zalo
Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú: Đảm bảo chính xác tuyệt đối
Giai đoạn hậu sản

Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú: Đảm bảo chính xác tuyệt đối

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

08/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

‘’Vỡ kế hoạch’’ khi bé chưa cai sữa là điều không muốn của nhiều bố mẹ bỉm. Nguyên nhân dẫn đến thường là do bố mẹ không sử dụng các biện pháp phòng tránh mang thai. Vậy đâu là dấu hiệu có thai khi đang cho con bú? Bố mẹ hãy tham khảo bài viết sau để biết rõ hơn nhé.

Mẹ đang cho con bú quan hệ có thai được không? 

Câu trả lời là được. Mặc dù, việc mẹ cho bé bú có thể làm giảm khả năng rụng trứng nhưng không có nghĩa là mẹ sẽ không rụng trứng và thụ thai. Cho nên, nếu quan hệ sau sinh mẹ nên sử dụng các biện pháp phòng tránh để không phải mang thai ngoài ý muốn.

Mẹ đang cho bé bú vẫn có thể mang thai (Ảnh: Sưu tầm Internet)

5+ Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú

Hiện nay, có khá nhiều dấu hiệu để nhận biết rằng mẹ mang bầu khi đang cho con bú bằng việc quan sát. Tuy nhiên, 5 dấu hiệu sau đây lại phổ biến và có độ chính xác nhất:

Lượng sữa mẹ giảm đột ngột

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết rằng mình có thai khi đang cho con bú đó là lượng sữa bị giảm đột ngột. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do khi mang thai nội tiết tố trong cơ thể mẹ bị thay đổi khiến chất lượng sữa mẹ bị giảm sút. Đồng thời, khi mang thai những mẹ bị ốm nghén thường sẽ ăn ít khiến cơ thể thiếu chất làm ảnh hưởng tới nguồn sữa. Khi đó, sữa mẹ sẽ còn còn giữ được hương vị thanh mát, thơm ngon như ban đầu khiến bé bú ít, thậm chí là bỏ bú.

Mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Biểu hiện có thai khi đang cho con bú tiếp theo đó là mẹ rất hay có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức. Nguyên nhân là do lúc này mẹ đang phải một lúc làm ba công việc như: Phục hồi sức khỏe sau sinh, cung cấp dinh dưỡng để kích thích sữa mẹ, chia sẻ dưỡng chất cho thai nhi. Chính vì vậy, mà tình trạng mệt mỏi của mẹ sẽ trở nên cùng cực, có lúc khiến mẹ phải phát điên.

Mẹ mang thai khi cho con bú rất hay mệt mỏi, nhanh kiệt sức (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngực có dấu hiệu căng tức và đau

Đau ngực là dấu hiệu nổi bật cho biết rằng đang mang thai, dù mẹ có đang cho bé bú hay không. Điều này được thấy rõ qua việc núm vú rất dễ nhạy cảm hoặc đau nhiều sau khi cho bé bú xong. Thậm chí có nhiều mẹ sẽ cảm giác đau đến mức phải ngừng ngay việc cho bé bú vì không thể chịu được cơn đau, căng tức ngực.

Thường xuyên cảm thấy đói và bị chuột rút

Mẹ mang thai khi đang cho con bú sẽ có cảm giác nhanh đói hơn những bà mẹ cho bé bú khác. Cảm giác đói ấy thường diễn ra với tần suất dày đặc nhưng đây lại là một dấu hiệu khá mơ hồ. Cho nên để xác định chính xác mình có thật sự mang thai không mẹ cần xem xét thêm một số dấu hiệu lớn ở phía trên.

Ngoài ra, nhiều mẹ sẽ thêm triệu chứng chuột rút với tần suất liên tục mỗi tuần. Điều này khiến mẹ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày của mẹ.

Mẹ có thai khi cho con bú dễ bị chuột rút (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có dấu hiệu ốm nghén

Ốm nghén là dấu hiệu có thai khi đang cho con bú cuối cùng để mẹ có thể nhận biết. Biểu hiện thường gặp gồm có: Buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, xây xẩm mặt mày,... Bởi vì khi mang thai cơ thể mẹ có sự thay đổi lớn về mặt nội tiết tố. Đồng thời, sau khi sinh cơ thể mẹ chưa được hồi phục hoàn toàn và  phải cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho việc kích thích tuyến sữa. Chính vì vậy mà triệu chứng ốm nghén ở mẹ đang cho con bú sẽ rõ rệt và khó chịu hơn những mẹ bầu khác.

Khi mang thai có thể cho con bú được không?

