 150g Lá đinh lăng tươi (loại lá nhỏ)

  • 2l nước

Cách làm

  • Bước 1: Rửa sạch 150g lá đinh lăng bằng nước sạch thêm một chút muối hạt để đảm bảo diệt khuẩn sạch sẽ. 

  • Bước 2: Cho lá đinh lăng vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Đun đến khi sôi thì mở nắp và tiếp tục để trên bếp thêm 2 phút. 

  • Bước 3: Vớt phần lá bỏ đi, giữ phần nước và uống trực tiếp. Nếu mẹ cảm thấy hơi đắng và khó uống có thể thêm một chút đường để dễ uống hơn. 

Uống nước lá đinh lăng giúp chữa tắc tia sữa hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Uống nước lá bồ công anh chữa tắc tia

Bồ công anh là loại thảo dược có vị đắng, lành tính, với tác dụng thanh nhiệt giải độc. Các bà, các mẹ thường sử dụng lá bồ công anh để chữa viêm tắc tia sữa cùng các triệu chứng viêm nhiễm khác với hiệu quả rất tốt. 

Hướng dẫn

Nguyên liệu:

  • Lá bồ công khô

  • Nước trắng sạch

Cách làm

  • Bước 1: Lấy 50g lá bồ công anh khô, rửa sạch với nước trắng để loại bỏ bụi bẩn. 

  • Bước 2: Cho lá bồ công anh đã rửa sạch vào nồi hoặc ấm nước, thêm 1 lít nước và đun sôi trong khoảng 15 đến 20 phút. 

  • Bước 3: Chắt lấy nước, để riêng phần cặn lá. Mẹ có thể uống nước lá bồ công anh thay nước. Phần lá còn lại có thể đắp lên ngực để nhanh tan cục tắc hơn. 

Uống nước lá tía tô chữa tắc tia sữa

Lá tía tô vị vị cay có tác dụng giải hàn, trị cảm sốt. Do đó, khi bị tắc tia sữa kèm các triệu chứng sốt, uống nước lá tía tô sẽ giúp làm giảm sốt cực kỳ tốt. Khi giảm sốt, sức khỏe của mẹ sẽ tốt hơn, có năng lượng để xử lý tình trạng tắc ở các ống dẫn sữa. 

Ngoài ra, tía tô cũng là loại lá có tính chống viêm khá tốt. Do đó, mẹ uống nước lá tía tô khi bị tắc tia sữa sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm, áp xe vú. 

Nguyên liệu

  • 50g lá tía tô (khoảng 3 mớ nhỏ)

  • Một chút muối hạt

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch lá tía tô với nước sạch, thêm chút muối để tăng tính sát khuẩn hơn. 

  • Bước 2: Vo nhẹ lá tía tô sau đó cho vào nồi nấu chung với 1- 2 lít nước, thêm một chút muối. 

  • Bước 3: Sau khi nước sôi, gạt bỏ phần lá, giữ lại phần nước để uống trực tiếp. 

Nước lá bồ công anh có công dụng chữa tắc tia sữa cực nhạy. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý khi chữa tắc tia sữa bằng lá 

  • Kết hợp cho con bú: Khi bị tắc tia sữa, mẹ cần duy trì cho con bú trực tiếp đều đặn. Bởi khi cho con bú, các xúc giác ở đầu vú sẽ kích thích não bộ tiết ra các hormone prolactin, oxytocin để đẩy nhanh quá trình thông tia sữa. 

  • Không áp dụng đối với trường hợp đã viêm nặng: Phương pháp dân gian uống nước lá chữa tắc tia sữa chỉ có công dụng ở mức độ nhẹ. Mẹ không nên để tình trạng tắc tia sữa đã trở nặng mới áp dụng, sẽ không mang lại hiệu quả. Đồng thời khi này, nguy cơ bị viêm, áp xe vú sẽ càng cao, mẹ cần đi khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ. 

  • Dừng sử dụng khi có biểu hiện kích ứng: Khi uống nước lá để chữa tắc tia sữa nhưng mẹ thấy xuất hiện biểu hiện kích ứng như: mẩn đỏ ở da, buồn nôn, đau bụng thì hãy dừng uống ngay lập tức. Nếu tình trạng kích ứng không thuyên giảm, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kỹ hơn mẹ nhé. 

