zalo
Nguyên nhân sữa mẹ có mùi tanh và cách khắc phục siêu hiệu quả
Giai đoạn hậu sản

Nguyên nhân sữa mẹ có mùi tanh và cách khắc phục siêu hiệu quả

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

24/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sữa mẹ có mùi tanh là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú, bú kém. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự phát triển của con. Vậy nên, nếu xuất hiện tình trạng này, mẹ nên xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục nhanh chóng. Hãy tìm hiểu thêm về nguyên nhân, các xử lý nếu sữa mẹ bị tanh trong bài viết sau đây nhé. 

Nguyên nhân sữa mẹ có mùi tanh                    

Nguyên nhân gây ra mùi tanh trong sữa mẹ xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Đồng thời, việc sữa có mùi khi cho con bú trực tiếp cũng khác với sau rã đông. Vì vậy, mẹ hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân của mỗi trường hợp để biết sữa có đảm bảo chất lượng hay không nhé. 

Có mùi ngay khi mới tiết ra

  • Chế độ ăn uống của mẹ: Chế độ ăn của mẹ trong thời kỳ cho con bú sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị của sữa. Nếu sữa mẹ có mùi tanh trong thời kỳ này có thể do mẹ đã ăn nhiều thực phẩm có vị tanh như: cua, cá, tôm. 

  • Vệ sinh bầu ngực kém: Trước khi cho con bú trực tiếp, các mẹ phải chú ý vệ sinh bầu ngực bằng khăn bông và nước ấm. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và mùi lạ bám trên da. Nếu mẹ thấy sữa có mùi tanh khi cho trẻ bú trực tiếp có thể xuất phát từ vấn đề vệ sinh ngực kém. 

  • Do mẹ sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc khi cho con bú không tốt cho mẹ và bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, mẹ cần phải tuân thu theo đơn và liều dùng bác sĩ kê. Một tác dụng phụ khi sử dụng thuốc khi cho con bú là khiến sữa có mùi và màu lạ. Vậy nên, khi thấy sữa có mùi lạ, mẹ hãy cân nhắc lại việc sử dụng thuốc của mình. 

Chế độ ăn nhiều cá có thể khiến sữa mẹ có mùi tanh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có mùi sau khi bảo quản

  • Bảo quản không đúng cách: Cách bảo quản sữa ảnh hưởng trực tiếp đến mùi và vị của sữa sau khi rã đông. Khi được trữ đúng cách, chất lượng sữa sẽ được giữ nguyên vẹn, đảm bảo chất lượng tốt nhất. Ngược lại, nếu sữa bị hỏng khi trữ đông có thể dẫn đến mùi tanh, chua lạ. 

  • Do ảnh hưởng của enzyme lipase: Trong thời gian bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, lượng enzyme lipase sẽ tăng lên khiến sữa có mùi tanh khó chịu. 

  • Do sữa mẹ đã bị hỏng: Trong quá trình bảo quản, sữa mẹ rất dễ bị hỏng nếu điều kiện bảo quản sữa không đạt tiêu chuẩn. Khi này, sữa mẹ sẽ bị thay đổi màu sắc, mùi, và vị. Trong đó, mùi tanh nồng khó chịu là một trong những đặc điểm nhận dạng sữa mẹ đã bị hỏng. 

Bảo quản không đúng cách cũng khiến sữa có mùi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sữa mẹ có mùi hôi tanh cho bé bú được không? 

Một câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm chính là sữa có mùi hôi tanh có nên cho bé bú không? Với vấn đề này, sẽ được chia thành hai trường hợp như sau: 

  • Có thể cho bé bú với trường hợp sữa mới tiết/vắt, cho bé bú trực tiếp. Bởi đa phần hiện tượng này do chế độ ăn uống, không gây nguy hiểm. Nếu trong giai đoạn này mẹ có dùng thuốc thì không nên cho bé bú mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân chính xác. 

  • Không nên cho bé bú trong trường hợp sữa mẹ đã trữ đông, bảo quản. Bởi khi này sữa mẹ 90% đã bị hỏng, gây biến đổi mùi, màu sắc và vị. Nếu sữa có mùi hôi mẹ cần kiểm tra thêm màu sắc, váng sữa,... để xác định sữa có bị hỏng hay không. Nếu sữa đạt chất lượng thì có thể yên tâm sử dụng.

Tùy từng trường hợp mẹ sẽ cho bé bú sữa mẹ hay không. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Cách giúp sữa mẹ có mùi thơm mát 

Làm thế nào để tránh tình trạng sữa mẹ có mùi tanh, gây khó chịu cho bé trong lúc ti. Hãy tham khảo những cách giữ sữa mẹ thơm mát ngay dưới đây nhé. 

Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ

Trong sữa mẹ có chứa nhiều protein, chất béo và dinh dưỡng khác. Do đó, khi sữa bị rỉ ra ngoài, thấm vào áo ngực sẽ tạo thành mùi hôi tanh khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần thường xuyên vệ sinh bầu ngực sạch sẽ bằng khăn bông mềm và nước ấm. Cách làm này vừa giữ vệ sinh, vừa giúp hạn chế tình trạng tắc tia sữa hiệu quả. 

Vệ sinh ngực sạch sẽ giúp giảm mùi hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sử dụng tấm lót sữa

Tấm lót sữa thường được làm từ chất liệu siêu thấm, với khả năng thấm hút cực kỳ tốt. Với thiết kế hiện đại, tạo cảm giác thoải mái và khô ráo, các mẹ sẽ không lo gặp phải trường hợp sữa rỉ ra ngoài áo. Việc này giúp đảm bảo vệ sinh bầu ngực và hạn chế mùi hôi cực kỳ hiệu quả. 

Sử dụng tấm lót sữa giúp giữ vệ sinh bầu ngực. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến mùi, vị và màu sắc của sữa mẹ. Do đó, để hạn chế tình trạng sữa mẹ có mùi hôi tanh khi cho con bú, mẹ hãy điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày. 

Theo chuyên gia dinh dưỡng, sau khi sinh, mẹ cần ăn đầy đủ các nhóm dinh dưỡng: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin khoáng chất, chất xơ và nước. Cụ thể: 

  • Tinh bột: Chiếm phần lớn năng lượng của cơ thể. Khi được hấp thụ, tinh bột sẽ chuyển hóa thành glucose và vận chuyển đến đi nuôi tế bào trong cơ thể. 

  • Chất đạm (Protein): Chiếm khoảng 20 đến 30% năng lượng của cơ thể. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ đang cho con bú nên nạp khoảng 80g chất đạm vào cơ thể. Các thực phẩm như: Thịt bò, cá, gia cầm, trứng,... rất giàu chất đạm. 

  • Chất béo: Chất béo rất quan trọng đối với sự phát triển trí não. Do vậy, mẹ cần phải ăn nhiều chất béo để trẻ có thể hấp thụ qua sữa. Một số loại chất thực phẩm giàu chất béo có lợi cho mẹ sau sinh gồm: dầu thực vật, cá, hạt dinh dưỡng,...

  • Vitamin và khoáng chất: Đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Một số loại vitamin còn có vai trò tăng cường kháng thể, sức đề kháng cho bé. Vậy nên, mẹ hãy bổ sung vitamin, khoáng chất qua việc ăn các loại trái cây, rau củ,...

Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện chất lượng sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo quản sữa mẹ đúng cách 

Bảo quản sữa đúng cách giúp kéo dài tối đa thời gian dự trữ và chất lượng sữa tốt nhất. Do đó, khi hút sữa ra ngoài để bảo quản, mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc bảo quản sữa ở các môi trường khác nhau. 

Cụ thể: 

  • Sử dụng túi/bình chuyên dụng để dự trữ sữa. 

  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút, đựng sữa trước khi hút sữa. 

  • Bảo quản sữa ở môi trường có nhiệt độ ổn định. 

  • Nếu bảo quản sữa ở nhiệt độ thường, thời gian trữ tối đa là 2-4 tiếng. Nếu bảo quản sữa ở ngăn mát tủ lạnh, thời gian dự trữ tối đa là 5 ngày. Nếu bảo quản sữa ở ngăn đá tủ lạnh, thời gian trữ tối đa là 6 tháng. 

Ngoài những lưu ý khi bảo quản, mẹ cũng cần tham khảo cách rã đông và hâm sữa để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất. Một số lưu ý khi rã đông và hâm sữa mẹ không thể bỏ qua gồm: 

  • Không thay đổi nhiệt độ sữa đột ngột. Khi rã đông sữa, mẹ nên lấy sữa từ ngăn đá cho vào ngăn mát trước 1 ngày cần sử dụng. Hoặc mẹ có thể rã đông sữa trực tiếp dưới vòi nước lạnh. 

