zalo
Nên cho con bú sữa mẹ đến khi nào? Thời điểm cai sữa phù hợp
Giai đoạn hậu sản

Nên cho con bú sữa mẹ đến khi nào? Thời điểm cai sữa phù hợp

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

02/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cho con bú sữa mẹ đến khi nào tốt nhất là câu hỏi rất được quan tâm. Theo nhiều chuyên gia mẹ và bé, nuôi con bằng sữa mẹ mang lại cho trẻ nhiều lợi ích tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải cho con bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Đến một giai đoạn nhất định, cần phải cho con cai sữa mẹ để hấp thụ những dinh dưỡng khác. Vậy nên cho trẻ bú sữa mẹ đến bao giờ? Làm cách nào để cai sữa mẹ hiệu quả nhất? Hãy tham khảo bài viết sau đây để được giải đáp chi tiết mẹ nhé. 

Cho con bú sữa mẹ đến khi nào tốt nhất

Theo khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có 3 nội dung mà mẹ nên ghi nhớ. Nó bao gồm: 

  • Cho trẻ bú sớm trong 1 giờ sau sinh

  • Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn: 6 tháng đầu

  • Cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp ăn dặm: từ 6 đến 24 tháng. 

Do vậy có thể thấy rằng, sau 2 tuổi (24 tháng) là giai đoạn thích hợp để trẻ cai sữa mẹ. 

Từ khi mới sinh cho đến 24 tháng, sự hấp thụ dinh dưỡng của trẻ còn khá hạn chế. Bởi vậy, sữa mẹ trở thành nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ. Tuy nhiên, sau 24 tháng, trẻ đã có thể tự mình ăn và hấp thụ dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể. Hay nói cách khác, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có sự thông minh dinh dưỡng. Vì vậy, cho con bú sữa mẹ đến 24 tháng là thời gian lý tưởng nhất. 

Nên cai sữa mẹ cho trẻ sâu 24 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những thời điểm cai trẻ cho trẻ phù hợp nhất

Mốc 24 tháng được xem là thời điểm  lý tưởng nhất để cai sữa cho trẻ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bất khả kháng, mẹ vẫn phải cai sữa cho trẻ sớm hơn dự định. Và dưới đây là các mốc thời gian mẹ có thể cân nhắc cai sữa cho trẻ, sao cho đảm bảo sức khỏe và thể chất của trẻ tốt nhất. 

  • Thời điểm trẻ có thể ngồi thẳng lưng (gần 1 tuổi)

  • Thời điểm trẻ đang tập nói (từ 1 đến 1,5 tuổi)

  • Thời điểm trẻ bắt đầu tập ăn cơm (1.5 đến 2 tuổi)

  • Thời điểm trẻ có thể đi lại vững, leo trèo (gần 2 tuổi)

Trong trường hợp cai sữa cho trẻ trước 6 tháng, hãy cho con bú sữa công thức thay vì sữa mẹ. Nếu con bạn chưa bú bình trước đây, hãy nhờ một người khác cho chúng bú bình trong giai đoạn đầu. 

Nếu mẹ cai sữa sau 6 tháng, có thể cho trẻ kết hợp bú bình và ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng. 

Sau 1 tuổi, trẻ đã có thể ăn hầu hết nhiều loại đồ ăn khác nhau, bao gồm cả nước. Vì vậy, mẹ có thể để con ăn cơm hoàn toàn mà không cần bổ sung sữa công thức. Trong trường hợp bé ăn kém, không đảm bảo dinh dưỡng mới cần uống thêm sữa công thức. 

Các mốc thời điểm thường được áp dụng để cai sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách cai sữa cho trẻ hiệu quả nhất

Cai sữa cho trẻ là hành trình gian nan, đòi hỏi tính kiên nhẫn cực kỳ lớn. Bởi xuất phát từ nhiều yếu tố: tình thương, tâm lý,... việc cai sữa rất dễ bị gián đoạn. Vậy làm thế nào để cai sữa cho trẻ hiệu quả và an toàn nhất? Nếu mẹ đang có cùng thắc mắc này, hãy tham khảo 4 phương pháp sau đây nhé. 

Bỏ cữ bú

Bỏ cữ bú là cách đầu tiên các mẹ nên áp dụng để cai sữa cho trẻ. Bằng cách làm này, sữa mẹ sẽ ngày càng ít đi, trẻ sẽ khó khăn hơn trong việc bú sữa mẹ. Lâu dần, trẻ sẽ nhanh chán và không còn hứng thú với việc ti sữa mẹ nữa. 

Bỏ từ từ các cữ bú để trẻ quên mùi sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tăng cường khẩu phần ăn dặm của trẻ

Sau 6 tháng trẻ có thể bắt đầu ăn dặm. Trong giai đoạn 6 đến 24 tháng, lượng ăn của trẻ còn chưa lớn, chưa đáp ứng được dinh dưỡng. Vậy nên việc cai sữa trong giai đoạn này là không nên. Tuy nhiên sau 24 tháng, lượng ăn của trẻ bắt đầu nhiều lên, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của chính mình. Vì thế, cai sữa mẹ trong giai đoạn này cực kỳ hợp lý. 