Lưu ý quan trọng khi chữa tắc tia sữa bằng lá theo dân gian. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số phương pháp chữa tắc tia sữa hiệu quả khác

Trên thực tế, có nhiều phương pháp chữa tắc tia sữa tại nhà được bác sĩ khuyên mẹ nên áp dụng. Cụ thể như sau: 

Duy trì cho con bú mẹ trực tiếp

Cho con bú trực tiếp là nguyên tắc số 1 cần duy trì để chữa tắc tia sữa nhanh, hiệu quả nhất. Khi cho trẻ bú trực tiếp, các xúc giác từ đầu vú sẽ gửi tín hiệu tới não bộ. Qua đó, não bộ sẽ kích thích tiết nhiều hormone prolactin và oxytocin hơn. Đây là 2 loại hormone đóng vai trò sản xuất và tiết sữa chính. Do đó, quá trình thông tia sữa sẽ được thúc đẩy tốt hơn. 

Kết hợp hút sữa thường xuyên

Ngoài cho con bú trực tiếp, mẹ cũng nên thường xuyên hút sữa để hiệu quả đạt được tốt hơn. Dưới lực hút của máy hút sữa, các ống dẫn sữa sẽ nhanh chóng được khơi thông. 

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mẹ nên áp dụng lịch hút sữa đều đặn hàng ngày theo giai đoạn. Trong thời kỳ thông tắc tia sữa, mẹ có thể áp dụng phương pháp hút sữa Power Pumping. Ngoài ra, lịch hút sữa L2 cũng là gợi ý phù hợp cho mẹ trong giai đoạn này. 

Sau khi tia sữa đã được khơi thông, mẹ vẫn nên duy trì hút sữa để ngăn ngừa tắc tia sữa trở lại. Tùy theo thời gian và nhu cầu ti của trẻ, mẹ sẽ lựa chọn lịch hút sữa sao cho phù hợp. Cụ thể lịch hút sữa sẽ được áp dụng như sau: 

  • Lịch hút sữa L2 (2 giờ hút sữa 1 lần): 6 - 8 - 10 - 12 - 14 - 16 - 18 - 20 - 22 - 24 - 2 - 4.

  • Lịch hút sữa L3 (3 giờ hút sữa 1 lần): 6 - 9 - 12 - 15 - 18 - 24 - 3.

  • Lịch hút sữa L4 (4 giờ hút sữa 1 lần): 7 – 11 – 15 – 19 – 23.

  • Lịch hút sữa L5 (5 giờ hút sữa 1 lần): 7 - 12 - 14 - 17 - 22.

Massage ngực và chườm nóng

Massage ngực và chườm nóng cũng là hai phương pháp giúp chữa tắc tia sữa hiệu quả. Massage ngực sẽ giúp đánh tan các phần cục cứng và giúp khơi thông hiệu quả. Trong khi đó, chườm nóng sẽ giúp các nang sữa giãn nở. lưu thông được tốt hơn. 

Đối với biện pháp chườm nóng, mẹ có thể cho nước ấm vào chai thủy tinh hoặc dùng khăn ấm để đắp lên ngực. Khi chườm, mẹ nên tập trung vào phần tắc tia có xuất hiện cục cứng, cục u để giúp tan nhanh hơn. 

Đối với biện pháp massage, mẹ cần thực hiện đúng quy tắc và hướng dẫn. Trong đó, mẹ sử dụng một tay để đỡ bầu ngực, một tay massage tập trung vào cục cứng để làm tan nhanh chóng mà không khiến ngực bị chảy xệ. 

Trên đây là những thông tin giúp mẹ trả lời câu hỏi: Tắc tia sữa uống lá gì? Có thể thấy rằng, uống lá đinh lăng, lá bồ công anh, lá tía tô có công dụng chữa tắc tia sữa hữu hiệu. Nếu chẳng may gặp phải tình huống trên, mẹ có thể thử áp dụng những phương pháp này. Ngoài ra đừng quên các cách khác như: cho con bú trực tiếp, hút sữa thường xuyên, massage ngực và chườm nóng để hiệu quả nhanh chóng hơn.

Dandelion & Breastfeeding - Truy cập ngày 26/10/2022

https://healthfully.com/510471-dandelion-breastfeeding.html

 

9 Herbs That Benefit Breastfeeding - Truy cập ngày 26/10/2022

 https://scratchmommy.com/herbs-that-benefit-breastfeeding/

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey