Tắc sữa, ít sữa, mất sữa luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều các mẹ bỉm sữa. Để khắc phục tình trạng này các mẹ phải thường xuyên hút sạch sữa trong bầu ngực. Vậy kích sữa L4 có khắc phục được tình trạng này không? Áp dụng kích sữa L4 như thế nào khi mẹ đã quá mệt mỏi với lịch hút sữa dày đặc của L2 và L3? Cùng theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời các mẹ nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Kích sữa L4 là gì?
Đây là phương pháp kích sữa áp dụng lịch hút sữa L4 - 4 giờ hút sữa một lần. Lịch hút sữa L4 sẽ là lựa chọn giúp các mẹ thoải mái hơn so với lịch hút sữa L2 và L3. Bất kỳ lịch hút sữa nào cũng điều ưu tiên sức khỏe và sự nghỉ ngơi của mẹ lên đầu. Vì thế khi xếp lịch các mẹ nên tạo các khoảng thời gian hợp để thư giãn và phục hồi sức khỏe.
Đối với các mẹ không đi làm hoặc đang nghỉ thai sản có thể hút sữa trong khoảng thời gian 8h- 12h- 16h- 20h và 24h. Còn với các mẹ đã đi làm lại thì nên dậy sớm để hút sữa cho cử đầu tiên ngay sau khi ngủ dậy. Bởi vì cữ đầu tiên trong ngày luôn là cữ có nhiều sữa nhất.
Mẹ có thể xếp lịch cụ thể như 6h mẹ cho trẻ bú và hút sữa ở nhà. Cữ tiếp theo là 10h và 14h mẹ tiến hành hút sữa ở cơ quan. Cữ cuối ngày sẽ là 18h khi mẹ đã đi làm về và cho trẻ bú. Đặc biệt đối với mẹ đi làm theo chế độ nuôi con nhỏ, thường sẽ đến công ty muộn hơn.
Trường hợp này mẹ có thể áp dụng hút sữa tại nhà lúc 7h, 11h và 15h hút sữa ở tại công ty. Cữ cuối cùng trong ngày là mẹ về nhà cho trẻ bú trực tiếp. Trong quá trình hút sữa các mẹ nên chú ý hút cạn sữa để làm bầu ngực trống sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất nhiều sữa hơn.
Khi nào mẹ nên thực hiện kích sữa L4?
Thực hiện kích sữa L4 sẽ tạo điều kiện cho mẹ có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi cơ thể tốt hơn. Tuy nhiên mẹ nên chú ý thời gian thực hiện kích sữa để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Các mẹ có thể bắt đầu thực hiện kích sữa L4 tốt nhất vào các thời gian như sau:
-
Khi bé đã được 2-3 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ đã trải qua 1-2 tháng kích sữa L3. Do đó, nhu cầu ti của trẻ bắt đầu nhiều lên, việc tiết sữa của mẹ đáp ứng đủ nhu cầu.
-
Thời gian của mẹ bắt đầu ít đi: Khi không có nhiều thời gian dành cho việc hút sữa. Lúc này có thể mẹ đã bắt đầu đi làm lại, công việc của mẹ quá nhiều không có nhiều thời gian chăm trẻ,...Vì thế sữa mẹ dần ít đi và mẹ cũng không có thời gian để kích sữa L2, L3. Để khắc phục tình trạng này mẹ có thể dùng lịch hút sữa K4 với kích sữa Power Pumping.
-
Chuẩn bị cai sữa cho sữa: Khi trẻ đã lớn và mẹ muốn cai sữa cho mẹ. Tuy nhiên cai sữa đột ngột sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy mẹ sử dụng lịch hút sữa L4 để cho trẻ làm quen và cai sữa dần.
Lịch kích sữa L4 có hiệu quả không?
Có, lịch hút sữa L4 sẽ có hiệu quả nếu mẹ tuân thủ áp dụng đúng theo thời gian biểu của lịch hút sữa. Mẹ cần thực hiện đúng thời gian để tạo phản xạ xuống sữa đúng cữ và cũng sẽ duy trì nguồn sữa dồi dào.