Khi quyết định cai sữa, mẹ nên tăng khẩu phần ăn dặm của trẻ trong mỗi bữa ăn. Như vậy con sẽ cảm thấy no bụng và ti ít đi. Lâu dần, cảm giác nhớ ti mẹ sẽ không còn, và con sẽ cai được cực kỳ dễ. 

Tăng khẩu phần ăn dặm của con để dễ cai sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho trẻ bú sữa ngoài nhiều hơn

Bên cạnh sữa mẹ, sữa công thức hay còn gọi là sữa ngoài cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Vì vậy, khi quyết định cai sữa mẹ, hãy cho bé bú sữa ngoài nhiều hơn. Khi đã no bụng, sức ti của trẻ sẽ giảm đáng kể và không còn mấy hứng thú với ti mẹ nữa. 

Cho trẻ bú sữa ngoài nhiều hơn để hạn chế ti sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sử dụng ti giả, ống hút để quên ti mẹ

Những đứa trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thường không thích sử dụng ti giả cùng ống hút. Do vậy, để trẻ bớt ham ti mẹ, hãy tập cho con thói quen ti bình và dùng ống hút. Sự thích thích của việc ti bình và ti bằng ống hút sẽ giúp trẻ quên đi ti mẹ. Do đó, đây cũng sẽ là cách cai sữa chủ động rất tốt mẹ có thể thử. 

Ngoài những cách kể trên, còn một số mẹo khác để cai sữa cho bé như sử dụng thuốc tiêu sữa, ăn các thực phẩm gây mất sữa, sử dụng tỏi,... Tuy nhiên, mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng các biện pháp này, tránh gây hại đến sức khỏe mẹ và bé. 

Sử dụng ti giả giúp trẻ dễ cai sữa mẹ hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý khi cai sữa mẹ cho trẻ

  • Không cai sữa quá sớm: Trừ những trường hợp bất khả kháng, mẹ không nên cai sữa cho trẻ quá sớm. Sau 2 tuổi là thời điểm thích hợp nhất để tính đến chuyện cai sữa cho trẻ. Việc cai sữa sớm sẽ khiến con mất đi một nguồn dinh dưỡng và kháng thể cực kỳ quan trọng. 

  • Không cai sữa đột ngột: Việc cai sữa đột ngột không được khuyến khích. Bởi vì nó làm tăng nguy cơ căng sữa và nhiễm trùng vú ở người mẹ. Đồng thời, em bé cũng sẽ khó thích ứng với việc cai sữa đột ngột, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

  • Cần kiên nhẫn khi cai sữa: Cai sữa cho trẻ đòi hỏi người mẹ phải hết sức kiên trì. Tuyệt đối không bỏ cuộc giữa chừng, sẽ không mang lại hiệu quả. 

Một số lưu ý khi cai sữa cho trẻ mẹ nên biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt - Quan niệm sai lầm

Hiện nay, trên mạng Internet xuất hiện những quan niệm cai sữa càng muộn cho trẻ càng tốt. Điều này đã gây nên làn sóng tranh cãi. Theo quan điểm từ nhiều chuyên gia, cho trẻ bú sữa mẹ càng lâu chỉ có hại, không có lợi. Cụ thể, hai vấn đề trẻ thường gặp phải nếu cai sữa muộn gồm: 

  • Khiến trẻ thiếu tự lập: Bú sữa mẹ là sợi dây liên kết, cho thấy sự phụ thuộc của một đứa trẻ vào mẹ. Việc ti sữa kéo dài sau 2 tuổi sẽ khiến trẻ bị hạn chế phát triển nhiều kỹ năng. Trong việc ti sữa, trẻ không thể tự ti bình hay sử uống sữa hộp, mà gần như phụ thuộc 100% vào việc mẹ cho ti. Vì vậy, tính tự lập của trẻ sẽ bị hạn chế. 

  • Khiến trẻ không ý thức được các vấn đề giới tính: Sau 2 tuổi trẻ đã bắt đầu có nhận thức và suy nghĩ của riêng mình. Nếu tiếp tục cho trẻ ti sẽ khiến con không có sự phân biệt về “vùng cấm” trên cơ thể. Trẻ sẽ không hiểu được đâu là chỗ riêng tư, không nên cho người lạ xâm phạm. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với sự trưởng thành của trẻ, khiến con có nguy cơ bị xâm hại lớn hơn. 

Cai sữa càng muộn càng tốt - Quan điểm sai lầm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp vấn đề nên cho con bú sữa mẹ đến khi nào? Có thể thấy rằng, sau 24 tháng là thời điểm lý tưởng nhất mẹ nên cai sữa cho con. Bởi vậy, mẹ hãy lên kế hoạch thật chi tiết về phương pháp và thời gian để cai sữa cho bé thuận lợi nhất nhé. 

Breastfeeding FAQs: How Much and How Often - Truy cập ngày 1/9/2022

https://kidshealth.org/en/parents/breastfeed-often.html

What’s a ‘Normal’ Amount of Time to Breastfeed? - Truy cập ngày 1/9/2022

https://www.nytimes.com/2020/04/15/parenting/baby/how-long-should-you-breastfeed.html

 

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!