zalo
Mẹ bị táo bón sau sinh phải làm sao? 5+ Cách chữa táo bón hiệu quả
Giai đoạn hậu sản

Mẹ bị táo bón sau sinh phải làm sao? 5+ Cách chữa táo bón hiệu quả

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

23/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng táo bón sau sinh, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ có xu hướng chịu đựng cho đến khi bệnh tự khỏi. Dưới đây là những phương pháp giúp mẹ cải thiện táo bón sau sinh hiệu quả.

Bệnh táo bón sau sinh là gì? 

Táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần và khó khăn trong quá trình đào thải phân ra bên ngoài. Tình trạng táo bón có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên phụ nữ mang thai và sau khi sinh là thường gặp nhất.

Mẹ bỉm sữa bị táo bón thường có những biểu hiện sau:

  • Phân có kết cấu khô và rất cứng.

  • Đi ngoài khó và luôn có cảm giác không đi hết phân.

  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

  • Nhiều người có hiện tượng phân dính máu. 

Bệnh táo bón rất phổ biến với phụ nữ sau khi sinh con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh lý này mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Khi bị táo bón, mẹ bỉm sữa luôn có cảm giác đầy  bụng, nặng bụng, khó chịu và khiến cơ thể cảm thấy nặng nề. Tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu bạn có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi chuẩn khoa học.

Tuy nhiên, nếu sản phụ có những triệu chứng bất thường khác như: đau bụng, táo bón và tiêu chảy xen kẽ, máu lẫn trong phân thì tuyệt đối phải cẩn thận. Đây rất có thể là biểu hiện của những bệnh khác liên quan đến đường tiêu hoá. Vì thế, chị em cần đi khám bác sĩ để có cách chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến nguồn sữa của con. 

Táo bón sau sinh diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến một số biến chứng như: nứt kẽ hậu môn, bị trĩ,.. Ngoài ra, chị em còn có nguy cơ nhiễm độc hệ tiêu hoá và sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Táo bón kéo dài có thể gây ra một số vấn đề như nứt kẽ hậu môn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

5+ Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón 

Để biết được cách chữa trị và phòng ngừa bệnh táo bón sau sinh, trước tiên mẹ bỉm sữa cần nắm được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

  • Kích thước tử cung lớn khi mang thai: Chèn và gây áp lực lên đại tràng, giảm nhu động ruột, ảnh hưởng đến quá trình tống phân ra ngoài.

  • Hormone progesterone trong cơ thể ở mức cao: Progesterone tăng cao gây ức chế motilin làm giảm nhu động ruột. Đây là nguyên nhân chính gây ra chứng táo bón sau sinh. 

  • Bổ sung nhiều sắt và canxi: Canxi và sắt được hấp thụ vào cơ thể khi cơ thể nạp đủ nước. Nếu không đủ nước, chúng sẽ được đào thải ra ngoài thông qua hệ tiêu hóa. Điều này vô tình tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ bị táo bón. 

  • Chế độ ăn: Nhiều chị em không cân bằng được thời gian chăm con và việc chăm sóc bản thân nên dinh dưỡng hàng ngày không đảm bảo, ăn nhiều thịt nhưng lại ít rau và trái cây.

  • Nhịn đại tiện trong thời gian dài: Đau vết rạch tầng sinh môn và vết mổ khiến nhiều mẹ nhịn đại tiện. Lâu dần khiến phân bị tích lại trong đại tràng và gây ra tình trạng táo bón. 

  • Ít vận động: Phụ nữ sau khi sinh cần nằm một chỗ để nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ. Việc giảm thời gian vận động khiến cho hệ tiêu hoá không được hiệu quả, do đó gây ra tình trạng tái hấp thụ nước trong ruột già và gây ra táo bón.

  • Biến chứng sẹo do sinh mổ: Đối với những mẹ bầu lựa chọn phương pháp sinh mổ, bụng dưới sẽ bị rạch để đưa em bé ra ngoài và hình thành vết sẹo dài. Điều này ảnh hưởng đến các cơ quan quanh tử cung, khiến cho hệ tiêu hoá hoạt động không ổn định, tăng nguy cơ bị táo bón.

  • Thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh con, phụ nữ thường cảm thấy căng thẳng do áp lực công việc, chăm con, thiếu ngủ, ngoại hình,... tất cả những điều này điều khiến cho hormone cortisol tăng đột biến. Hàm lượng hormone căng thẳng quá cao dễ gây ra tình trạng táo bón.

  • Cơ thể bị mất nước: Đối với những chị em cho con uống sữa bằng sữa mẹ sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng mất nước. Điều này làm cho phân khô hơn và chức năng của hệ tiêu hoá, hệ bài tiết bị giảm sút, từ đó gây ra tình trạng táo bón.

Ít vận động là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị táo bón sau khi sinh có nguy hiểm không? 

Táo bón sau sinh là tình trạng khá phổ biến, vì vậy các mẹ không cần quá lo lắng để tránh ảnh hưởng đến tâm trạng. Tuy nhiên, nếu bệnh bệnh diễn ra quá lâu bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc đường tiêu hoá và gây ra hàng loạt các hệ lụy không tốt cho sức khỏe. 

Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Khi bị táo bón, phân bị tích tụ lâu trong ruột, không được đào thải ra ngoài nên bị hút hết nước và trở nên khó cứng, khó dịch chuyển. Vì vậy, khi đi đại tiện các mẹ phải tốn sức để đẩy phân ra và làm cho hậu môn đau rát, chảy máu. Nếu hiện tượng này diễn ra liên tục thì mẹ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.

Như mọi người đã biết, trĩ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và giảm chất lượng cuộc sống.

  • Thiếu máu: Người bị thiếu máu thường xuyên gặp các tình trạng như chóng mặt, mất tập trung, mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu.

  • Sa nghẹt búi trĩ: Những búi trĩ khi đã phát triển đến một mức nhất định sẽ không thụt được vào trong thực tràng. Điều này làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

  • Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới như: viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm buồng trứng, ung thư cổ tử cung,.... 

Người bị táo bón có nguy cơ bị trĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá

Mẹ bỉm sữa bị táo bón lâu ngày thường cảm thấy bụng đầy, khó chịu, ăn không thấy ngon. Hơn thế nữa, phân tích tụ trong cơ thể quá làm cho những chất độc hại không được thải ra và hấp thụ lại cơ thể.

Khi nhắc đến hệ tiêu hoá, phần lớn chúng ta chỉ biết nó có chức năng hấp thụ dinh dưỡng và chuyển hóa thức ăn. Nhưng thực chất, hệ tiêu hoá còn được ví như là bộ não thứ 2 của con người và là nơi cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể.

Chính vì vậy, hệ tiêu hoá gặp vấn đề sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt là các mẹ đang trong thời gian nuôi con. 

Bị táo bón gây rối loạn chức năng tiêu hóa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng đến bé

Mẹ bỉm sữa bị táo bón sau sinh thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Khi cơ thể không nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ khiến cho dòng sữa mẹ bị ảnh hưởng. 

Khi mẹ không có sữa hoặc chất lượng sữa có vấn đề sẽ gây nhiều nguy hiểm cho trẻ như: hệ miễn dịch không được phát triển hoàn thiện, bé thường xuyên quấy khóc, bé chậm tăng cân,...

Trẻ bị chậm phát triển do không có sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách trị táo bón cho mẹ sau sinh hiệu quả tại nhà

Mẹ bị táo bón sau sinh phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị đơn giản tại nhà, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Phương pháp chữa trị bệnh táo bón sau sinh hiệu quả nhất là xây dựng chế độ sinh dưỡng chuẩn khoa học. Trước tiên, mẹ bầu cần đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính là sáng, trưa và tối. Chị em cũng có thể chia nhỏ khẩu phần ăn để cơ thể hấp thụ dưỡng chất một cách từ từ và dễ dàng tiêu hoá hơn.

Ngoài những thực phẩm có lợi như: thịt, cá, trứng, sữa thì bạn nên bổ sung thêm chất xơ từ rau xanh và trái cây để thúc đẩy quá trình tiêu hoá diễn ra dễ dàng. Bạn nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng vì chúng sẽ sản sinh cholesterol có hại cho cơ thể.

Một số thực phẩm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe mà mẹ sau sinh nên ăn là:

  • Các loại rau xanh: cà rốt, khoai lang, củ cải đường, súp lơ, đậu Hà Lan, đậu lăng,...

  • Các loại trái cây: lê, táo, dâu tây, mâm xôi, bơ,...

  • Các loại hạt: hạt chia, bỏng ngô, diêm mạch, hạnh nhân,...

Người bị bệnh táo bón nên uống 8-10 ly nước mỗi ngày, tương đương 2-2,5 lít nước để tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ quá trình bài tiết chất độc hại cho cơ thể nếu phân không được thải ra bên ngoài.

