zalo
[Giải đáp] Phụ nữ bị trĩ khi mang thai sau sinh có hết không?
Giai đoạn hậu sản

[Giải đáp] Phụ nữ bị trĩ khi mang thai sau sinh có hết không?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

12/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bị trĩ khi mang thai sau sinh có hết không là vấn đề rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc. Trong thời gian thai kỳ, do sự phát triển lớn dần của thai nhi chèn lên phần chậu khiến các mẹ bị trĩ. Điều này gây ra vô số bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để biết được sau khi sinh con, bệnh trĩ có tự hết được không, mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé. 

Bị trĩ khi mang thai có tự hết sau khi sinh được không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ bị trĩ khi mang thai sau sinh có hết không? 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị trĩ trong thời kỳ mang thai. Đầu tiên phải kể đến chính là sự phát triển của thai nhi ngày một lớn, khiến tử cung to ra, chèn lên vùng xương chậu. Nó sẽ gây căng giãn các tĩnh mạch gần khu vực hậu môn, sa ra ngoài hình thành nên búi trĩ. Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ hormone progesterone cũng là lý do dẫn đến bệnh lý này. 

Nếu mẹ đang thắc mắc, bị trĩ khi mang thai sau sinh có hết được không? Câu trả lời là KHÔNG nhé. Thậm chí, sau khi sinh, tình hình của bệnh còn có nguy cơ nghiêm trọng hơn do quá trình rặn đẻ không đúng cách, khiến búi trĩ sa ra bên ngoài. 

Vì thế, nếu mẹ đang mang thai bị trĩ nên kiểm tra sức khỏe cẩn thận trước khi sinh. Qua đó giúp lựa chọn hình thức sinh phù hợp an toàn cho cả mẹ và con. 

Đồng thời, sau sinh mẹ nên chủ động chăm sóc tốt bản thân, toàn diện về mọi mặt. Từ chế độ ăn uống, sinh hoạt, điều trị thuốc,... để cải thiện tình hình lòi dom khi mang thai và sau sinh được tốt hơn. 

Bệnh trĩ khi mang thai không thể tự khỏi sau khi mẹ sinh em bé (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Triệu chứng cảnh báo mẹ bị trĩ khi mang thai

Thông thường phụ nữ mang thai thường bị trĩ khi ở tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ). Nguyên nhân có thể do thai to chèn gây áp lực lên đại tràng, chế độ ăn không hợp lý hay mất cân bằng nội tiết tố.

Một số dấu hiệu thường gặp nếu bị trĩ khi mang bầu gồm: 

  • Đi đại tiện ra máu: Người bị trĩ sẽ thấy các vệt máu khi đi đại tiện trong giấy vệ sinh hoặc phân. Thậm chí, nếu bị bệnh ở cấp độ nặng có thể sẽ là những cục máu đông vón cục lại. 

  • Ngứa/ đau xung quanh vùng hậu môn: Cảm giác đau rát bất thường xung quanh khu vực hậu môn cảnh báo về bệnh trĩ. Trong một vài trường hợp, có thể xuất hiện cảm giác ngứa do dịch nhầy tiết ra, gây cảm giác khó chịu. 

  • Xuất hiện cục thịt lạ vùng hậu môn: Cục thịt lạ này chính là búi trĩ bị sa ra ngoài, người mắc bệnh sẽ dễ cảm cảm nhận/ sờ thấy. Nó gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt, khiến mẹ mệt mỏi và sa sút. 

Một số dấu hiệu cảnh báo mẹ mang thai bị trĩ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị trĩ khi mang thai nên sinh thường hay sinh mổ?

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bị trĩ thì có ảnh hưởng gì tới việc sinh đẻ không? Trong trường hợp nào mẹ nên sinh thường, và trường hợp nào nên sinh mổ? 

Các bác sĩ đưa ra lời khuyên như sau: Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh để mẹ quyết định hình thức sinh thường hoặc sinh mổ. Cụ thể: 

  • Nếu mẹ bị trĩ nhẹ (cấp độ 1, 2): vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, trong quá trình sinh, búi trĩ chắc chắn sẽ bị tổn thương, có khả năng bị lòi nghiêm trọng hơn. Vì vậy, quá trình trong và sau khi sinh sẽ rất đau đớn, bất tiện trong việc đi ngoài. 

  • Nếu bị trĩ nặng (cấp độ 3, 4 - sa búi trĩ ra ngoài): Mẹ nên sinh mổ để đảm bảo an toàn, tránh tổn thương đến sức khỏe, tốt cho cả mẹ và con. 

Mẹ bị trĩ khi mang thai nên chọn sinh thường/mổ dựa theo tình trạng bệnh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phương pháp điều trị bệnh lòi dom khi mang thai hiệu quả

Trong thời kỳ mang thai, việc điều trị bệnh trĩ/ lòi dom sẽ gặp khá nhiều khó khăn do lo ngại ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ nên áp dụng một số phương pháp điều trị như sau: 

Chữa bệnh trĩ qua chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống bất hợp lý cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng táo bón, gây ra bệnh trĩ. Vì thế, để cải thiện tình trạng, mẹ có thể chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học và tốt cho sức khỏe. 

