zalo
Liều dùng Paracetamol cho phụ nữ cho con bú theo khuyến cáo của bác sĩ
Giai đoạn hậu sản

Liều dùng Paracetamol cho phụ nữ cho con bú theo khuyến cáo của bác sĩ

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

26/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Paracetamol được biết đến là loại thuốc giảm đau hạ sốt cực kỳ hữu hiệu. Theo các khuyến cáo từ bác sĩ, mẹ đang cho con bú có thể uống Paracetamol với liều lượng phù hợp. Trong bài viết sau, Monkey sẽ cung cấp cho mẹ thông tin về liều dùng Paracetamol cho phụ nữ cho con bú thế nào là an toàn. Hãy tham khảo bài viết sau để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích ba mẹ nhé. 

Khi nào mẹ cần sử dụng Paracetamol khi đang cho con bú

Theo khuyến cáo của bác sĩ, Paracetamol sử dụng được với người trưởng thành, phụ nữ mang thai và cho con bú và trẻ em. Với mỗi đối tượng khác nhau sẽ có liều lượng tương ứng, sao cho đảm bảo an toàn nhất. Thông thường, trong Paracetamol sẽ được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau: 

  • Đau đầu

  • Đau nửa đầu

  • Đau lưng

  • Đau cơ và thấp khớp

  • Viêm khớp / viêm xương khớp nhẹ

  • Bệnh đau răng

  • Đau bụng kinh

  • Cảm lạnh và các triệu chứng cúm

  • Viêm họng

  • Viêm xoang

  • Đau sau phẫu thuật

  • Sốt (thường sử dụng đối với trường hợp sốt trên 38 độ)

Paracetamol có tác dụng hạ sốt giảm đau hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Liều dùng Paracetamol cho phụ nữ đang cho con bú

Paracetamol là thuốc giảm đau được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai/ đang cho con bú. Thuốc sẽ đi vào sữa mẹ nhưng với số lượng rất nhỏ. Vì vậy sẽ không gây hại cho em bé. Liều dùng Paracetamol cho phụ nữ đang cho con bú được khuyến cáo như sau: 

Liều dùng paracetamol để hạ sốt

  • Liều chung, dành cho cả viên uống và đặt hậu môn: 325-600mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1.000mg mỗi 6-8 giờ. 

  • Viên nén paracetamol 500mg: 2 viên nén 500mg, uống cách nhau 4-6 giờ.

Liều dùng paracetamol để giảm đau

  • Liều chung, dành cho cả viên uống và đặt hậu môn: 325-600mg mỗi 4-6 giờ hoặc 500mg mỗi 6-8 giờ. 

  • Viên nén paracetamol 500mg: 1 viên nén, uống cách nhau 4-6 giờ.

Liều dùng Paracetamol cho mẹ cho con bú. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Liều dùng Paracetamol cho trẻ con

Với một số nhóm đối tượng khác như trẻ con, liều dùng Paracetamol sẽ phụ thuộc vào cân nặng của trẻ. Cụ thể, nó được quy định như sau: 

Liều dùng paracetamol cho trẻ em để giảm đau

  • Trẻ dưới 1 tháng tuổi: 10-15 mg/kg/liều. Các lần uống cách nhau 4-6 giờ nếu cần.

  • Trẻ trên 1 tháng đến 12 tuổi: 10-15 mg/kg/liều. Mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ nếu cần thiết (tối đa 5 liều trong 1 ngày).

Liều dùng paracetamol cho trẻ em để hạ sốt

  • Trẻ từ 4 tháng đến 9 tuổi: Nên uống 30 mg/kg/liều (liều khởi đầu). Mỗi lần uống nên cách nhau 4-6 tiếng. Các lần uống tiếp theo nên áp dụng 15 mg/kg/liều (cách nhau 4-6 tiếng)

  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Uống 325-650mg, mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ hoặc 1.000mg trong 6-8 giờ.

