zalo
Hướng dẫn cách cho con bú nằm giúp đảm bảo an toàn, tránh bị sặc
Giai đoạn hậu sản

Hướng dẫn cách cho con bú nằm giúp đảm bảo an toàn, tránh bị sặc

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

31/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hướng dẫn cách cho con bú nằm an toàn, không bị sặc sữa nhận được rất nhiều sự quan tâm của mẹ bỉm. Nhiều bà mẹ lựa chọn cho bé nằm ti bởi nó giúp bé dễ ngủ hơn, giảm sự mệt mỏi cho mẹ. Vậy liệu có nên cho trẻ sơ sinh bú nằm không? Tư thế bú nằm thế nào mới đúng cách và không khiến trẻ bị sặc sữa. Mẹ hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết nhé. 

Có nên cho con bú nằm không? 

Có một câu hỏi mà rất nhiều mẹ muốn tìm lời giải đáp đó là: Có nên cho con bú nằm không? Theo ý kiến của bác sĩ, mẹ sau sinh CÓ THỂ cho trẻ bú nằm nếu đảm bảo đúng tư thế. 

Theo khuyến cáo, cho trẻ bú nằm có thể dẫn đến nhiều bất cập, dễ khiến trẻ bị sặc. Đặc biệt, nếu mẹ không biết cách cho con bú nằm đúng tư thế có thể khiến trẻ bị sặc sữa, dẫn đến tử vong. 

Tuy nhiên, cho trẻ sơ sinh bú nằm cũng có rất nhiều lợi ích như giúp trẻ nhanh vào giấc ngủ hơn, giúp cả mẹ và bé được thư giãn,... Vậy nên, mẹ hãy đảm bảo hiểu đúng cách cho con bú nằm trước khi áp dụng nhé. 

Mẹ có thể cho trẻ  bú nằm nếu áp dụng đúng kỹ thuật (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn tư thế nằm cho con bú đúng cách

Chắc hẳn rất nhiều mẹ quan tâm về cách cho con bú nằm an toàn, tốt cho cả mẹ và bé. Hãy tham khảo tư thế cho con bú nằm chuẩn nhất sau đây nhé. 

Vị trí nằm của mẹ

Đầu tiên, mẹ cần xác định sẽ cho em bé ti ngực bên trái hay bên phải. Sau khi xác định được bên ngực cho ti, mẹ hãy nằm nghiêng về bên đó trong tư thế thoải mái nhất. Mẹ có thể kê thêm gối hoặc chăn ở phần đầu, cánh tay để tránh mỏi khi nằm lâu. Đồng thời khi nằm, mẹ nhớ thẳng lưng, không khom hoặc co trong thời gian dài, sẽ gây ra tình trạng đau lưng. 

Mẹ nên chọn vị trí thoải mái (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vị trí nằm của bé

Khi mẹ đã vào tư thế thoải mái, hãy đặt em bé nằm song song, đối diện với mình. Phần đầu của em bé sẽ sát với bầu ngực và được lót bằng khăn mềm. Mẹ có thể giữ phần thần em bé bằng tay hoặc kê một chiếc gối đằng sau lưng. 

Khi cho ti, mẹ không nên khom người mà hãy dùng tay nâng bầu ngực để em bé dễ dàng bú hơn. Việc này sẽ giúp em bé dễ ti, không bị sặc mà vẫn giữ được khuôn ngực của mẹ không bị xệ. 

Đặt mặt của em bé song song với bầu ngực của mẹ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những trường hợp mẹ nên cho bé bú nằm

Trên thực tế, các bác sĩ khuyên rằng sản phụ nên hạn chế cho bé bú nằm, trừ một vào trường hợp sau đây: 

  • Sức khỏe của mẹ không đảm bảo: Sau sinh, nhiều sản phụ gặp các vấn đề về sức khỏe như băng huyết, suy nhược,... Lúc này, sữa khỏe của mẹ không đảm bảo, cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Việc ngồi cho con bú trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của mẹ. Bởi vậy, những lúc này mẹ nên cho con bú nằm. 

