zalo
Cảnh báo 5+ dấu hiệu băng huyết sau sinh từ nhẹ đến rất nặng
Giai đoạn hậu sản

Cảnh báo 5+ dấu hiệu băng huyết sau sinh từ nhẹ đến rất nặng

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

20/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), băng huyết sau sinh là một trong những lý do dẫn đến tử vong cao nhất ở phụ nữ sau sinh. Chính vì vậy, mỗi sản phụ cần trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh băng huyết để tránh những rủi ro không đáng có. Hãy tham khảo các dấu hiệu băng huyết sau sinh dưới đây để bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt nhé. 

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

3+ Dấu hiệu cảnh báo băng huyết sau sinh 

Theo nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế, có 3 dấu hiệu cảnh bảo tình trạng xuất huyết, chảy máu ồ ạt sau sinh. Chúng bao gồm: Chảy máu tử cung, tụt huyết áp và tử cung to bất thường. Cụ thể như sau: 

Chảy máu tử cung sau sinh

Chảy máu sau sinh là biểu hiện dễ thấy nhất cảnh báo tình trạng băng huyết hậu sản. Thông thường, lượng máu mẹ mất sau khi sinh sẽ chia hội chứng băng huyết hậu sản thành 3 cấp độ như sau: 

  • Băng huyết sau sinh nhẹ: Mất từ  500-1000ml máu từ đường sinh dục trong 24h sau sinh

  • Băng huyết sau sinh nặng: mất nhiều hơn 1000ml máu từ đường sinh dục trong 24h sau sinh

  • Băng huyết sau sinh rất nặng: Mất nhiều hơn 2000ml máu từ đường sinh dục trong 24h sau sinh hoặc mất 150ml/ phút hay mất 50% thể tích máu trong 3h.

Chảy máu tử cung sau sinh cảnh báo dấu hiệu băng huyết (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tụt huyết áp

Tụt huyết áp là dấu hiệu thường gặp ở nhiều sản phụ. Thông thường, sản phụ sau sinh thường có mức huyết áp 90 mmHg. Tuy nhiên, nếu mức huyết áp tụt xuống quá thấp, có thể vào mức 50 mmHg thì mẹ không thể chủ quan. Bởi đây có thể là biến chứng của việc mất máu quá nhiều. Mẹ cần báo bác sĩ để xử lý kịp thời trước khi tình hình diễn biến xấu hơn. 

Tụt huyết áp là dấu hiệu thường thấy khi mẹ bị băng huyết hậu sản (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tử cung to bất thường

Thông thường sau khi sinh, tử cung của người phụ nữ sẽ phải co lại, dần trở về như ban đầu. Trong trường hợp tử cung của mẹ vẫn bị to bất thường, gây ra tình trạng đờ tử cung. Điều này là một trong những dấu hiệu cảnh báo băng huyết sau sinh cực kỳ nguy hiểm. 

Nếu tử cung của sản phụ luôn to bất thường, không thể co lại sẽ khiến máu chảy tự do, khó cầm và gây ra xuất huyết. Lúc này mẹ sẽ cảm thấy đau vùng tử cung, bụng dưới và vùng lưng dữ dội. Mẹ hãy thông báo ngay với bác sĩ ngay khi có biểu hiện để được xử lý kịp thời. 

Tử cung to bất thường cảnh báo băng huyết (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số dấu hiệu lâm sàng khi bị băng huyết sau sinh 

Ngoài 3 dấu hiệu cảnh báo băng huyết hậu sản ở trên, các bác sĩ còn dựa vào những triệu chứng sau đây để chẩn đoán tình trạng bệnh. 

Cụ thể, các mẹ thường có dấu hiệu lâm sàng khi bị băng huyết sau sinh như sau: 

Mất máu (%)

Mất máu (ml)

Huyết áp (mmHg)

Dấu hiệu

10 - 15%

500 - 1000

Bình thường

Chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh

15 - 25%

1000 - 1500

Giảm nhẹ

Mệt mỏi, vã mồ hôi, mạch tăng

35 - 45%

1500 - 2000

70 - 80

Bồn chồn xanh xao, thiểu niệu  

35 - 45%

2000 - 3000

50 - 70

Suy sụp, thiếu không khí, vô niệu

Những yếu tố tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh

Một số nhóm đối tượng thường có nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao hơn các sản phụ còn lại. Hãy điểm qua một số yếu tố khiến tỷ lệ mắc tăng cao nhé. 

  • Chuyển dạ kéo dài: Chuyển dạ kéo dài thường diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn 18 tiếng. Điều này khiến tử cung mở to quá mức và sản phụ bị kiệt sức trong quá trình sinh, dẫn đến băng huyết. 

  • Tiền sản giật - sản giật: Đây là hai bệnh lý sẽ làm nghiêm trọng hơn vấn đề huyết áp của mẹ trong giai đoạn thai kỳ. Chúng sẽ dẫn đến biến chứng rối loạn đông máu sau sinh - nguyên nhân gây ra tình trạng băng huyết.

  • Tử cung quá căng do nguyên nhân thai to hoặc đa thai cũng dễ khiến mẹ bị băng huyết sau sinh hơn. Bởi sau khi sinh, tử cung sẽ khó co lại như ban đầu, dễ bị đờ tử cung. 

  • Tiền sử sản phụ đã bị băng huyết sau sinh hoặc có ra huyết trong thai kỳ này:

  • Thai lưu

  • Mẹ bị béo phì (BMI>35)

  • Có tiền sử mổ trên cơ tử cung (như u xơ tử cung)

  • Bất thường về mô nhau

Một số yếu tố gia tăng nguy cơ băng huyết sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách xử lý khi bị băng huyết sau sinh

Khi mẹ bị băng huyết hậu sản cần xử lý thế nào. Điều này sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng băng huyết sau sinh. Mẹ hãy tham khảo các biện pháp xử lý được WHO khuyến cáo nhé. 

Thông thường, khi xuất hiện dấu hiệu băng huyết sau sinh mẹ cần gọi giúp đỡ từ bác sĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ có các biện pháp xử lý tạm thời trước khi xác định chính xác nguyên nhân gây ra băng huyết sau sinh. Các biện pháp xử lý tạm thời thường bao gồm: Đánh giá hồi sức, truyền dung dịch điện giải,...

Sau các bước ở trên, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét triệu chứng và chẩn đoán nguyên nhân. 

Băng huyết do đờ tử cung

Triệu chứng

  • Tử cung mềm nhão, không gò

Cách xử lý

Nếu sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp xoa bóp tử cung và cho thuốc hồi tử cung. 

Một số loại thuốc được WHO đánh giá an toàn, có hiệu quả gồm: 

  • Oxytocin: 2-4 ống pha trong chai 500ml dung dịch điện giải đẳng trương, chảy LX giọt/phút và 2 ống TB khi chưa thiết lập đường truyền dù đã chích 2 ống dự phòng. 

  • Tiếp tục truyền Oxytocin cho đến khi ngưng chảy máu. 

Trong trường hợp không có oxytocin hoặc máu vẫn tiếp tục chảy, bác sĩ sẽ dùng: 

  • Ergometrin 0.2mg TB: Sử dụng lặp lại Ergometrin 0.2mg TB sau 15 phút (nếu cần). Không được sử dụng quá 1 mg. 

  • Prostaglandin: Misoprostol 600mcg ngậm dưới lưỡi hoặc đặt dưới hậu môn khi bệnh nhân không thể ngậm thuốc được. 

  • Prostaglandin F2 250 mcg TB, lặp lại mỗi 15 phút tối đa 2 mg

Nếu vẫn tiếp tục chảy máu, bác sĩ sẽ tiến hành chèn tử cung. 

  • Chèn tử cung bằng 2 tay

  • Chèn buồng tử cung bằng bóng

  • Tranexamic acid 1g TM chậm (hơn 1 phút). Nếu vẫn tiếp tục chảy máu sẽ lặp lại sau 30 phút. 

Nếu vẫn tiếp tục chảy máu, bác sĩ sẽ tiến hành mở bụng. 

  • Mở bụng thắt các động mạch (ĐM tử cung, hạ vị)

  • Máy ép buồng TC (B - Lynch)

  • Thuyên tắc ĐM tử cung (nếu có điều kiện)

Nếu tiếp tục chảy máu

  • Cắt tử cung (bán phần hoặc toàn phần)

  • Nếu vẫn chảy máu trong ổ bụng sau khi cắt tử cung nên cân nhắc chèn gạc ổ bụng hoặc các biện pháp khác. 

Xử lý băng huyết do đờ tử cung (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Băng huyết do tổn thương đường sinh dục dưới

Triệu chứng

  • Chảy máu nhiều hoặc choáng ngay sau sinh, tử cung gò tốt. 

Cách xử lý

  • May các  tổn thương ở cổ TC, âm đạo, tầng sinh môn.

  • Xẻ khối máu tụ và may cầm máu. 

  • Nếu tiếp tục chảy máu sẽ sử dụng Tranexamic acid 1g theo hướng dẫn ở trên. 

Băng huyết do sót mô nhau

Triệu chứng

  • Sót nhau hoặc sót một phần bánh nhau

Cách xử lý

Trường hợp 1: Sót toàn bộ bánh nhau trong tử cung

  • Sử dụng Oxytocin

  • Kéo dây rốn có kiểm soát

  • Tiêm tĩnh mạch rốn (nếu không chảy máu)

  • Nếu tiếp tục chảy máu, bác sĩ sẽ bóc nhau bằng tay (cần sử dụng kháng sinh dự phòng). Nếu máu vẫn chảy và nhau không bong, tiến hành cắt tử cung. 

Trường hợp 2: Sót một phần bánh nhau

  • Sử dụng Oxytocin

  • Kiểm tra tử cung bằng tay

  • Nạo hoặc hút buồng TC

  • Nếu tiếp tục chảy máu sẽ xử trí đờ tử cung. 

Băng huyết do rối loạn đông máu

Triệu chứng 

  • Có thể tiên phát do các bệnh về máu nhưng thường là thứ phát do chảy máu nhiều, mất sinh sợi huyết (đông máu nội quản lan tỏa).

  • Đông máu nội mạch lan tỏa có thể kết hợp với tiền sản giật nặng, thai chết trong tử cung, nhau bong non thể ẩn, nhiễm trùng ối hay thuyên tắc ối.

Cách xử lý

  • Điều trị bằng các chế phẩm máu phù hợp

Xử lý băng huyết hậu sản do rối loạn đông máu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Băng huyết do lộn tử cung

Triệu chứng

  • Không sờ thấy đáy tử cung (trên bụng) hoặc nhìn thấy đáy tử cung thò ra đường âm đạo. 

Cách xử lý

  • Phục hồi tử cung bằng tay ngay (nếu dễ dàng)

  • Phục hồi tử cung tại phòng mổ bằng  gây mê nội khí quản 

Nếu vẫn tiếp tục chảy máu sẽ tiến hành mổ bụng. Trong giai đoạn này thường xảy ra hai trường hợp: 

  • Phục hồi tử cung bằng phẫu thuật. 

  • Cắt tử cung

Xử lý băng huyết do lộn tử cung (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn phòng ngừa băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh là bệnh lý có thể dự phòng và phòng ngừa. Vì vậy, mẹ có thể phòng ngừa bị băng huyết sau sinh bằng một số cách sau: 

Bổ sung sắt, acid folic

Thiếu máu là một trong những lý do chính khiến mẹ sau sinh bị băng huyết. Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung nhiều sắt khi mang thai và sau sinh. Nhờ đó, cơ thể mẹ sẽ luôn khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe an toàn tuyệt đối. 

Tránh vận động nặng

Khi sản phụ vận động nặng, quá sức sau khi sinh có thể dẫn đến tình trạng đờ tử cung. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra băng huyết. Vì thế, sau khi sinh, chị em nên nghỉ ngơi tĩnh dưỡng một thời gian rồi mới quay trở lại công việc. 

Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ thường xuyên là phương pháp giúp mẹ dự phòng nguy cơ băng huyết hiệu quả nhất. Bởi thông qua việc thăm khám, bác sĩ sẽ rất nhanh có thể phát hiện điểm khác thường trên cơ thể mẹ và áp dụng biện pháp xử lý kịp thời.

Thăm khám định kỳ giúp ngừa băng huyết hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu băng huyết sau khi sinh. Bên cạnh đó, mình cũng đã biết thêm về phác đồ và cách xử lý băng huyết trong các trường hợp khác nhau. Mong rằng những thông tin trong bài sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý này và biết cách phòng ngừa nó tốt nhất. 

Postpartum Hemorrhage - Truy cập ngày 19/7/2022

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22228-postpartum-hemorrhage

Acute Postpartum Hemorrhage  - Truy cập ngày 19/7/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK499988/

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!