Có nhiều tin đồn cho rằng sau 6 tháng sữa mẹ sẽ mất hết chất và nên cai sữa cho bé sớm Nhưng liệu rằng những lời đồn đại này có thật sự chính xác và khoa học không? Bài viết dưới đây Monkey sẽ giúp mẹ giải đáp cho mẹ câu hỏi sữa mẹ đến khi nào thì hết chất. Kèm theo đó là lời khuyên về thời điểm thích hợp để cai sữa cho con. Các mẹ hãy theo dõi và áp dụng ngay nhé.
Sữa mẹ đến khi nào thì hết chất?
Trên thực tế, sữa mẹ sẽ không hết hoàn toàn dinh dưỡng. Tuy nhiên, sau 24 tháng, sức ti của trẻ lớn, trẻ cần lượng dinh dưỡng cao hơn 6 tháng đầu đời. Đồng thời, giá trị dinh dưỡng trong sữa mẹ giảm sút đáng kể nên sẽ khó đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Đặc biệt là số lượng kháng thể và những dưỡng chất quan trọng cũng có sự giảm dần theo thời gian.
Do đó, sau 24 tháng các mẹ nên cai sữa cho con và để con tập ăn dặm thay vì phụ thuộc vào sữa mẹ. Cách làm này sẽ đảm bảo cơ thể bé đủ chất dinh dưỡng để tiếp tục phát triển đúng tiêu chuẩn.
Nhu cầu sữa mẹ của trẻ trong giai đoạn đầu đời
-
Trong 6 tháng đầu đời: Sữa mẹ có thể đáp ứng 100% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Lúc này, mẹ không cần cho bé ăn hoặc uống bất kỳ thực phẩm dinh dưỡng khác. Ngoại trừ trường hợp, bác sĩ kê và chỉ định bổ sung các vitamin, khoáng chất cho bé.
-
Từ 6 đến 12 tháng: Bước qua giai đoạn này, sữa mẹ có thể đáp ứng 60 đến 70% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Bên cạnh việc bé sữa mẹ, mẹ hãy tập cho bé ăn dặm để bé khỏe mạnh, chóng lớn hơn.
-
Từ 12 đến 24 tháng: Sữa mẹ sẽ đáp ứng được 30-40% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Mẹ hãy tăng tần suất ăn dặm của trẻ với nhiều loại thực phẩm khác nhau để trẻ phát triển đúng chuẩn.
Kết luận: Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, sau 6 tháng cần cho trẻ bổ sung dinh dưỡng qua ăn dặm, sữa công thức,... ngoài việc uống sữa mẹ.
Vai trò của sữa mẹ với sự phát triển của trẻ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn. Cụ thể sữa mẹ sẽ đảm nhiệm những vai trò như sau:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính trong 6 tháng đầu đời
Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ, đáp ứng hoàn toàn nhu cầu. Khi bú sữa mẹ cơ thể bé sẽ được cung cấp các dưỡng chất sau: chất béo (lipid), chất đạm (protein), chất bột đường (Carbohydrate), kháng thể, vitamin khoáng chất, lợi khuẩn, men và hormone....
Chất béo (Lipid)
Đây được xem là thành phần quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong sữa mẹ. Mỗi lần bú mẹ, lượng chất béo trong sữa mẹ sẽ cung cấp cho bé 50% năng lượng để bé sinh hoạt. Thành phần chất béo trong sữa mẹ chủ yếu là Triglyceride, AA và DHA. Ba hợp chất này có tác dụng giúp phát triển và hoàn thiện võng mạc, bộ não, các mô thần kinh và hệ miễn dịch của trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa một loại acid béo ngắn được gọi là MHO có tác dụng đẩy chất thải, vi khuẩn ra khỏi ruột bé. Theo đánh giá của chuyên gia, MHO có tác dụng tương tự như chất xơ nên khi bú mẹ bé sẽ không bị táo bón hay tiêu chảy.
Khi cơ thể bé được bổ sung đủ lượng chất béo cần thiết còn giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các vitamin khác. Nhờ đó, bé sẽ phát triển toàn, tăng cường hệ miễn dịch chống chọi bệnh tật hiệu quả.
Chất đạm (Protein)
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong sữa mẹ giúp cung cấp amino-acid cho bé. Amino-acid có tác dụng giúp tăng trưởng cơ, xương, làm dung môi cho hormone, tạo kháng thể, tạo men cho cơ thể. Chất đạm trong sữa mẹ gồm có 2 loại đó là WHEY protein và CASEIN protein. Trong đó:
-
WHEY protein: Loại chất đạm này chiếm khoảng 60% với các thành phần như: a-lactalbumin, lysozyme, lactoferrin, immunoglobulin,… Ngoài chức năng dinh dưỡng, Whey protein còn có nhiệm vụ bảo vệ, đào thải chất dư thừa, chất độc và tế bào lạ ra khỏi cơ thể. Whey protein trong sữa mẹ có dạng lỏng giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp dụ dưỡng chất. Qua đó, trẻ sẽ dần hoàn thiện niêm mạc ruột, tạo kháng thể để chống lại các yếu tố gây hại,...
-
CASEIN protein: Trong sữa mẹ, CASEIN protein chiếm 40% có nhiệm vụ làm chất kết tủa trong ruột để bé dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
Chất bột đường (Carbohydrate)
Hai loại carbohydrate quan trọng và chủ yếu nhất có sữa mẹ gồm có Lactose và Oligosaccharide. Trong đó, đường Lactose hay còn gọi là Disaccharide Lactose cung cấp cho cơ thể 40% năng lượng. Tác dụng chính của hai chất bột đường này là hỗ trợ sự phát triển của não bộ. Ngoài ra, chúng còn giúp bé có được hệ đường ruột khỏe mạnh, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
Sữa mẹ bị vón cục: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất
Nguyên nhân sữa mẹ có mùi tanh và cách khắc phục siêu hiệu quả
Dị ứng sữa mẹ là gì? Có nguy hiểm đến tính mạng của trẻ hay không?