Kết hợp rau và hoa quả trong các bữa ăn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Ăn gì chữa táo bón sau sinh mổ 

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày không những tốt cho hệ tiêu hoá mà còn giúp chị em lấy lại vóc dáng sau khi sinh nhanh chóng. Mẹ bỉm sữa nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như: yoga, đi bộ, aerobic,... Bạn nên dành ra 30-45 phút vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối vì lúc này cơ thể có nhiều năng lượng nhất.

Đặc biệt, chị em tuyệt đối không được nhịn đại tiện và đảm bảo ngồi đúng tư thế. Nếu bạn có thói quen thường xuyên nhịn đại tiện thì bệnh táo bón càng nghiêm trọng hơn và khó chữa trị theo thời gian.

Tập thể dục giúp ngừa táo bón hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách chữa táo bón sau sinh bằng thuốc

Để cho quá trình chữa trị táo bón hiệu quả hơn, mẹ sau sinh có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng để trị táo bón an toàn, không ảnh hưởng đến sữa. 

Thuốc nhuận tràng (còn thuốc xổ) có công dụng chính là hỗ trợ quá trình bài tiết chất thải ra bên ngoài được thuận lợi. Nguyên lý hoạt động của thuốc khá đơn giản bằng cách bổ sung thêm chất xơ, bổ sung nước trong cơ thể và làm mềm phân.

Một số thoại thuốc nhuận tràng phổ biến nhất hiện nay là: 

  • Nhuận tràng tạo khối: Đây là loại thuốc được khuyến nghị sử dụng nhiều nhất vì chúng ít gây ra tác dụng phụ, đặc biệt phù hợp với các mẹ đang cho con bú. Trong nhuận tràng tạo khối chứa thành phần polysaccharid giúp làm mềm phân và kích thích nhu cầu đi đại tiện.

  • Nhuận tràng thẩm thấu: Với thành phần tự nhiên, thuốc nhuận tràng thẩm thấu chứa dung dịch ưu trương giúp ruột hút nước và làm cho nhu cầu động ruột tăng lên.

  • Nhuận tràng kích thích: Loại thuốc này có tác dụng kích thích các đầu mút thần kinh nằm trong niêm mạc đại tràng và có tác dụng sau 8-12 tiếng.

Ba loại thuốc xổ Monkey vừa để cập ở trên đều khá lành tính và phù hợp với mẹ sau sinh. Tuy nhiên, chị em cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Dùng thuốc để chữa táo bón. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mách mẹ 5+ bí kíp chữa táo bón sau sinh thường ngay tại nhà hiệu quả

3+ Thói quen ngừa tình trạng táo bón sau sinh

Mẹ bỉm sữa đang trong thời gian cho con bú khá nhạy cảm, vậy nên bạn cần áp dụng những phương pháp phòng ngừa mà không ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng của con.

Uống nhiều nước

Song song với việc bổ sung chất xơ, mẹ sau sinh cũng không được quên bổ sung chất lỏng. Chị em nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày bằng nhiều dạng khác nhau như: nước lọc, nước ép trái cây, nước rau luộc, sữa,...

Uống nước giúp làm mềm phân, ngừa táo bón (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ăn nhiều rau

Sau khi sinh con, các mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để phục hồi sức khoẻ và sản sinh đủ sữa cho con. Vậy nên, mẹ bỉm sữa nên bổ sung thật nhiều chất xơ vào trong những bữa ăn hàng ngày của mình. 

Chất xơ thực vật có tác dụng là hút nước, tạo khối phân và thúc đẩy quá trình đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Hơn thế nữa, chúng còn kích thích sự phát triển của vi khuẩn có ích để tiết ra acid lactic làm mềm phân.

Ăn nhiều rau giúp ngừa táo bón hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đi đại tiện đúng giờ

Mẹ bỉm sữa nên tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ để tăng cường hiệu quả hoạt động của đại tràng và được ruột. Thời điểm thích hợp nhất để đi đại tiện là buổi sáng vừa ngủ dậy hoặc sau ăn 1-2 giờ. 

Thói quen đi đại tiện đúng giờ giúp ngừa táo bón sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin quan trọng về hiện tượng táo bón sau sinh và phương pháp chữa trị hiệu quả. Mong rằng, thông qua bài viết này chị em biết cách bảo vệ tốt sức khỏe hệ tiêu hoá. Và mẹ đừng quên áp dụng những phương pháp phòng tránh bị táo bón để có một sức khỏe thật tốt sau khi sinh con nhé. 

What to Know About Postpartum Constipation - Truy cập ngày 20/6/2022

https://www.webmd.com/parenting/what-to-know-about-postpartum-constipation

 

What Is Postpartum Constipation? - Truy cập ngày 20/6/2022

https://www.verywellfamily.com/constipation-after-birth-284550

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!