zalo
Mẹ bị trĩ sau sinh mổ có nguy hiểm không? 3+ Cách chữa trị hiệu quả
Giai đoạn hậu sản

Mẹ bị trĩ sau sinh mổ có nguy hiểm không? 3+ Cách chữa trị hiệu quả

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

12/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo ý kiến của nhiều bác sĩ, sau khi sinh mổ, mẹ sẽ ít nguy cơ mắc bệnh trĩ hơn các mẹ sinh thường. Nếu chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sau sinh không hợp lý cũng rất dễ khiến mẹ bị trĩ. Vậy bị trĩ sau sinh mổ có nguy hiểm không? Có những cách điều trị bệnh trĩ nào sau sinh mổ? Mẹ hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết nhé. 

Bị trĩ sau sinh mổ có nguy hiểm không? 

Bệnh trĩ xảy ra do sự giãn nở các tĩnh mạch xung quanh vùng chậu và hậu môn. Khi chúng giãn nở quá mức sẽ gây ra tình trạng ứ máu, phình to, hình thành các búi trĩ xung quanh khu vực đại tràng và hậu môn. 

Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu điều trị đúng cách (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo các bác sĩ, mẹ sau sinh mổ bị trĩ sẽ KHÔNG GÂY NGUY HIỂM nếu chữa trị tốt. Tuy nhiên, việc bị lòi dom sau sinh mổ chắc chắn gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:

  • Sức khỏe mẹ sau sinh mổ thường khá yếu, cần nhiều thời gian nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Nếu mẹ bị trĩ sẽ gây ra đau đớn và mệt mỏi, khiến mẹ suy yếu cả về tinh thần lẫn thể chất. 

  • Đồng thời, bị trĩ sau sinh cũng gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nó khiến mẹ đi lại khó khăn, khó vận động, đại điện đau rát và ảnh hưởng ăn uống.

  • Nguy hiểm hơn, nếu bệnh trĩ không được chữa trị đúng cách, kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng. Cụ thể là các bệnh: ung thư hậu môn, trực tràng, sa búi trĩ.

3+ Nguyên nhân khiến mẹ bị trĩ sau sinh mổ

Mẹ sau sinh mổ bị táo bón thường xuất phát từ một số nguyên nhân sau: 

  • Táo bón kéo dài: Sau sinh mổ, do cảm giác đau ở vết mổ kéo xuống vùng kín khiến nhiều mẹ nhịn đi vệ sinh. Lâu dần, điều này gây ra chứng táo bón nghiêm trọng. Thời gian táo bón càng dài thì nguy cơ bị trĩ sau sinh mổ càng cao. 

  • Chế độ ăn không khoa học: Nhiều mẹ tập trung bổ sung đạm, protein mà bỏ qua chất xơ trong rau và trái cây. Điều này vừa làm mất cân bằng dinh dưỡng, vừa gây ra tình trạng táo bón, khó đi ngoài do hấp thụ lượng đạm lớn.  Lâu dần gây ra bệnh trĩ/lòi dom.

  • Ít vận động: Do ảnh hưởng từ vết mổ sau sinh nên nhiều chị em lười đi lại, vận động. Thế nhưng, việc làm này không hề tốt, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém và khiến tĩnh mạch bị phình, hình thành búi trĩ.

Một số nguyên nhân khiến mẹ sau sinh mổ bị lòi dom (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh mổ hiệu quả

Nếu mẹ đang lo lắng bị trĩ sau sinh phải làm sao, hãy tham khảo ngay một số phương pháp điều trị sau đây nhé. 

Điều trị tại nhà

Đầu tiên, mẹ có thể tự điều trị bệnh trĩ ngay tại nhà với các cấp độ nhẹ 1, 2 thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt. Cụ thể: 

Nếu bị trĩ sau sinh, mẹ nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ để tránh tình trạng táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó sẽ không gây áp lực lên các búi tĩnh mạch, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Mẹ cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin, magie có tác dụng nhuận tràng tốt như rau khoai, rau mồng tơi, trái cây. Đặc biệt, mẹ nhất định phải uống đủ 2 đến 2,5l nước mỗi ngày

Xem thêm: Mẹ sau sinh bị trĩ nên ăn gì?

Trong thời gian điều trị bệnh trĩ, mẹ nên thường xuyên tập luyện thể thao, nâng cao sức khỏe. Điều này sẽ giúp mẹ có một sức khỏe tốt, ngăn ngừa nhiều bệnh lý từ bên trong liên quan đến hệ tiêu hóa. Đồng thời, nó còn rất tốt trong việc lấy lại vóc dáng, giảm cân sau sinh của chị em. Mỗi ngày, mẹ nên tập thể thao từ 30 đến 45 phút và áp dụng cho các bài tập như đi bộ, yoga, kegel, plank. 

Vệ vấn đề vệ sinh trong giai đoạn bị trĩ, mẹ nên thường xuyên xông hơi/ ngâm vùng kín, hậu môn trong nước ấm. Việc làm này giúp hạn chế khả năng lây lan của vi khuẩn, làm dịu khu vực búi trĩ, giảm đau hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện và sinh hoạt giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị thuốc

Nếu mẹ bị trĩ ở cấp độ 3 hoặc 4, mẹ nên đi khám tại các bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Qua đó, các bác sĩ cũng sẽ biết cách áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. 

Điều trị trĩ bằng thuốc hiện nay cũng là một phương pháp khá phổ biến, dễ thực hiện với chi phí thấp. Đặc biệt, có nhiều loại thuốc an toàn với đối tượng mẹ sau sinh đang cho con bú. 

Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giảm sưng tấy cho người bị trĩ như: acetaminophen và ibuprofen, an toàn với phụ nữ cho con bú. Ngoài ra, một số loại thuốc mỡ có tác dụng làm dịu và tan máu ở búi trĩ như: Hemorrhostop, Proctolog

Một số loại thuốc có thể điều trị trĩ như Hemorrhostop (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị tại viện

Cắt trĩ cũng là một trong những phương pháp giúp giải quyết tình trạng bệnh nhanh chóng, hiệu quả cao. Trên thực tế, không phải đối tượng nào cũng được chỉ định thực hiện cắt trĩ. Cách điều trị này chỉ áp dụng cho người bệnh ở cấp độ 3, 4 gặp tình trạng sa búi trĩ ra bên ngoài hậu môn. 

Hiện nay, y học ngày càng phát triển, có nhiều phương pháp cắt trĩ sau sinh an toàn mẹ có thể tham khảo gồm: 

  • Cắt trĩ bằng phương pháp PPH: Được tiến hành bằng máy, khâu nối tự động HYG-34. Phương pháp này có tác dụng loại bỏ tận gốc búi trĩ với tốc độ hồi phục nhanh, an toàn, ít gây đau đớn. 

  • Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT: Đây là phương pháp điều trị xâm lấn dựa trên cơ chế sử dụng nhiệt. Nhiệt độ tác động lên thành mạch búi trĩ sẽ làm đông máu tại khu vực này. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dao tĩnh điện cắt bỏ phần búi trĩ bị sa ngoài hậu môn. 

  • Phương pháp Longo: Phương pháp này sẽ sử dụng máy khâu vòng để cắt và khâu khoanh niêm mạc vùng có búi trĩ. Qua đó làm giảm lưu lượng máu đến khu vực tĩnh mạch xung quanh búi trĩ. Từ đó khiến búi trĩ teo dần và rụng. Có thể nói, nguyên lý của phương pháp này là cắt đi nguồn máu nuôi dưỡng búi trĩ. 

  • Ngoài ra còn một số phương pháp cắt trĩ khác như sử dụng tia laser, phương pháp siêu âm Doppler, phương pháp Milligan Morgan.

Phương pháp Longo giúp chữa bệnh trĩ hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau sinh mổ bao lâu thì được cắt trĩ? 

Nếu mẹ bị trĩ ở cấp độ nặng, 3 hoặc 4, mẹ nên cân nhắc lựa chọn phương pháp cắt trĩ để tốt nhất cho sức khỏe. Vậy mẹ sau sinh môt bao lâu có thể cắt trĩ. 

Theo ý kiến của các sĩ, thời gian cắt trĩ tốt nhất là sau 2 tháng sau sinh mổ. Lúc này sản dịch của mẹ gần như đã hoàn toàn hết, vết môt sau sinh cũng lành tới 90%. Vì vậy, nếu mẹ cắt trĩ cũng sẽ không gây ra tình trạng viêm nhiễm, và quá trình hồi phục sau khi cắt cũng nhanh và nhẹ nhàng hơn. 

Tuy nhiên, mẹ nên đi khám tại các bệnh viện uy tín để được tư vấn cụ thể, kỹ càng hơn. 

Mẹ sau sinh mổ có thể thực hiện cắt trĩ từ 2 đến 3 tháng sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Thói quen mẹ sinh mổ nên làm mỗi ngày để hạn chế bị trĩ

Nếu mẹ không muốn bị lòi dom sau khi sinh mổ, hãy rèn luyện ngay những thói quen sinh hoạt sau đây: 

  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học: Cụ thể, mẹ Sử dụng máy khâu vòng để cắt và khâu khoanh niêm mạc vùng có búi trĩ. Việc làm này nhằm giảm lưu lượng máu đến khu vực tĩnh mạch xung quanh búi trĩ, làm giảm sưng tấy, ứ máu của búi trĩ.nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước. Đồng thời, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Tốt nhất, mẹ nên ăn thành 5 bữa/ ngày. 

  • Vận động thường xuyên: Mẹ sau sinh nên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng sau sinh mổ để giúp vết mổ không bị dính ruột. Và qua đó giúp hạn chế tình trạng táo bón, gây ra bệnh trĩ sau sinh. 

  • Tập thói quen đi đại tiện: Tưởng chừng như vô lý nhưng thói quen đi đại tiện tốt sẽ giúp cải thiện sức khỏe đại tràng rất hữu hiệu. Mẹ sau sinh mổ nên đi đại tiện ngay khi buồn, không nhịn, tránh gây ra tình trạng táo bón. Đồng thời, mẹ nên tập thói quen đi đại tiện vào 1 khung giờ trong ngày, giúp đại tràng đào thải cặn bã đều đặn. 

  • Hạn chế vận động gây áp lực lên vùng xương chậu: Khi vùng chậu bị đè áp lực lớn sẽ khiến các tĩnh mạch bị giãn nở, gây ra tình trạng ứ máu và phình to. Lâu dần nó sẽ hình thành các búi trĩ và sa ra bên ngoài hậu môn. Vì thế, mẹ sau sinh mổ nên hạn chế các hoạt khuân vác, bê vật nặng. 

Chế độ ăn nhiều chất xơ tốt cho mẹ bị trĩ sau khi sinh mổ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như vậy, bị trĩ sau sinh mổ sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ nếu được chữa trị đúng cách. Vậy nên, nếu mẹ đang gặp vấn đề trên, đừng quá lo lắng mà hãy đến kiểm tra tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín và trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

How to Use Epsom Salt for Hemorrhoids - Truy cập ngày 8/6/2022

https://www.healthline.com/health/epsom-salt-for-hemorrhoids

What to know about hemorrhoids during pregnancy - Truy cập ngày 8/6/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/pregnancy-hemorrhoids

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!