  • Không rã đông và hâm sữa bằng lò vi sóng. 

  • Không rã đông, hâm sữa bằng nước quá nóng. Nhiệt độ nước tốt nhất để hâm sữa là 40 độ C, gần bằng với nhiệt độ cơ thể mẹ. 

  • Không hâm sữa lại nhiều lần. Sữa đã hâm chỉ nên sử dụng trong vòng 1 tiếng. Sau 1 tiếng không nên cho trẻ uống mà hãy bỏ đi. 

Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹo dân gian giúp khử mùi tanh của sữa mẹ

Từ xưa, các bà các mẹ đã truyền tai nhau rất nhiều mẹo dân gian có tác dụng khử mùi tanh của sữa mẹ. Trên thực thế, chưa có khoa học nào kiểm chứng về hiệu quả những phương pháp này. Vậy nhưng, rất nhiều mẹ bỉm sữa đã thử áp dụng và thấy hiệu quả tới 90%. Vậy nên mẹ hãy tham khảo nhé. 

Sử dụng gạo nếp và hành tím

Nguyên liệu: 

  • Gạo nếp: 1 lon

  • Hành tím: 1- 2 củ

Cách làm: 

  • Bước 1: Gạo nếp vo sạch, sau đó mang đi đồ lên giống với đồ xôi. 

  • Bước 2: Hành tím bóc sạch vỏ và cắt thành lát nhỏ. 

  • Bước 3: Khi xôi đã chín mẹ hãy cho hành tím đã cắt lát nhỏ và trộn đều với nhau. 

  • Bước 4: Bọc xôi vào một chiếc khăn sữa sạch và đắp lên hai bầu ngực. Mẹ nhớ lưu ý đắp khi xôi còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, không nên nóng quá để tránh bị bỏng nhé. 

Sử dụng hành tím và gạo nếp để làm thơm sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Búp dứa giúp sữa thơm mát

Nguyên liệu

  • Búp dứa: 1 cái

  • Đậu phộng (lạc): 100g

  • Xương lợn: 300g

Cách làm: 

  • Bước 1: Búp dứa cắt sạch phần lá màu xanh ở trên, giữ lại nõn trắng phía dưới và cắt thành hạt lựu. 

  • Bước 2: Đậu phộng ngâm trong nước, giã nhỏ vừa phải. 

  • Bước 3: Xương lợn cho lên bếp, luộc trần qua một lần để loại bỏ cặn bẩn. 

  • Bước 4: Cho tất cả nguyên liệu đã sơ chế ở trên vào nồi, thêm nước để ninh canh trong khoảng 30 phút. 

  • Bước 5: Mẹ có thể ăn thay canh trong bữa cơm. Lưu ý: Mẹ nên ăn cả phần cái và nước để hiệu quả tốt hơn. 

Búp dứa có công dụng làm thơm sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lá mít giúp làm thơm sữa

Nguyên liệu: 

  • Lá mít: Đối với bé trai mẹ cần 7 lá. Đối với bé gái mẹ cần 9 lá. 

  • Lược

Cách làm: 

  • Bước 1: Mẹ cho lá mít vào nồi nấu với nước trắng, đun sôi. 

  • Bước 2: Mẹ nhúng lược vào nồi nước sôi, sau đó dùng lược chải xuôi theo bầu ngực của mình. 

Lá mít giúp làm thơm sữa mẹ tốt nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sữa mẹ có mùi tanh. Có thể thấy rằng, nếu nguyên nhân khiến sữa mẹ có mùi tanh không phải do bệnh lý thì mẹ có thể yên tâm cho trẻ ti. Và đừng quên một số mẹo giúp giữ nguồn sữa mẹ thơm mát, chất lượng, tốt cho sự phát triển của trẻ mẹ nhé. 

MILK ISSUES: SOAPY, METALLIC, SOUR, OR SPOILED MILK? - Truy cập ngày 25/10/2022

https://www.llli.org/breastfeeding-info/milk-issues/

3 Things That Can Impact Breast Milk Taste & Smell - Truy cập ngày 25/10/2022

https://www.medela.us/breastfeeding/articles/what-affects-breast-milk-tast

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!