Trong giai đoạn này, mẹ nên cân bằng dinh dưỡng giữa chất đạm và chất xơ, tập trung bổ sung nhiều loại vitamin. Qua đó, sức khỏe đường ruột sẽ được cải thiện, hạn chế táo bón, giúp tình trạng bệnh trĩ trở nên tốt hơn. 

Cụ thể, mẹ nên ăn các nhóm dinh dưỡng như tinh bột (yến mạch, gạo lứt, khoai lang,...), protein (thịt, cá, trứng, sữa), vitamin và khoáng chất (chuối, táo, kiwi, việt quất, cam, chanh, bưởi), chất xơ (rau khoai, rau mồng tơi, đậu bina, bắp cải). 

Đồng thời, mỗi ngày mẹ nên uống đủ 2 đến 2,5l nước, có thể là nước lọc tinh khiết, nước ép trái cây hoặc nước lá trà. Điều này phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi mẹ. Nhưng mẹ có thể uống bổ sung nhiều nước ép trái cây, giúp bổ sung đồng thời nước và vitamin cho cơ thể.

Nếu đang bị trĩ sau sinh, mẹ nên hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ sống. Điều này sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng táo bón/ đi ngoài không kiểm soát. Mẹ hãy tập trung ăn nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, dễ tiêu như sữa chua, chuối, họ nhà đậu,...

Chế độ ăn cân bằng giữa chất đạm và chất xơ tốt cho sức khỏe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Bị trĩ sau sinh nên ăn gì? 5+ Thực phẩm đánh tan nỗi ám ảnh lòi dom

Chế độ tập luyện

Để tránh bị táo bón sau sinh, mẹ nên chủ động tập luyện thể dục, thể thao. Đối với mẹ sinh thường có thể tập thể dục sau vài ngày sinh em bé. Còn mẹ sinh mổ mất nhiều thời gian kiêng cữ hơn, khoảng 2 tháng. Tuy nhiên, các mẹ đều có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng sau khi sinh từ 3 đến 4 ngày. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên vận động để tránh bị táo bón. 

Khi đã hết thời gian kiêng cữ, mẹ có thể thực hiện nhiều bài tập sau sinh giúp lấy lại vóc dáng, giảm cân hiệu quả. Có thể kể đến gồm: đi bộ, tập yoga, thiền, plank, squat, kegel. Những bài tập này để cực kỳ tốt cho cơ thể. Mẹ hãy tìm hiểu và thực hành theo nhé. 

Tập thể dục sau sinh giúp ngừa tình trạng táo bón sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn bất kỳ phương pháp nào. Đặc biệt, bệnh trĩ còn xuất hiện ở khu vực khá nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Bởi vậy, mẹ cần đặc biệt chú trọng trong việc vệ sinh vùng kín, tránh ảnh hưởng xấu đến bệnh. Cụ thể như sau: 

  • Vệ sinh cơ thể, vùng kín: Cần đảm bảo cơ thể và vùng kín luôn thơm tho, khô thoáng và sạch sẽ. Mẹ nên rửa vùng kín ít nhất 3 lần/ ngày, lâu khô sau mỗi lần rửa. Đồng thời, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp xông hơi vùng kín để hạn chế vi khuẩn, viêm nhiễm. 

  • Đi đại tiện đúng cách: Nhiều mẹ vì cảm giác đau nên thường nhịn đi vệ sinh, gây ra tình trạng táo bón ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, để điều trị tốt bệnh trĩ khi mang thai, sau sinh, mẹ nên đi đại tiện ngay khi có cảm giác buồn. Tốt nhất, mẹ nên xây dựng đồng hồ sinh học đi đại tiện vào thời gian cố định của mỗi ngày. Nhờ đó, đại tràng sẽ hoạt động tốt hơn trong việc loại bỏ cặn bã ra khỏi cơ thể. 

  • Ngâm hậu môn bằng nước ấm: Nếu mẹ bị trĩ khi mang thai, hãy ngâm hậu môn bằng nước ấm để làm sạch và dịu phần búi trĩ. Nhờ đó, vừa giúp hạn chế vi khuẩn, vừa có khả năng nhỏ đi kích thích búi trĩ.

Vệ sinh vùng kín, cơ thể sạch sẽ sau sinh giúp cải thiện bệnh trĩ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là lời giải cho câu hỏi bị trĩ khi mang thai sau sinh có hết được không? Có thể thấy rằng, bị trĩ khi có thai gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Và sau khi sinh, tình trạng bệnh này có thể tiến triển xấu hơn nếu sinh đẻ không đúng cách. Vì vậy, mẹ hãy đi khám bác sĩ và nhận tư vấn thật kỹ trước khi vượt cạn để đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé nhé. 

Xem thêm: Mẹ bị trĩ sau sinh mổ có nguy hiểm không? 3+ Cách chữa trị hiệu quả

 

How to Use Epsom Salt for Hemorrhoids - Truy cập ngày 8/6/2022

https://www.healthline.com/health/epsom-salt-for-hemorrhoids

What to know about hemorrhoids during pregnancy - Truy cập ngày 8/6/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/pregnancy-hemorrhoids

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!