Khi mang thai mà vẫn tiếp tục cho con bú sẽ có nguy cơ sinh non, bởi bé bú cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra hormone Oxytocin. Thế nhưng loại hormone này chỉ sản sinh ra rất ít nên khả năng gây sinh non là khá thấp. Cho nên mẹ có thể yên tâm trong việc cho bé bú khi mẹ đang mang thai. Đồng thời, việc có thể tiếp tục cho con bú hay không sẽ phụ thuộc vào sức khỏe và thể chất của người mẹ. Nếu sức khỏe mẹ được đảm bảo, không gặp các vấn đề như: kiệt sức, mệt mỏi, thường xuyên ốm nghén,... mẹ vẫn có thể duy trì việc cho bé bú. Tóm lại, để chắc chắn về câu trả lời tốt nhất mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ. 

Khi mang thai mẹ không nên tiếp tục cho bé bú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số trường hợp không nên cho con bú khi mang thai: 

Việc cho bé bú khi đang mang thai không gây hại cho thai nhi thế nhưng trong các trường hợp sau mẹ nên chuyển sang cho con ăn dặm hoàn toàn:

  • Bầu đa thai

  • Nguy cơ sinh non cao

  • Tử cung có dấu hiệu bất thường

  • Thiếu máu, sức khỏe không ổn định

5+ Cách tránh thai an toàn với mẹ đang cho con bú

Nếu không muốn mang thai trộm khi bé nhà mẹ vẫn còn đang bú thì nên thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, để việc tránh thai đạt hiệu quả mẹ nên đến cơ sở y tế để tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là 5 cách phòng tránh thai an toàn mẹ có thể tham khảo: 

Phương pháp vô kinh

Cách thực hiện

  • Cho con bú ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt.

  • Cho bé bú bất kỳ lúc nào bé đói, kể cả ngày hay đêm. Mỗi ngày mẹ hãy cho bé bú 8 - 10 lần. Tần suất bú cụ thể như sau: Ban ngày không được cho bé bú cách quá 4 giờ và ban đêm không quá 6 giờ giữa 2 lần bú.

  • Cần duy trì cho bú ngay cả khi mẹ hoặc bé đang ốm.

  • Ngoài việc bú sữa mẹ, không nên cho bé ăn uống thêm thứ gì khác.

Ưu điểm

  • Cách thực hiện đơn giản, không tốn kém chi phí.

  • Phương pháp vô kinh không làm ảnh hưởng đến hormone cơ thể mẹ và không gây các tác dụng phụ.

  • Có khả năng làm giảm tình trạng ra máu sau sinh.

  • Mẹ thực hiện phương pháp này không cần đến sự cho phép của các y bác sĩ.

Nhược điểm

  • Hiệu quả của phương pháp này không cao, đặc biệt là với những người dễ thụ thai.

  • Phương pháp vô kinh không có khả năng bảo vệ hai vợ chồng khỏi các căn bệnh lây qua đường tình dục.

  • Khiến mẹ vất vả vì phải thường xuyên cho bé bú.

  • Phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả trong vòng 6 tháng đầu sau sinh.

Phương pháp tránh thai vô kinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặt vòng

Cách thực hiện

Bác sĩ sẽ chèn 2 ngón tay vào âm đạo, tay còn lại đặt trên bụng mẹ để cảm nhận các cơ quan vùng chậu. Qua đó, bác sĩ sẽ xác định được vị trí và kích thước của tử cung để rồi dùng dụng cụ mỏ vịt mở âm đạo ra. Sau đó, tiến hành khử trùng để làm sạch âm đạo để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Cuối cùng, vòng tránh thai sẽ được gấp gọn rồi luồn qua cổ tử cung. Khi đến tử cung, chiếc vòng này sẽ mở ra thành hình chữ T.

Ưu điểm

  • Hiệu quả tránh thai khá lâu dao động từ 5 - 8 năm.

  • Giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt và giảm tình trạng đau bụng kinh.

  • Phương pháp đặt vòng tránh thai có khả năng hạn chế được nguy cơ bị viêm vòi trứng.

Nhược điểm

  • Khi mới đặt vòng mẹ sẽ có cảm giác đau bụng, vướng víu, thậm chí là ra máu.

  • Có tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể là thời gian kéo dài và ra máu nhiều.

  • Một vài trường hợp sẽ xuất hiện triệu chứng ra khí hư.hoặc có một số tác dụng phụ khác như đau đầu, nổi mụn trứng cá, đau lưng,...

Đặt vòng phòng tránh thai (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

Cách thực hiện

Để đặt bao cao su vào bên trong âm đạo, mẹ có thể chọn cách đứng, ngồi hoặc nằm đều được. Sau đó, gấp gọn đầu dưới của bao cao su rồi đưa vào trong âm đạo càng sâu càng tốt. Khi đó, bên ngoài âm đạo sẽ được bao phủ bằng phần đầu của bao cao su.