  • Mẹ đẻ mổ hoặc rạch tầng sinh môn: Các chị em sinh mổ hoặc sinh thường có rạch tầng sinh môn cần thời gian từ 1 đến 2 tháng để vết thương lành hẳn. Việc ngồi lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi vết thương, có thể để lại sẹo và gây đau đớn. Vì thế, các mẹ nên cho con bú nằm trong thời gian đầu sau sinh. 

  • Muốn ru bé ngủ: Một số em bé khó đi vào giấc ngủ sẽ gây ra sự mệt mỏi cho cả mẹ và con. Vì vậy, mẹ hãy cho bé bú nằm để con dễ đi vào giấc ngủ hơn. 

  • Mẹ muốn tranh thủ nghỉ ngơi: Bên cạnh đó, cho con bú nằm cũng giúp mẹ được thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đau lưng, mệt mỏi sau sinh. 

Một số trường hợp mẹ nên cho trẻ bú nằm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lợi hại khi cho con nằm bú

Như đã nói ở trên, cho bé nằm bú có hai mặt lợi và hại. Tùy thuộc vào cách cho con bú nằm có đúng không thì mặt lợi và mặt hại sẽ bù trừ cho nhau. Nếu mẹ cho bé bú đúng cách, sẽ có nhiều lợi ích. Ngược lại, nếu cho bé bú nằm sai cách sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

Lợi ích khi cho trẻ bú nằm

  • Giúp mẹ có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi: Khi cho con bú nằm, cả mẹ và bé đều có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, giảm đi đáng kể sự mệt mỏi sau sinh. 

  • Giúp bé dễ vào giấc ngủ: Cho bé nằm bú sẽ giúp em bé dễ ngủ hơn, và sâu giấc hơn. Sau mỗi cữ bú, em bé hoàn toàn có thể ngủ ngon giấc, thay vì phải đặt xuống giường sẽ đánh thức bé nếu cho bú ngồi. 

  • Gắn kết tình cảm mẹ con: Khi cho em bé bú nằm, mẹ gần như ôm trọn em bé vào lâu, tạo cảm giác âu yến và gắn kết. 

Mẹ cho trẻ bú nằm giúp gia tăng tình cảm mẹ con (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tác hại khi cho con bú nằm

  • Dễ bị trớ và sặc: Nếu cho em bé bú nằm sai tư thế, phần đầu thấp hơn phần thân sẽ dễ làm con bị sặc sữa và trớ, cực kỳ nguy hiểm. Một vài trường hợp em bé bị sặc sữa không được xử lý đúng cách sẽ gây tử vong. 

  • Có thể bị méo đầu: Trong giai đoạn đầu đời, khung xương sọ não của em bé còn khá mềm và yếu ớt. Vì vậy, nếu nằm lệch về một tư thế trong thời gian dài có thể khiến con bị méo đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, mất thẩm mỹ. 

  • Mẹ có thể bị lệch ngực: Đối với mẹ, cho bé bú ở tư thế nằm nghiêng sẽ khiến khuôn ngực bị kéo về một bên, gây ra tình trạng ngực lệch, chảy xệ. 

Bú nằm quá nhiều có thể khiến trẻ bị méo đầu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn cách xử lý nếu bé bị sặc sữa khi bú nằm

Chắc hẳn trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sẽ xảy ra những rủi ro như bé bị trớ và sặc sữa. Vậy nếu em bé bị sặc sữa khi bú nằm, mẹ nên xử lý thế nào? 

  • Vỗ lưng: Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa, mẹ cần nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp thấp đầu, sau đó vỗ mạnh vào phần lưng của trẻ theo hướng ra trước. Sau khi vỗ khoảng 5 cái, mẹ hãy lật trẻ lại để kiểm tra xem trẻ đã thở bình thường được chưa. Nếu chưa phục hồi cần tiếp tục tiến hành sơ cứu ấn ngực. 