Đồng thời, mẹ cần áp dụng lịch kích sữa L4 mẹ cần chú ý phải đúng giai đoạn và phù hợp với sự phát triển của trẻ. Bời vì không phải giai đoạn nào áp dụng cách kích sữa L4 cũng tốt và phù hợp với trẻ. Ngoài ra, sai thời điểm áp dụng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến cho các mẹ trở nên mệt mỏi và áp lực hơn.
Bật mí cách kích sữa bằng máy hút sữa hiệu quả cho mẹ bỉm sữa
Tổng hợp các cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa, ít sữa đảm bảo hiệu quả
Phương pháp kích sữa Power Pumping là gì? Có hiệu quả không?
Cách thực hiện hút sữa L4
Kích sữa L4 cho các mẹ bỉm sẽ được thực hiện tốt nhất khi kết hợp với phương pháp Power Pumping. Đây là một phương pháp vắt sữa bắt nguồn từ các nước phương Tây. Phương pháp dùng để kích sữa cho các mẹ tắc sữa dựa theo việc bắt chước trẻ bú gộp.
Power Pumping sẽ mô phỏng lại việc mẹ cho trẻ bú, chia nhỏ lượng sữa hút ra giống như trẻ đang đòi bú. Lượng sữa mẹ vắt ra sẽ tăng dần kích thích dòng sữa mạnh hơn và nhiều hơn.
Cách thực hiện hút sữa dành cho các mẹ còn ở nhà sẽ thực hiện 4 tiếng 1 lần và có 2 cách thực hiện. Cách 1 mẹ hút sữa 20 phút, nghỉ 10 phút, hút 10 phút, nghỉ 10 phút và hút 10. Cách này mẹ sẽ thực hiện mỗi ngày từ 1-2 lần.
Cách thứ 2 mẹ tiến hành hút 5 phút, nghỉ 5 phút, hút 5 phút, nghỉ 5 phút và hút 5 phút. Với cách này mẹ có thể áp dụng cho tất cả các cữ hút sữa trong ngày theo lịch của mẹ.
Đối với các mẹ đã đi làm lại thì thời gian các mẹ khá ít không đủ để vừa hút vừa nghỉ. Vì thế các mẹ có thể chia thành 2-3 đợt hút sữa trong 1,5 tháng. Đợt 1 kích sữa 10 ngày nghỉ 2-3 ngày, đợt 2 kích sữa 10 ngày nghỉ 2-3 ngày và đợt 3 sữa kích 10 ngày.
Nếu mẹ tiến hành theo cách 1 thì mẹ sẽ hút sữa với tần suất 1-2 lần/ ngày vào bất cứ khi nào mẹ có thời gian. Tuy nhiên vào các ngày cuối tuần mẹ nên cố gắng hút sữa từ 2-4 lần/ ngày để duy trì nguồn sữa tốt hơn.
Nguyên tắc khi thực hiện kích sữa L4 mẹ không thể bỏ qua
Để thực hiện kích sữa L4 hiệu quả thì mẹ bỉm cần tiến hành đúng thời điểm và đúng nguyên tắc. Nếu các mẹ còn chưa nắm rõ thì có thể tham khảo các nguyên tắc thực hiện khi kích sữa như sau:
Tuân thủ đúng theo thời gian biểu
Đây là một trong những nguyên nhân khiến các mẹ kích sữa không thành công. Bởi vì có nhiều mẹ chỉ hút sữa trong thời gian rảnh chứ không theo một lịch cụ thể và cố định. Điều này khiến sữa không tiết được nhiều và các mẹ sẽ kích sữa thất bại.
Tuy nhiên, nếu mẹ tuân thủ đúng thời gian biểu thì việc hút sữa sẽ tạo ra phản xạ tiết sữa theo giờ. Đúng giờ sữa sẽ tự động tiết ra sẽ giúp các mẹ kích sữa tốt hơn. Thời gian ban đầu có thể sẽ khá khó khăn nhưng nếu mẹ duy trì theo lịch khoảng 7-10 ngày cơ thể sẽ làm quen. Lúc này, việc kích sữa của các mẹ sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng để các mẹ kích sữa thành công. Mẹ nên ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm để hồi phục cơ thể và tiết sữa nhiều hơn. Mỗi khẩu phần ăn của các mẹ phải luôn đầy đủ các nhóm chất protein, đường bột, chất béo, vitamin và chất khoáng.