Ưu điểm

  • Cách sử dụng đơn giản chỉ cần dùng trước thời điểm quan hệ tình dục.

  • Hiệu quả tránh thai lên đến 95%.

  • Bao cao su nữ có khả năng ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. 

  • Không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Nhược điểm

  • Người mới lần đầu sử dụng sẽ hơi mất thời gian và dễ làm sai cách khi đưa bao cao su vào âm đạo

  • Sử dụng bao cao su làm ảnh hưởng đến khoái cảm trong “cuộc yêu” . 

Sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh mang thai (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thuốc tránh thai

Cách thực hiện

Bắt đầu uống viên thứ nhất của vỉ đầu tiên vào ngày chu kỳ kinh đầu tiên sau sinh. Mỗi ngày mẹ nên uống 1 viên đến khi hết vỉ thì chuyển sang vỉ kế tiếp mà không cần nghỉ 7 ngày.

Ưu điểm

  • Cách sử dụng đơn giản, không làm ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục.

  • Hiệu quả ngừa thai cao lên đến 99%. 

  • Phương pháp dùng thuốc tránh thai hàng ngày cho hiệu quả nhanh chóng ngay từ những ngày đầu uống.

  • Khi ngừng thuốc, tác dụng ngừa mang thai sẽ được loại bỏ, khả năng thụ thai sẽ bình thường trở lại.

Nhược điểm

  • Gây nám da.

  • Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt trong thời gian đầu dùng thuốc;.Đau đầu;

  • Có các tác dụng phụ khác như: Đau tức ngực, chướng bụng, buồn nôn,..

  • Xuất huyết âm đạo bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.

Sử dụng thuốc tránh mang thai (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cấy que tránh thai

Cách thực hiện

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê ở phía cánh tay không thuận của mẹ. Sau khi thuốc phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành cấy que dưới da cánh tay bằng dụng cụ hỗ trợ cấy vô trùng. Sau khi đã cấy que xong, mẹ sẽ được bác sĩ quấn băng tại chỗ cấy trong vòng 24 giờ.

Ưu điểm

  • Hiệu quả tránh thai của phương pháp cấy que lên đến 99% và có tác dụng trong vòng 3 năm hoặc hơn.

  • Que được cấy ở dưới da tay nên rất kín đáo, người xung quanh khó có thể nhận biết được.

  • Phương pháp cấy que tránh thai có thể dùng được cho nhiều đối tượng như mẹ cho con bú, người u xơ tử cung, mắc bệnh tim mạch…

Nhược điểm

  • Khiến mẹ bị rong kinh, mất kinh.

  • Làm mẹ tăng cân.

  • Phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, mụn trứng cá, khô âm đạo, căng ngực,…

Phương pháp cấy que tránh mang thai (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ đang cho con bú mà có thai nên làm gì? 

Một số công việc mẹ nên làm khi có thai khi đang cho bé bú giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ, bé và thai nhi:

Nghỉ ngơi đầy đủ

Cho con bú khi mang thai sẽ khiến mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nhanh bị kiệt sức, thậm chí là stress. Vì vậy, mẹ nên nghỉ ngơi thật nhiều, ngủ đủ giấc để có năng lượng và sức lực để chăm bé. Đồng thời, nghỉ ngơi đầy đủ còn đảm bảo thai kỳ được ổn định và khỏe mạnh. Khi đó, mẹ cần được sự hỗ trợ từ người thân trong việc chăm bé để mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh làm các việc nặng nhọc, quá sức để không ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.

Bổ sung dinh dưỡng

Ăn uống đủ các loại chất từ nhiều loại thực phẩm là điều rất cần thiết nếu mẹ mang thai khi đang cho con bú. Bởi lúc này mẹ không chỉ ăn để hồi phục sức khỏe, kích thích sữa cho bé bú mà còn ăn để nuôi thai nhi. Theo nghiên cứu thì mỗi ngày mẹ sẽ cần khoảng 600 - 800 calo, trong đó 300 calo cho thai nhi và 300 - 500 cho việc sản xuất sữa. Như vậy, để đảm bảo được cơ thể được hấp thu đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết mẹ có thể ăn các nhóm thực phẩm sau:

  • Acid Folic (Vitamin B9): Đây là nhóm rất cần thiết giúp thai nhi tránh các tổn thương ống thần kinh, phát triển não bộ. Các thực phẩm giàu acid folic mẹ có thể ăn như: Bông cải xanh, rau bina, bắp Bỉ, bắp cải, cải xoăn, đậu xanh, đậu bắp, đậu lăng, ngô, măng tây, khoai tây nướng, cam, trứng,...