Liều dùng Paracetamol cho trẻ nhỏ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Liều dùng paracetamol cho người lớn

Liều dùng paracetamol để hạ sốt

  • Liều chung, dành cho cả viên uống và đặt hậu môn: 325-600mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1.000mg mỗi 6-8 giờ. 

  • Viên nén paracetamol 500mg: 2 viên nén 500mg, uống cách nhau 4-6 giờ.

Liều dùng paracetamol để giảm đau

  • Liều chung, dành cho cả viên uống và đặt hậu môn: 325-600mg mỗi 4-6 giờ hoặc 500mg mỗi 6-8 giờ. 

  • Viên nén paracetamol 500mg: 1 viên nén, uống cách nhau 4-6 giờ

Liều dùng Paracetamol cho người lớn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tác dụng phụ khi sử dụng Paracetamol đối với mẹ sau sinh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống thuốc Paracetamol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt với các mẹ sau sinh, có nhiều sự thay đổi về sức khỏe, khó kiểm soát phản ứng. Một số tác dụng phụ có thể xảy đến khi mẹ đang cho con bú uống Paracetamol như sau:

  • Phát ban hoặc bong tróc da, hoặc loét miệng.

  • Các vấn đề về hô hấp: Triệu chứng này có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu mẹ đã từng bị khi dùng các loại thuốc giảm đau khác như ibuprofen và aspirin.

  • Vết bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc trở nên mệt mỏi bất thường. 

  • Có thể xảy ra buồn nôn, giảm cân đột ngột, chán ăn, vàng mắt và da.

Một số tác dụng phụ khi sử dụng Paracetamol. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Điều mẹ cho con bú cần lưu ý khi uống Paracetamol

Trước nhiều tác dụng phụ cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng, các mẹ nên lưu ý một số điều sau đây khi uống Paracetamol

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Các mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Đồng thời, hãy nói chi tiết nhất về tình trạng sức khỏe của bản thân. Cụ thể như sau: 

  • Có vấn đề hay tiền sử về gan hoặc thận

  • Bị thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng

  • Bị hen suyễn và nhạy cảm với aspirin

  • Bị thiếu máu 

  • Có tiền sử bệnh dạ dày (loét dạ dày)

  • Bệnh tim

Ngoài ra, một số trường hợp phụ nữ sinh non, sinh con nhẹ cân cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. 

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Paracetamol. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuân thủ liều dùng

Dùng Paracetamol quá liều có thể khiến dư lượng caffeine trong sữa mẹ tăng cao. Điều này sẽ gây ức chế hệ thần kinh và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các mẹ đang cho con bú nên tuân thủ đúng liều dùng Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ. 

Trong trường sử dụng thuốc nhưng không có hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng hay không. 

Tuân thủ liều dùng Paracetamol khi mang thai cực kỳ cần thiết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngưng sử dụng khi có dấu hiệu dị ứng

Mặc dù Paracetamol được khuyến cáo an toàn cho mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp mẫn cảm với các thành phần thuốc sẽ bị dị ứng khi sử dụng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngay khi có biểu hiện dị ứng như: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đi ngoài,... thì nên ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xử lý kịp thời.

Ngưng sử dụng Paracrtamol ngay khi có biểu hiện dị ứng. (Ảnh: Sưu tầm Internet) 

Trong bài viết trên, Monkey đã bật mí cho mẹ thông tin về liều dùng Paracetamol cho phụ nữ cho con bú. Trên thực tế, tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi người sẽ có liều dùng thuốc phù hợp. Vậy nên, nếu sức khỏe có vấn đề, mẹ hãy tham khảo và tuân thủ theo ý kiến chữa trị của bác sĩ nhé.

Passage of paracetamol into breast milk and its subsequent metabolism by the neonate - Truy cập ngày 26/8/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1386281/

Acetaminophen use while Breastfeeding - Truy cập ngày 26/8/2022

https://www.drugs.com/breastfeeding/acetaminophen.html

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey