Tuân thủ nguyên tắc vắt sữa mẹ sẽ giúp đảm bảo chất lượng sữa được tốt nhất. Vậy các nguyên tắc này là gì? Trong bài viết này, Monkey sẽ bật mí cho mẹ về 10+ nguyên tắc khi hút sữa cực kỳ quan trọng. Chỉ cần tuân thủ đủ 10 nguyên tắc này, sữa mẹ sau khi hút ra vẫn đảm bảo dinh dưỡng như khi trẻ bú trực tiếp. Vậy nên đừng bỏ qua mẹ nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Nguyên tắc 1: Rửa tay và tiệt trùng dụng cụ vắt sữa sạch sẽ
Để đảm bảo chất lượng sữa mẹ sau khi hút được tốt nhất, cần loại trừ hoàn toàn vi khuẩn có thể xâm nhập vào nó. Do đó, nguyên tắc vắt sữa mẹ đầu tiên cần tuân thủ chính là rửa tay và tiệt trùng dụng cụ hút sữa.
Trước khi hút sữa, mẹ cần rửa tay với xà phòng và nước sạch cẩn thận. Nếu không sử dụng xà phòng, mẹ có thể rửa tay với nước, sau đó sát khuẩn bằng cồn có nồng độ tối thiểu là 60. Việc làm này giúp đảm bảo loại bỏ nguy cơ vi khuẩn từ tay mẹ xâm nhập vào sữa.
Ngoài ra, tiệt trùng dụng cụ vắt sữa cũng quan trọng không kém. Mẹ cần rửa sạch bình sữa bằng nước rửa bình chuyên dụng. Sau đó tiệt trùng bình bằng nước sôi và để ráo nước tự nhiên. Nếu có máy tiệt trùng, mẹ có thể cho các dụng cụ vắt sữa vào máy để tiệt trùng nhanh hơn.
Nguyên tắc 2: Hút sữa càng sớm càng tốt
Thông thường, tuyến sữa của mẹ sẽ được kích thích và bắt đầu hoạt động ngay từ khi mang thai. Trong những tháng cuối của thai kỳ, nồng độ hormone prolactin mẹ sản xuất ra khá lớn. Do đó, chỉ cần được kích thích tuyến sữa sẽ lập tức hoạt động.
Sau khi sinh, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đồng hồ. Việc làm này giúp kích thích tuyến sữa hoạt động, tiết sữa sớm hơn. Bên cạnh đó, các mẹ cũng được khuyên rằng nên hút sữa càng sớm càng tốt. Bởi giai đoạn đầu lượng ti của trẻ thường khá kém. Nếu để sữa sản xuất theo lượng ti của trẻ sẽ rất ít. Lâu dần có thể khiến mẹ bị tắc tia hoặc mất sữa. Việc hút sữa sớm sẽ kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn. Nhờ đó hạn chế nguy cơ tắc tia và sữa mẹ cũng được tiết ra nhiều hơn.
Nguyên tắc 3: Áp dụng lịch hút sữa phù hợp với nhu cầu ti của trẻ
Các mẹ được khuyên rằng nên hút sữa đồng thời với cho con bú trực tiếp. Thế nhưng, không phải phương pháp hút sữa mẹ cũng được khuyến khích đâu mẹ nhé. Khi hút sữa, các mẹ nên áp dụng một lịch cố định sao cho phù hợp với nhu cầu ti của trẻ. Lịch này sẽ được điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Ví dụ, trong 2 tháng đầu đời, mẹ nên áp dụng lịch hút sữa L2 (2 tiếng hút sữa một lần). Bởi đây là thời kỳ trẻ ti ít, mẹ nên hút sữa thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn.
Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4, mẹ nên áp dụng lịch hút sữa L3 (3 tiếng hút sữa 1 lần). Lúc này trẻ đã ti nhiều hơn, nên khoảng cách giữa các lần hút sữa có thể giãn ra một chút. Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ nên áp dụng lịch hút sữa l4 hoặc l5. Bởi nhu cầu ti sữa của trẻ khi này đã lớn, có thể kích thích bằng cách bú trực tiếp khá tốt.