Kháng thể
Thành phần dinh dưỡng tiếp theo mà bé sẽ được bổ sung khi bú sữa mẹ đó chính là các kháng thể. Những kháng thể đó gồm có: Immunoglobulin (IgA - IgM IgG), lysozyme, lactoferrin, nhân tố nhị phân,... Chúng có tác dụng giúp bé khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Vitamin và khoáng chất
Sữa mẹ chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin E, K, D, canxi, sắt, selen, … Tất cả vi chất này sẽ giúp bé có một bộ xương và răng chắc khỏe, hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, khi bé được cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất còn giúp ích cho sự phát triển trí não.
Men và hormone
Sữa mẹ có rất nhiều men tiêu hóa lành tính như amylase, lipase, hormone prolactin, thyroid, oxytocin… Những men này có vai trò tăng sức khỏe của đường ruột, cân bằng sinh hóa cho bé. Các loại men và hormone này có thể sẽ làm thay đổi mùi vị của sữa mẹ. Khi sữa mẹ có sự khác lạ sẽ khiến bé khó chịu khi bú và cần có thời gian để làm quen.
Sữa mẹ hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng
Sữa mẹ sau 6 tháng vẫn còn khá nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vào năm thứ 2 (12 – 23 tháng), trong 448 ml sữa mẹ sẽ cung cấp cho bé các thành phần dinh dưỡng như:
-
Nguồn năng lượng: 29%
-
Canxi: 36%
-
Protein: 43%
-
Folate: 76%
-
Vitamin A: 75%
-
Vitamin B12: 94%
-
Vitamin C: 60%
Những chất này sẽ tương trợ lẫn nhau giúp bé phát triển toàn diện, giảm nguy cơ đau ốm, tử vong vì bệnh tật,.... Theo thống kế từ các chuyên gia dinh dưỡng, những bé có thời gian bú mẹ lâu sẽ có khả năng phòng được 10% mắc bệnh và tử vong. Bú sữa mẹ từ 6 - 24 tháng còn có tác dụng hoàn thiện sự phát triển của não, hệ tiêu hoá, cơ quan nội tạng,...
Tuy nhiên khi bé được 6 tháng trở lên, sữa mẹ chỉ có thể đáp ứng được 1 phần nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Lúc này mẹ cần kết hợp chế độ ăn dặm để trẻ có đủ dưỡng chất để phát triển thể chất, tâm lý, trí tuệ. Một số món ăn dặm mẹ có thể cho bé ăn gồm: Cháo nhuyễn thịt gà, cháo thịt lợn, cháo chim bồ câu, khoai lang hấp, cà rốt, ngô,...
Kết luận: Sữa mẹ quan trọng và cần thiết nhất cho trẻ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ để bé có thể hấp thu được toàn bộ vi chất từ sữa để phát triển. Tuy nhiên, khi bé được trên 6 tháng mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng ngoài để đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ kết hợp với sữa mẹ mẹ có thể áp dụng:
-
Kết hợp bú sữa mẹ và uống sữa công thức
-
Cho bé ăn dặm với các thực phẩm như: cá, thịt, rau củ, trái cây,...
Xem thêm:
- Nên cho con bú sữa mẹ đến khi nào? Thời điểm cai sữa phù hợp
- Thành phần sữa mẹ gồm những gì? Tác dụng gì tới sự phát triển của trẻ?
Khi nào nên cai sữa cho trẻ?
Theo khuyến của chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cai sữa cho bé là từ 18 đến 24 tháng. Một số lý do khiến mẹ nên cai sữa cho bé vào lúc này gồm có:
-
Khi được 18 tháng trở đi trẻ đã có thể ăn và hấp thụ dinh dưỡng từ việc ăn các thực phẩm khác từ sữa mẹ. Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch đã phát triển, dần ổn định nên
-
Dinh dưỡng trong sữa mẹ không đảm bảo đáp ứng cho trẻ: Giai đoạn này bé cần được bổ sung nhiều dưỡng chất hơn mà sữa mẹ không có.
-
Cai sữa sớm giúp trẻ rèn luyện tính tự lập: Lúc này bé sẽ không còn quá phụ thuộc vào mẹ, không còn quấy khóc đòi bú. Mẹ cũng trở nên nhẹ nhõm, không cần cho con bú vào ban đêm, tạo sữa thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi.
Lưu ý: Không nên cai sữa quá sớm cho trẻ. Bởi kháng thể trong sữa mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu mẹ cai sữa cho bé quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trên đây là những thông tin để giải đáp thắc mắc: Sữa mẹ đến khi nào thì hết chất. Mong rằng thông qua bài viết mẹ đã có những kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ khoa học để bé khỏe mạnh hơn. Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh, chóng lớn. Theo dõi nhiều bài viết hay về chủ đề Sau khi sinh ngay tại đây.
If I'm not breastfeeding, will my breast milk dry up on its own? - Truy cập ngày 1/10/2022
https://www.babycenter.com/baby/postpartum-health/im-not-breastfeeding-will-my-breast-milk-dry-up-on-its-own_11730
Breastfeeding challenges - Truy cập ngày 1/10/2022
https://www.nhs.uk/start4life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/breastfeeding-challenges/milk-supply/