  • Sắt: Sắt có vai trò  tạo yếu tố miễn dịch, hỗ trợ khả năng nhận thức, ngừa thiếu máu ở phụ nữ mang thai hiệu quả. Ngoài ra, việc mẹ bổ sung các thực phẩm giàu sắt còn giúp phát triển não bộ thai nhi. Một số món ăn mẹ có thể ăn gồm có: Thịt nạc, gà bỏ da, cá, gà tây, trứng luộc chín, các loại đậu, rau lá xanh đậm, bánh mỳ, ngũ cốc,...

  • Canxi: Cung cấp đủ canxi trong thai kỳ sẽ giúp toàn diện phát triển bộ xương thai nhi. Đồng thời, loại chất này còn giúp xương khớp mẹ chắc khỏe, cơ thể bà bầu khỏe mạnh, không bị chuột rút đau lưng. Các món ăn giàu canxi có thể kể đến như: sữa không kem, phô mai ít béo và sữa chua, cá mồi, đậu phụ, ngũ cốc, gạo, bánh mỳ, cam, sung, mơ,...

  • Thực phẩm giàu vitamin D: Nhóm chất này tác dụng giúp việc hấp thu Canxi, Photpho qua đường ruột được dễ dàng hơn. Ngoài ra, vitamin D còn giúp ngăn ngừa tình trạng nhuyễn xương, co giật và loãng xương. Một món ăn chứa vitamin D tốt cho mẹ gồm có: cá mòi, sữa ít béo, trứng luộc chín, măng tây, ngũ cốc ăn liền,...

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Đây là loại chất chống oxy hóa giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Đồng thời, khi mẹ bổ sung nhóm chất này thường xuyên còn hỗ trợ cho sự phát triển của cơ và mạch máu của bào thai. Các thực phẩm giàu vitamin C gồm có: Cam, chanh, kiwi, dâu tây, ổi, bưởi, dứa, bí đao, bí ngô, dưa gang, rau bina, bắp cải Bỉ, ớt chuông, bông cải xanh,...

  • Magie: Magie là loại vi chất rất quan trọng trong việc tạo xương, chuyển hóa các axit béo và protein. Đồng thời, magiê giúp thư giãn cơ bắp, giảm co cơ, chuột rút ở bà mẹ, ngăn ngừa chuyển dạ sớm và giảm nguy cơ sinh non. Một thực phẩm mẹ có thể ăn gồm có: Gạo lứt, lúa mì, bột lúa mỳ, bột yến mạch, hạnh nhân, hạt điều, đậu nành, các loại đậu, cá hồi, cá bơn,...

Xem thêm: Phương pháp cho con bú vô kinh là gì? Tránh thai có hiệu quả không?

Khi mang thai mẹ nên ăn đầy đủ các loại nhóm chất (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rèn luyện thể chất

Các bài tập thể dục, yoga nhẹ nhàng vào buổi sáng hoặc những lúc rảnh rỗi là hoạt động rất có lợi cho sức khỏe. Bởi chúng sẽ giúp mẹ giảm được tình trạng mệt mỏi, căng thẳng giúp máu lưu thông, giảm bệnh vặt tốt. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ nên tập các bài có cách thực hiện đơn giản với cường độ vừa phải. Một số bài tập mẹ có thể thử gồm có: đi bộ, bơi, đạp xe tại chỗ, yoga tư thế con mèo/con bò, pilates,...

Thăm khám thai định kỳ

Thăm khám thai định kỳ là điều vô cùng cần thiết trong trường hợp mẹ tiếp tục mang thai khi bé còn đang bú. Bởi việc làm này sẽ giúp mẹ xác định được rằng mẹ có nên tiếp tục cho bé bú khi đang mang thai hay không. Nếu bác sĩ chẩn đoán mẹ không đủ sức khỏe để vừa mang thai và cho bé bú thì bắt buộc bé phải ăn dặm. Đồng thời, bác sĩ sẽ kịp thời xử lý nếu có các vấn đề liên quan về sức khỏe thai kỳ khác.

Thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe thai kỳ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như vậy, Monkey vừa cung cấp cho mẹ về 5 dấu hiệu có thai khi đang cho con bú phổ biến với độ chính xác cao. Ngoài ra, bài viết còn chia sẻ thêm các biện pháp phòng tránh để mẹ không phải mang thai ngoài ý muốn. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp mẹ có một hành trình làm mẹ thật vui vẻ và trọn vẹn bên bé yêu nhé.

Can you Get Pregnant While Breastfeeding? - Truy cập ngày 7/8/2022

https://www.naturalcycles.com/cyclematters/can-you-get-pregnant-while-breastfeeding

What Happens If You Get Pregnant While Breastfeeding? - Truy cập ngày 7/8/2022

https://www.medicinenet.com/what_happens_if_get_pregnant_while_breastfeeding/article.htm

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!