Mẹ có thể ăn thêm các loại thực phẩm lợi sữa để giúp cơ thể tiết sữa nhiều hơn. Đồng thời, mẹ cũng nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, chứa cồn và các chất kích thích. Bởi vì những loại thực phẩm này có thể gây tắc sữa và mất sữa.
Đặc biệt, mỗi ngày mẹ nên uống đủ từ 2,5-3 lít nước để duy trì nguồn sữa dồi dào. Mẹ nên uống nước thường xuyên, tránh để cơ thể khát mới uống. Các mẹ đi làm cần phải hết sức chú ý ăn đủ bữa, uống đủ nước để kích sữa hiệu quả hơn.
Sử dụng máy hút sữa để tiết kiệm thời gian
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy hút sữa hiện đại hỗ trợ các mẹ trong quá trình hút sữa. Máy sẽ vừa có chức năng hút sữa và massage sẽ giúp sữa tiết nhiều hơn, nhanh hơn. Nhờ đó, mẹ sẽ có thêm thời gian để nghỉ ngơi.
Nếu mẹ đi làm thì nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hút sữa và dự trữ sữa theo lịch hút sữa L4. Các dụng cụ nên được vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng và bảo quản kỹ trước mỗi cữ hút sữa.
Mẹ cần chuẩn bị thêm nước đá khô để bảo quản sữa sau khi hút ra. Việc này nhằm để đề phòng trường hợp công ty không có tủ lạnh hoặc tủ lạnh không đảm bảo vệ sinh.
Xem thêm: Kích sữa L3 là gì? Cách thực hiện kích sữa L3 mang lại hiệu quả nhất
Phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Sau khi cơ thể của các mẹ còn khá yếu nên việc phân bổ thời gian nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng. Khi xếp lịch hút sữa các mẹ nên dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi. Bởi vì khi cơ thể căng thẳng và áp lực sẽ ức chế các hormone tiết sữa có thể làm mẹ tắc sữa hoặc thậm chí là mất sữa.
Mỗi ngày mẹ nên dành thời gian để vận động nhẹ nhàng, giải trí và ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Nếu việc chăm con khá bận mẹ có thể nhờ sự trợ giúp từ người thân để bản thân có thời gian nghỉ ngơi. Khi mẹ thư giãn và thoải mái nhất thì sữa được tiết ra cũng sẽ nhiều hơn và tốt hơn cho trẻ.
Có nên bỏ cữ đêm khi đang kích sữa không?
Mẹ không nên bỏ cữ đêm khi đang kích sữa theo kịch L4. Vì trong giai đoạn kích sữa, mẹ nên tuân thủ theo thời gian biểu định sẵn. Bỏ cữ đêm sẽ khiến lượng sữa giảm xuống trầm trọng. Đồng thời, cũng sẽ tạo khoảng nghỉ dài dì giữa 2 cữ hút sữa. Sữa bị tích tụ trong bầu ngực lâu sẽ khiến mẹ có thể bị tắc tia sữa và mất sữa.
Nếu mẹ lo lắng lịch hút sữa L4 gây ảnh hưởng đến chế độ nghỉ ngơi, mẹ có thể giãn dài thời gian của cữ đêm. Thay vì 4 tiếng mẹ có thể giãn thành 5 tiếng để tăng thời gian ngủ nhưng vẫn không bị bỏ hút sữa.
Nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh là một hành trình đầy gian khổ và vất vả. Đặc biệt với các mẹ ít sữa và bị tắc sữa thì lại càng khó khăn hơi. Hy vọng thông qua những chia sẻ về phương pháp kích sữa L4 sẽ giúp các mẹ cải thiện tình trạng hiện tại. Vì sự phát triển và sức khỏe của các con các mẹ hãy thật kiên trì và cố gắng nhé. Chúc các mẹ thành công!
How Much Breast Milk Should I Be Pumping? - Truy cập ngày 23/9/2022
https://www.healthline.com/health/parenting/breast-feeding/how-much-breast-milk-should-i-be-pumping