zalo
Mẹ đang cho con bú uống cà phê được không? Lợi bất cập hại
Giai đoạn hậu sản

Mẹ đang cho con bú uống cà phê được không? Lợi bất cập hại

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

28/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cho con bú uống cà phê được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Nhiều chị em thường có thói quen uống một ly cà phê mỗi sáng để nâng cao tinh thần cho một ngày. Tuy nhiên, khi mang thai và cho con bú, việc uống cà phê thường xuyên mỗi ngày cần phải cân nhắc. Bởi nhiều ý kiến cho rằng thành phần cafein có trong cà phê sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Thực hư của vấn đề này là gì? Mẹ sau sinh đang cho con bú uống cà phê có hại không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp mẹ nhé. 

Mẹ đang cho con bú uống cà phê được không? 

Theo các chuyên gia khuyến cáo, mẹ đang cho con bú CÓ THỂ uống cà phê. Có thể hiểu rằng cafein khá an toàn đối với sức khỏe của mẹ và bé sau khi sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nói rằng, mẹ nên hạn chế hàm lượng cafein ở mức 300 miligam mỗi ngày trong khi cho con bú.

Theo Hội nhi Hoa Kỳ, mẹ đang cho con bú KHÔNG NÊN uống quá 3 ly cà phê mỗi ngày. Và 1 ly cà phê là số lượng phù hợp, an toàn nhất đối với sức khỏe của mẹ và bé. 

Mẹ sau sinh không nên uống quá 300mg cà phê mỗi ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Caffeine có trong cà phê sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Khi mẹ hấp thụ quá nhiều caffeine, sữa mẹ cũng có thể chứa một lượng nhỏ chất này. Vậy nên, trẻ cũng sẽ hấp thụ phải caffeine và gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. 

Vì vậy, nếu mẹ uống cà phê trong thời kỳ đang cho con bú, hãy chú ý theo dõi phản ứng của trẻ. Các dấu hiệu cho thấy việc mẹ uống cà phê khi đang cho con bú gây ảnh hưởng đến trẻ gồm: 

  • Trẻ thường quấy khóc, khó chịu và cảm thấy bứt rứt sau mỗi lần ti mẹ. 

  • Khó ngủ hơn hoặc ngủ không sâu giấc.

  • Trẻ có biểu hiện hiếu động thái quá, bồn chồn và hoạt bát hơn bình thường. 

Uống cà phê có sợ mất sữa không?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu uống cà phê sẽ làm mất sữa nếu mẹ tuân thủ đúng hàm lượng quy định. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ đều cảm thấy lo lắng uống cà phê sẽ gây mất sữa. 

Trên thực tế, cafein trong cà phê sẽ làm cơ thể của mẹ hạn chế hấp thu dinh dưỡng khác. Điều này khiến sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ ngày một kém đi, làm giảm chất lượng sữa. Lâu dần, nó sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực không tốt đến với sức khỏe của trẻ. 

Theo nghiên cứu, 1% hàm lượng caffein mẹ uống sẽ được hấp thụ vào trẻ. Dù thế nào, caffeine cũng là một loại chất kích thích, sẽ gây ức chế hệ thần kinh của trẻ. Ngoài ra, gan và hệ bài tiết của trẻ cũng chưa hoàn thiện và phát triển hoàn toàn, nên khả năng lọc rất kém. Vậy nên, mẹ uống cà phê khi cho con bú sẽ không tốt đối với trẻ. 

Uống quá nhiều cà phê không tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu mẹ lo lắng cho con bú uống cà phê sẽ ảnh hưởng đến trẻ, hãy làm như sau: 

  • Cho trẻ ăn ti khi mẹ uống cà phê. Sau đó, mẹ nên đợi ít nhất 3 giờ mới cho con bú trở lại. Điều này sẽ giúp cơ thể của mẹ có đủ thời gian để bài tiết caffeine ra ngoài, tránh bị chuyển hóa qua trẻ qua sữa mẹ.

  • Giảm lượng caffeine tiêu thụ xuống còn một tách cà phê mỗi ngày.

  • Không uống cà phê trong thời kỳ cho con bú để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. 

Tác hại khi uống cà phê đối với mẹ và bé

Uống quá nhiều cà phê sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Để hiểu rõ hơn những ảnh hưởng này, mẹ hãy tham khảo nội dung sau: 

Ảnh hưởng tới mẹ

  • Tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh: Sử dụng chất kích thích như caffeine, nicotine là một trong những lý do khiến mẹ bị trầm cảm sau sinh. Khi cơ thể tiếp nhận nhiều chất kích thích sẽ gây mất cân bằng hormone nội tiết, khiến cảm xúc của mẹ bị tiêu cực, thường xuyên buồn rầu,...