Nguyên tắc 4: Vắt sữa sau khi cho con bú trực tiếp
Các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên vắt sữa sau khi cho con bú trực tiếp. Điều này hoàn toàn ĐÚNG bởi 2 lý do sau đây:
Cho trẻ bú sữa mẹ trước tiên sẽ giúp con hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng trong sữa mẹ. Từ các kháng thể có trong sữa non cho đến dưỡng chất khác trong sữa mẹ chuyển tiếp và trường thành. Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện, tốt hơn về mặt dinh dưỡng.
Ngoài ra, vắt sữa sau khi cho trẻ bú sẽ giảm nguy cơ bị tắc tia sữa. Khi sữa còn đọng lại trong bầu ngực sẽ gây áp lực lên nó. Lâu dần sẽ hình thành các cục cứng, gây tắc nghẽn quá trình tiết sữa. Việc hút sữa cạn bầu ngực sẽ giúp sữa tiết ra đều đặn hơn, hạn chế nguy cơ tắc tia hiệu quả.
Nguyên tắc 5: Uống nước/sữa ấm trước khi vắt sữa
Khoảng 87% thành phần trong sữa mẹ là nước. Từ đó có thể thấy rằng, nước rất quan trọng trong quá trình sản xuất và tiết sữa mẹ.
Trong thời kỳ cho con bú, chị em được khuyến khích uống nhiều nước hơn để có nguồn sữa chất lượng. Do đó, trước khi cho con bú hay vắt sữa, mẹ nên uống một ly nước hoặc sữa ấm để đạt hiệu quả tốt hơn.
Nếu mẹ uống quá ít nước trong thời kỳ cho con bú sẽ khiến sữa bị cặn trắng. Mặc dù hiện tượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng có thể làm thay đổi mùi vị sữa. Đồng thời, khi uống sữa có cặn trắng trong một thời gian dài có thể khiến trẻ bị táo bón, không tốt cho hệ tiêu hóa.
Nguyên tắc 6: Hút sữa đều hai ngực
Hút sữa đều ở hai bên ngực cũng tương tự với quy tắc cho trẻ ti đều ở hai bên ngực. Điều này sẽ giúp định hình và giữ khuôn ngực của mẹ không bị lệch.
Nếu quá tập trung hút sữa ở một bên ngực và bỏ qua bên còn lại sẽ khiến tuyến sữa hoạt động không đồng đều. Lâu dần, sẽ gây ra sự chênh lệch kích thước ở hai bên bầu ngực. Dựa trên quy tắc này, mẹ cũng có thể khắc phục tình trạng ngực lệch sau khi sinh bằng cách tăng cường hút sữa ở bên ngực nhỏ hơn. Khi tuyến sữa và bầu ngực được kích thích sẽ tiết sữa nhiều hơn, giúp tăng kích thước bầu ngực tốt hơn.
Nguyên tắc 7: Vắt sữa kết hợp với massage ngực
Massage ngực vừa có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động, vừa phòng ngừa tắc tia sữa hiệu quả. Vậy nên, khi vắt sữa mẹ nên kết hợp với massage ngực để đạt hiệu quả tốt hơn.
Để massage ngực khi hút sữa, mẹ hãy thực hiện theo các bước sau đây:
-
Bước 1: Chọn tư thế phù hợp và thoải mái nhất để tiến hành xoa bóp. Tư tế tốt nhất mẹ nên là chọn là tư thế ngồi. Lưu ý khi ngồi hút sữa mẹ phải giữ lưng thẳng tuyệt đối, không khom lưng, gây ảnh hưởng đến cột sống.
-
Bước 2: Dùng một tay xoa nhẹ nhàng bầu ngực theo vòng tròn, massage nhẹ nhàng từ ngoài vào trong.
-
Bước 3: Dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn nhẹ vào đầu ti để kích thích, và miết ngón tay xung quanh quầng vú trong ra ngoài rồi lại từ ngoài vào trong. Mẹ lặp đi lặp lại đồng tác massage tròn nhiều lần trong suốt quá trình hút sữa đối với cả hai bên ngực.
Nguyên tắc 8: Hạn chế căng thẳng trong thời kỳ cho con bú
Căng thẳng là “kẻ thù” số 1 cần loại bỏ trong suốt thời kỳ cho con bú. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi căng thẳng, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra hormone cortisol. Hormone này tăng cao sẽ làm giảm nồng độ của hormone prolactin và oxytocin - hai loại hormone tiết sữa mẹ. Do đó, nếu căng thẳng trong giai đoạn này sẽ khiến sữa mẹ bị ít đi.
Ngay cả khi thực hiện hút sữa mẹ thường xuyên cũng không thể kích thích sữa mẹ tiết nhiều hơn nếu tình trạng căng thẳng kéo dài. Vậy nên khi cho con bú, mẹ nên giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.
Hãy tập trung nhiều vào sở thích cá nhân cùng các hoạt động giúp tâm trạng thoải mái như nghe nhạc, đọc sách, mua sắm,...
Nguyên tắc 9: Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng của sữa mẹ. Vậy nên, nếu muốn vắt ra được những giọt sữa chất lượng tốt nhất, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học.
Trong thời kỳ cho con bú, chị em được khuyến cáo nên bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng sau đây:
-
Tinh bột: Tinh bột là thành phần quan trọng không thể thiếu đối với sự hồi phục sức khỏe của mẹ và phát triển của trẻ. Mẹ có thể bổ sung nhóm tinh bột qua các thực phẩm như gạo, ngũ cốc, bánh mì, khoai tây, khoai lang,....
-
Chất đạm: Chất đạm đóng vai trò chính trong việc duy trì năng lượng của cơ thể. Khi cho con bú trong 6 tháng đầu đời, mỗi ngày mẹ cần nạp 80g protein. 6 tháng tiếp theo, chất đạm mẹ cần mỗi ngày khoảng 73g. Mẹ có thể bổ sung chất đạm qua các nhóm thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa, đậu, ngũ cốc,...
-
Chất béo: Chất béo chiếm khoảng 30% năng lượng mà các mẹ cho con bú cần. Đặc biệt, chất béo rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và thị lực của trẻ. Mẹ có thể bổ sung một số loại chất béo như DHA, n3, n6,... qua các thực phẩm như cá hồi, dầu thực vật, các loại hạt dinh dưỡng,....
-
Vitamin và khoáng chất: Các loại vitamin và khoáng chất là thành phần không thể thiếu đối với sự phát triển của trẻ. Phải đặc biệt kể đến một số loại quan trọng như vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch, Canxi giúp xương chắc khỏe,.... Do đó, mẹ nên bổ sung đủ ít nhất 400g trái cây, rau củ mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu vitamin của chính bản thân và em bé.
-
Nước: Nước là thành phần quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của cơ thể. Các mẹ đang cho con bú nên uống đủ ít nhất 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Nhờ đó sẽ đảm bảo chất lượng và số lượng sữa mẹ được tiết ra.
Nguyên tắc 10: Quan sát sữa sau khi vắt ra
Chất lượng sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, sức khỏe của mẹ. Do đó, mỗi lần sau khi hút sữa ra ngoài, mẹ nên quan sát và kiểm tra lại màu sắc, mùi vị của sữa. Nhờ đó mẹ sẽ hiểu rõ hơn chất lượng sữa của mình đã tốt hay chưa.
Việc sữa có màu sắc lạ có thể ảnh hưởng từ chế độ ăn hoặc sức khỏe của mẹ. Me có thể chủ động điều chỉnh nếu thấy dấu hiệu cảnh báo.
Bên cạnh đó, khi sữa có vị ngọt hoặc mặn, chua khác thường, mẹ cũng nên sớm tìm nguyên nhân để điều chỉnh tốt hơn.
Việc quan sát sữa sau khi vắt ra sẽ giúp mẹ kiểm soát chất lượng tốt hơn trước khi cho trẻ bú. Vậy nên mẹ hãy cẩn trọng ở bước này nhé.
Trên đây là 10+ nguyên tắc vắt sữa mẹ cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua. Mẹ hãy tham khảo và áp dụng thật tốt cho việc hút sữa của mình. Và đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Giai đoạn hậu sản để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức về sữa mẹ, cho con bú hữu ích khác mẹ nhé.
Breast Milk Production - Truy cập ngày 27/10/2022
https://www.sutterhealth.org/health/newborns/breast-milk-production