  • Ấn ngực: Giữ trẻ ở tư thế nằm ngửa, mẹ dùng tay ấn xuống phần xương ức. Tốc độ ấn cần nhanh, khoảng 1 giây 1 lần ấn, liên tục 5 đến 6 lần kề nhau. Nếu trẻ không có dấu hiệu phục hồi hoặc phục hồi kém, tiến hành thông đường thở. 

  • Thông đường thở: Lúc này, mẹ hãy dùng miệng hút phần miệng và mũi cho trẻ theo thứ tự miệng trước mũi sau. Khi trẻ đã ổn định và phục hồi, hãy đưa đến trung tâm y tế để được kiểm tra và theo dõi. 

Một số tư thế cho con bú an toàn khác

Tư thế cho bé bú ngồi

Có rất nhiều tư thế cho bé bú ngồi khác nhau như: Tư thế ngồi ôm nôi, tư thế ngồi ôm bóng, tư thế ngồi ôm koala,... Tùy vào tình trạng sức khỏe mẹ sẽ lựa chọn tư thế ngồi cho bú phù hợp. 

Tư thế ngồi ôm nôi

  • Mẹ ngồi xuống giường hoặc ghế, và tìm một điểm tựa lưng thoải mái, vững chắc. 

  • Bế em bé bằng hai tay, ôm sắt vào lòng. 

  • Phần bụng của mẹ và em bé gần như áp sát hoàn toàn vào nhau, tạo cảm giác khăng khít. 

  • Mặt em bé ở vị trí sắt bầu ngực, đối diện với núm vú, giúp việc ti sữa thuận lợi hơn. 

Tư thế ngồi ôm bóng

  • Mẹ ngồi trên giường hoặc ghế, có điểm tựa thoải mái, không gây đau lưng. 

  • Bế em bé song song với phần hông bên trái hoặc bên phải, phần mặt đối diện với bầu ngực, phần chân ở phía bên hông. 

  • Mẹ dùng một tay đỡ đầu em bé, tay còn lại dùng để nâng bầu ngực giúp em bé dễ dàng ti nhất. 

Một số tư thế bế ngồi ti thường gặp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tư thế cho bé song sinh bú

Tư thế cho bé song sinh bú áp dụng cho các mẹ  sinh đôi, nuôi hai em bé đồng thời. Việc cho hai em bé bú cùng lúc sẽ rất tốt trong việc kích thích tiết sữa. Bởi trên thực tế, khi em bé bú một bên, thì bên còn lại cũng sẽ được kích thích và tiết sữa. Để cho em bé song bú bú đúng tư thế, mẹ nên thực hiện như sau: 

  • Ôm hai em bé song song với phần hông, phần chân đẩy ra sau, phần lưng được đỡ bằng tay và tựa vào chân mẹ. Mặt em bé hướng về phía ti mẹ. 

  • Ngoài ra, mẹ có thể dùng gối để nâng đỡ em bé, tránh bị mỏi tay. 

  • Đặc biệt, trước khi bắt đầu cho ti, mẹ cần điều chỉnh đúng tư thế sao cho thoải mái nhất. Nếu mẹ cảm thấy thoải mái thì mới đảm bảo đã đúng tư thế cho cả hai bé. Đồng thời, trong quá trình ti, mẹ nên đổi bên cho hai bé để cân bằng hai bên ngực do lực bú của mỗi bé là khác nhau. Việc làm này cùng giúp mắt của em bé hoạt đồng đều, không bị lệch. 

Tư thế cho em bé song sinh bú dễ dàng nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong bài viết trên, Monkey đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi có nên cho em bé bú nằm hay không và hướng dẫn cách cho con bú nằm an toàn, không bị sặc sữa. Mẹ hãy tham khảo và áp dụng thật tốt trong việc chăm sóc thiên thần bé nhỏ của mình nhé. Và mẹ đừng quên nằm lòng cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa để sơ cứu kịp thời trong trường hợp không may.

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!