  • Gây rối loạn kinh nguyệt: Cafein trong cà phê sẽ khiến lượng máu trong tử cung bị giảm đi khiến chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sau sinh không đều. 

  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Cafein trong cà phê là một chất gây nghiện. Tác dụng phụ nhẹ nhất của nó là tăng tần số tim mạch, rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp. Vì vậy, nếu uống cà phê trong thời gian dài có thể khiến mẹ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.  

Uống cà phê sau sinh ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng tới em bé

Theo chuyên gia khuyến cáo, mẹ uống một lượng vừa phải cà phê sẽ không gây ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi đứa trẻ sẽ có phản ứng khác nhau đối với các sự vật, sự việc bên ngoài. Đối với những đứa trẻ có hệ thần kinh nhạy cảm, có phản ứng mạnh với caffeine, mẹ uống cà phê sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt. 

  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Khi trẻ hấp thụ caffeine, sẽ khiến hệ thần kinh trở nên căng thẳng. Từ đó, bé có thể bồn chồn, quấy khóc hơn và khó hơn. 

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển: Khi sử dụng cà phê, Caffeine sẽ gây ức chế khiến cơ thể mẹ khó hấp thụ những chất dinh dưỡng khác. Điều này sẽ khiến chất lượng sữa mẹ bị giảm đi đáng kể, gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng và phát triển của trẻ. 

Mẹ uống cà phê ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Danh sách đồ ăn, đồ uống chứa cafein không tốt với mẹ cho con bú

Không chỉ có trong cà phê, cafein xuất hiện trong rất nhiều loại đồ ăn, đồ uống khác nhau. Bởi vậy, mẹ cũng nên cẩn trọng với một số đồ ăn, đồ uống dưới đây. 

Caffeine trong một số loại cà phê

Cà phê

Dung tích

Hàm lượng caffeine

Cà phê thường

240ml

95-200 mg

Cà phê McDonalds

500ml

145 mg

Cà phê Peets

500ml

260 mg

Cà phê Starbucks

500ml

260-360 mg

Cà phê Dunkin'

400ml

210 mg

Cà phê Americano của Starbucks

500ml

225 mg

Cà phê Dunkin' cold brew

400ml

260 mg

Cà phê Starbucks đá

500ml

165 mg

Cà phê Starbucks latte

500ml

150 mg

Cà phê espresso của Starbucks

45ml

150 mg

Nespresso capsules

30ml

60 mg

Cà phê hòa tan 

240ml

75 mg

Caffeine trong một số loại trà

Trà

Số lượng

Hàm lượng caffeine

Trà latte Starbucks

500ml

95 mg

Trà đen gói pha

1gói

55-95 mg

Trà xanh gói pha

1 gói

45-95 mg

Trà đen đã lọc hết cafein

1 gói

<5 mg

Trà đen đá Tazo

400ml

31-45 mg

Trà chanh Snapple 

500ml

37 mg

Trà chanh Lipton 

550ml

21 mg

Caffeine trong một số loại nước ngọt

Nước ngọt

Số lượng

Hàm lượng caffeine

Pepsi không đường

350ml

69 mg

Dr. Pepper

350ml.

41 mg

Pepsi

350ml 

38 mg

Pepsi không calo

350ml

36 mg

Coca-Cola 

350ml 

34 mg

7-Up

350ml

0 mg

Sierra Mist

350ml

0 mg

Sprite

350ml

0 mg

Caffeine trong một số loại nước tăng lực

Nước tăng lực

Số lượng

Hàm lượng caffeine

Red Bull (Bò húc)

240ml

80 mg

Starbucks Doubleshot Energy

500ml

135 mg

Vitaminwater Energy Tropical Citrus

550ml

50 mg

Caffeine trong một số loại đồ ăn

Đồ ăn

Số lượng

Hàm lượng caffeine

Sô cô la đen

1 thanh

20 mg

Sô cô la sữa

1 thanh

9 mg

Kem cà phê

2/3 cốc

65 mg

Ca cao nóng

240ml

1-3 mg

Sữa sô cô la

240ml

5-8 mg

Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp cho con bú uống cà phê được không? Dù rằng theo bác sĩ, uống cà phê trong đúng hàm lượng cho phép không gây hại cho mẹ và bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tốt nhất cho sức khỏe của con trong giai đoạn đầu đời, mẹ nên hạn chế uống cà phê mẹ nhé.

Is It Safe to Drink Coffee While Breastfeeding? - Truy cập ngày 28/08/2022

https://www.healthline.com/health/parenting/coffee-and-breastfeeding

Caffeine while breastfeeding - Truy cập ngày 28/08/2022

https://www.babycenter.com/baby/breastfeeding/is-it-safe-to-drink-coffee-if-i-am-breastfeeding_10370364

 

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!